Việc 93% cơ quan cấp Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan trực thuộc Chính phủ đã triển khai ứng dụng chứng thư số là tiền đề quan trọng để xây dựng chính phủ điện tử tại Việt Nam.

Sáng ngày 26/10, tại Hà Nội, Ban Cơ yếu Chính phủ đã chủ trì, phối hợp tổ chức Hội nghị sơ kết, đánh giá tình hình cung cấp, quản lý chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội giai đoạn 2012 – 2017.

Tham dự hội nghị có Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ Đặng Vũ Sơn, Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Thành Hưng cùng nhiều đại diện các cơ quan, tổ chức và đơn vị có liên quan khác.

{keywords}
Hội nghị sơ kết về quản lý chứng thư số và chứng thực chữ ký số. Ảnh: Trọng Đạt

Hội nghị đã tập trung đánh giá kết quả đạt được trong công tác cung cấp, quản lý, triển khai, áp dụng chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước.

Một trong những kết quả đạt được là việc xây dựng thành công thể chế, chính sách phục vụ công tác quản lý, triển khai ứng dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số. Bên cạnh đó là công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thực về chữ ký số tại các cơ quan, tổ chức của Đảng và Nhà nước đạt nhiều kết quả rõ rệt.

Trong giai đoạn 2012-2017, việc triển khai chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng cho Chính phủ có những bước phát triển mạnh mẽ. Công tác xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành liên quan đến chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số được chú trọng thực hiện.

Đã có 59/63 địa phương (chiếm tỷ lệ 93,6%) có văn bản uỷ quyền quản lý thuê bao trên địa bàn tỉnh. 56/63 địa phương (chiếm tỷ lệ 88,8%) xây dựng kế hoạch triển khai ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trong cơ quan nhà nước thuộc tỉnh. 38/60 địa phương (chiếm tỷ lệ 60%) có các văn bản về quản lý, sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.

Trong giai đoạn này, Ban Cơ yếu Chính phủ đã tổ chức sản xuất, bảo đảm cung cấp chứng thư số tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh. Đáp ứng kịp thời 100% nhu cầu về cung cấp, quản lý, sử dụng chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.

Đến hết tháng 9/2017, đã có 85.000 chứng thư số được triển khai cho 35 đầu mối Bộ, ngành Trung ương và 63 địa phương. Số liệu thống kê cho thấy, trong giai đoạn 3 năm (2007-2009) số lượng chứng thư số cung cấp chỉ dừng lại ở con số gần 2.000. Thế nhưng chỉ 3 năm sau đó, trong giai đoạn 2010-2012, lượng chứng thư số đã tăng trưởng gấp 5 lần.

Đặc biệt, trong 5 năm gần đây nhất (2013-2017), nhu cầu của cơ quan Đảng và Nhà nước đã tăng gấp 7 lần so với cả hai giai đoạn trước đó.

{keywords}
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng chia sẻ tại hội nghị. Ảnh: Trọng Đạt

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng cho rằng: “Việc sử dụng chứng thư số trong các cơ quan nhà nước đã góp phần đảm bảo an toàn cho các giao dịch điện tử, tạo môi trường làm việc hiện đại, tiết kiệm thời gian và chi phí, góp phần tích cực trong công tác cải cách hành chính, hình thành Chính phủ điện tử.”

“Các đơn vị chức năng của Bộ TT&TT đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ để xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình cung cấp, quản lý và sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị. Công tác kiểm tra, đánh giá tình hình ứng dụng chữ ký số trong các cơ quan nhà nước cũng đã được hai bên phối hợp triển khai thực hiện tốt.”, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng chia sẻ.

Chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số đã phát huy được hiệu quả trong hoạt động quản lý, điều hành và cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan trực thuộc Chính phủ. Việc áp dụng chữ ký số trong trao đổi văn bản điện tử đạt tỷ lệ rất cao, nhiều nơi lên đến 95%. Tiêu biểu nhất là tại các đơn vị như Bộ Tài chính, Bộ TT&TT, Bộ Nội Vụ, Văn phòng chính phủ,...

Theo số liệu của Ban Cơ yếu Chính phủ, đến hết tháng 9/2017, đã có 28/30 cơ quan Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan trực thuộc Chính phủ triển khai ứng dụng chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Trong số này, có 25/28 đơn vị đã thể chế hoá việc áp dụng chữ ký số trong ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và các loại văn bản chỉ đạo, điều hành.

Trọng Đạt

Việt Nam cần một kịch bản để phát triển Cách mạng Công nghiệp 4.0

Việt Nam cần một kịch bản để phát triển Cách mạng Công nghiệp 4.0

Nền móng của kịch bản này sẽ cần đến sự chung tay của ba bộ chính yếu là Bộ Thông tin & Truyền thông, Bộ Giáo dục và Bộ Khoa học & Công nghệ.

Cách mạng Công nghiệp 4.0 là thời cơ thực hiện khát vọng phồn vinh dân tộc

Cách mạng Công nghiệp 4.0 là thời cơ thực hiện khát vọng phồn vinh dân tộc

Vietnam ICT Summit 2017 không đơn thuần chỉ là diễn đàn về CNTT - Truyền thông, mà còn là nơi thể hiện ý chí của người dân và Chính phủ trong việc triển khai cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Khai mạc Vietnam ICT Summit 2017, hướng đến Cách mạng Công nghiệp 4.0

Khai mạc Vietnam ICT Summit 2017, hướng đến Cách mạng Công nghiệp 4.0

Vietnam ICT Summit là diễn đàn cấp cao về CNTT - Truyền thông, nơi quy tụ những thành tựu và ý tưởng thúc đẩy sự phát triển của cả lĩnh vực ICT tại Việt Nam năm 2017.

Cách mạng Công nghiệp 4.0 và những vấn đề ở Việt Nam

Cách mạng Công nghiệp 4.0 và những vấn đề ở Việt Nam

Cách mạng Công nghiệp 4.0 là xu thế công nghệ tất yếu mà Việt Nam phải hướng đến để theo kịp các nước phát triển trên thế giới.