Sáng 16/11, Hội nhà báo Việt Nam tổ chức hội thảo xây dựng quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam.

Nhà báo Hồ Quang Lợi – Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam chủ trì hội thảo. 

Ông lưu ý: Tính chất của hoạt động của báo chí đã có nhiều thay đổi so với 11 năm trước nên quy định lần này phải cố gắng hội đủ nhiều yếu tố kế thừa và bắt nhịp với thực tiễn trong hoạt động báo chí hiện tại....

{keywords}
Nhà báo Hồ Quang Lợi

Tham luận tại hội thảo, nhà báo Phan Quang đặt ra ba vấn đề cho việc xây dựng dự thảo quy định đạo đức người làm báo phải bám sát: Quy định người làm báo phải chấp hành nghiêm Hiến pháp năm 2013 và Luật Báo chí 2016. 

Thứ hai, xây dựng Bộ Quy định phải cố gắng đảm bảo dung lượng câu chữ, ngữ nghĩa.  

Cuối cùng, đưa những quy định này đi vào thực tiễn đời sống.

{keywords}
Nhà báo Phan Quang 

Bổ sung cho điều 2 của dự thảo, nhà báo Phan Quang nhấn mạnh: “Đạo đức báo chí trước hết phải làm theo Hiến pháp Việt Nam do đó cần quy định việc người làm báo phải chấp hành nghiêm Hiến pháp”.

Ngoài ra, để đảm bảo số lượng điều, nội dung, câu chữ… nhà báo Phan Quang hiến kế: “Cần xem xét có nên soạn thảo một bản phân tích cụ thể những điều quy định, để tạo được hành lang rõ ràng cho những người làm báo dễ nhận biết”.

Chuẩn mực khi tham gia mạng xã hội

Điểm mới tại điều 5, dự thảo quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo quy định: “Không lợi dụng nghề nghiệp để vụ lợi. Nghiêm túc, chuẩn mực khi tham gia mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác”.

Số đông đại biểu tham đồng tình với điểm mới dự thảo đưa ra.

Ông Vũ Đình Thường – Vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản, Ban Tuyên giáo cho hay: “Vì thực tế cho thấy, so với quy định 9 điều được ban hành năm 2005 thì thời điểm đó mạng xã hội chưa lan tỏa và phát triển như thời điểm hiện nay. Do đó mỗi nhà báo tham gia mạng xã hội phải có trách nhiệm”.

“Nhiều người đăng tin lên mặt báo một quan điểm, nhưng đăng lên mạng xã hội với quan điểm khác hoàn toàn” – ông Thường đưa cảnh báo.

{keywords}
Ông Lưu Đình Phúc

Vi phạm đạo đức diễn ra phổ biến

Ông Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ TT&TT chia sẻ: Vi phạm đạo đức diễn ra ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong thời gian gần đây. 

"Vì vậy khi xây dựng quy định đạo đức người làm báo phải đặt quan hệ giữa nhà báo với Nhà nước, để ứng xử của báo chí phải tuân thủ lợi ích quốc gia, dân tộc. Đồng thời, đặt nhà báo với đạo đức xã hội để đưa ra quy định phù hợp với quy phạm xã hội" - ông Phúc đề nghị. 

Trước thực tế đặt ra, các đại biểu nhấn mạnh sự cần thiết của sự ban hành quy định này, tuy nhiên cần cụ thể hóa để tránh hiểu, nhầm hiểu sai.

Nhà báo Hồ Quang Lợi cho biết, những góp kiến của các nhà báo, đại diện của các cơ quan quản lý báo chí sẽ là cơ sở để Ban soạn thảo tổng hợp, bổ sung dự thảo trình cơ quan cấp trên xem xét.

Đoàn Bổng