Tại buổi tiếp ông Mika Lintila - Bộ trưởng Bộ Kinh tế Phần Lan, Quyền Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã chia sẻ về mục tiêu mọi người dân Việt Nam đều được sử dụng smartphone vào năm 2020. Người đứng đầu ngành TT&TT Việt Nam cũng hy vọng 2 nước sẽ có sự hợp tác tốt hơn nữa về ICT trong thời gian tới.

Chủ thuê bao 11 số cần khai báo lại những gì khi đổi về SIM 10 số?

Cách cập nhật danh bạ để không mất liên lạc sau khi đổi SIM 11 số

Hàng chục triệu thuê bao di động 11 số hoàn tất đổi về 10 số

Sáng 15/10, tại trụ sở Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) đã diễn ra buổi tiếp phái đoàn công tác do ông Mika Lintila - Bộ trưởng Bộ Kinh tế Phần Lan dẫn đầu. Buổi tiếp có sự tham dự của các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam và Phần Lan trong lĩnh vực ICT, với trọng tâm nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa chính phủ và doanh nghiệp hai nước.

Tại buổi làm việc, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Việt Nam rất coi trọng lĩnh vực ICT và xem đây như một động lực để phát triển đất nước. Chính phủ Việt Nam sẽ phát triển các doanh nghiệp về công nghệ, trong đó tập trung vào lĩnh vực công nghệ cao.

ICT là lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu ở Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng lĩnh vực ICT tại Việt Nam gấp 3-5 lần tốc độ tăng trưởng GDP, đạt tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 25% mỗi năm.

Việt Nam sẽ mở cửa chào đón các doanh nghiệp trên khắp thế giới đến đầu tư, nghiên cứu phát triển công nghệ hoặc hợp tác với các doanh nghiệp trong nước để phát triển công nghệ, tạo ra các sản phẩm không chỉ cho thị trường Việt Nam mà còn cho cộng đồng quốc tế.  

 

{keywords}
Quyền Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng vừa có buổi tiếp đoàn công tác gồm 18 doanh nghiệp Phần Lan do ông Mika Lintila - Bộ trưởng Bộ Kinh tế Phần Lan dẫn đầu. Ảnh: Trọng Đạt

Việt Nam phấn đấu mỗi người một smartphone, tiêu thụ gấp đôi dữ liệu vào 2020

Trao đổi với Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, ông Mika Lintila - Bộ trưởng Bộ Kinh tế Phần Lan cho biết, chính phủ Phần Lan rất quan tâm đến việc mở rộng và xúc tiến các chương trình hợp tác về CNTT và truyền thông với chính phủ Việt Nam.

"Chúng tôi hy vọng việc các bí quyết và công nghệ hiện đại nhất của Phần Lan sẽ giúp ngành CNTT và truyền thông của Việt Nam có những bước phát triển vược bậc trong thời gian sắp tới", ông Mika Lintila chia sẻ.

Phần Lan là một trong những nước có chương trình đổi mới sáng tạo hiện đại và tốt trên thế giới. Chính phủ Việt Nam và Phần Lan cũng đã có những thương thảo để triển khai chính phủ điện tử, mạng 4G và an toàn mạng.

Do đó, ông Mika Lintila bày tỏ mối quan tâm về những ưu tiên của Việt Nam đối với việc phát triển lĩnh vực ICT, bên cạnh đó là những lĩnh vực tiềm năng để 2 nước có thể cùng nhau phát triển.

Chia sẻ với ông Mika Lintila về ưu tiên phát triển của Việt Nam trong lĩnh vực ICT, quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Việt Nam đặt mục tiêu hiện đại hoá mạng viễn thông băng rộng, các công nghệ 4G, 5G và chuẩn bị thử nghiệm 5G vào năm 2019.

"Vào năm 2020, Việt Nam đặt mục tiêu mỗi người Việt sở hữu một thiết bị smartphone. Hiện tỷ lệ này ở VN chỉ khoảng 60-65%. Chúng tôi cũng hướng tới việc tăng mức độ tiêu dùng dữ liệu của mỗi một người dân lên gấp đôi", quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.  

{keywords}
Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đặt mục tiêu mọi người dân có smartphone vào năm 2020. Ảnh: Trọng Đạt

Về lĩnh vực công nghiệp ICT, Việt Nam hiện đang phát triển các doanh nghiệp phần mềm, phần cứng, đặc biệt là thiết bị viễn thông, thiết bị IoT và công nghiệp nội dung số.

Nói về tiềm năng phát triển giữa 2 quốc gia, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, các doanh nghiệp công nghệ Phần Lan nên đến Việt Nam làm ăn bởi thị trường Việt Nam với dân số 100 triệu dân là một thị trường rất lớn. Việt Nam sẽ là cánh cửa để các doanh nghiệp Phần Lan tiến vào khu vực ASEAN.

Theo Bộ trưởng Kinh tế Phần Lan, thành phần đoàn công tác lần này bao gồm 18 doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau của Phần Lan. Bên cạnh các công ty thuộc lĩnh vực ICT, trong đoàn cũng có đại diện một số đơn vị tư vấn, năng lượng sạch và xử lý rác thải.

“Tôi rất vui nếu các doanh nghiệp Việt Nam có thể trao đổi và liên hệ trực tiếp với các công ty đang làm việc trong lĩnh vực ICT của Phần Lan”, ông Mika Lintila nói.

Việt Nam - Phần Lan có thể tạo diễn đàn doanh nghiệp ICT

Chia sẻ một số đề nghị cụ thể với Bộ trưởng Kinh tế Phần Lan, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng mong muốn tổ chức một diễn đàn doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam để kết nối doanh nghiệp 2 nước.

Bộ TT&TT cũng muốn tổ chức các chương trình trao đổi sinh viên giữa Phần Lan và Việt Nam, trước hết là trong lĩnh vực ICT. Chính phủ Phần Lan có thể hỗ trợ học bổng cho các bạn sinh viên Việt Nam sang học tại Phần Lan. Những người này sẽ đóng vai trò quan trọng vào việc phát triển kinh tế, văn hoá giữa 2 nước.

{keywords}
Ông Mika Lintila - Bộ trưởng Bộ Kinh tế Phần Lan đánh giá cao chất lượng cơ sở hạ tầng và những ưu tiên mà chính phủ Việt Nam đã đề ra trong lĩnh vực ICT. Ảnh: Trọng Đạt 

Việt Nam đang dành sự quan tâm lớn đến vấn đề an ninh mạng. Bộ TT&TT hiện có một trung tâm quốc gia về giám sát ATTT trên không gian mạng (Vietnam Cyber Secutity Center). Theo quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Phần Lan có thể góp phần xây dựng trung tâm này cùng với Việt Nam và biến đây trở thành nơi demo các công nghệ về bảo mật của doanh nghiệp Phần Lan.

Việt Nam đang xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0. Do đó, quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng ngỏ lời đề nghị phía Phần Lan hỗ trợ chia sẻ kinh nghiệm cho Bộ TT&TT trong việc phát triển chiến lược này.

Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng mong muốn thấy nhiều hơn nữa các công ty tư vấn của Phần Lan tại Việt Nam. Đây là một lực lượng quan trọng giúp kết nối doanh nghiệp hai nước. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng muốn nhận được sự giúp đỡ của Phần Lan trong việc phát triển các công nghệ mới như Internet vạn vật (IoT), Trí tuệ nhân tạo (AI) và Big Data.

Trước chia sẻ của Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Kinh tế Phần Lan - ông Mika Lintila đánh giá cao chất lượng cơ sở hạ tầng và những ưu tiên mà chính phủ Việt Nam đã đề ra trong lĩnh vực ICT.

Theo ông Mika Lintila, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng ICT rất nhanh và có nhiều tiềm năng để phát triển hơn nữa trong lĩnh vực này. Đáp lại những đề nghị từ phía Việt Nam, ông Mika Lintila cho biết, Phần Lan sẵn sàng ủng hộ việc tổ chức diễn đàn ICT và góp phần vào sự hợp tác có hiệu quả giữa các doanh nghiệp hai nước.

Trọng Đạt

Doanh thu thoại và SMS sụt giảm, đâu là lối thoát cho nhà mạng?

Doanh thu thoại và SMS sụt giảm, đâu là lối thoát cho nhà mạng?

Các doanh nghiệp viễn thông đang bán cùng một sản phẩm giống nhau, trong một thị trường không thể to ra được nữa với lợi thế cạnh tranh duy nhất là giá. Và vì thế, doanh thu từ dịch vụ thoại hay tin nhắn SMS vẫn cứ giảm dần đều.

Nhà mạng sắp thử nghiệm 5G và triển khai chuyển mạng giữ nguyên số

Nhà mạng sắp thử nghiệm 5G và triển khai chuyển mạng giữ nguyên số

Tại Hội nghị giao ban Quản lý nhà nước Quý III năm 2018 của Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT), nhiều vấn đề quan trọng đã được đưa ra thảo luận, trong đó có việc triển khai 5G và dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số.

Việt Nam sẽ sớm triển khai 5G, đưa tốc độ mạng lên 10Gbps

Việt Nam sẽ sớm triển khai 5G, đưa tốc độ mạng lên 10Gbps

Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư quốc tế ngành TT&TT năm 2018 vừa được Bộ TT&TT tổ chức, đã có nhiều ý kiến chia sẻ về định hướng phát triển công nghệ 5G và những hướng đi mới cho Việt Nam.

Việt Nam thúc đẩy cấp tần số, cho phép thử nghiệm 5G

Việt Nam thúc đẩy cấp tần số, cho phép thử nghiệm 5G

Quyền Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng cần phải quy hoạch và cho phép các doanh nghiệp thử nghiệm ngay dịch vụ 5G tại Việt Nam.

Viettel, VinaPhone gây sốc: eSIM cho iPhone Xs sử dụng được ở Việt Nam

Viettel, VinaPhone gây sốc: eSIM cho iPhone Xs sử dụng được ở Việt Nam

Công nghệ eSIM đang được Viettel và VinaPhone phát triển và sẽ sớm phát hành tại Việt Nam. Thông tin này được đưa ra đúng vào thời điểm iPhone Xs 2 SIM vừa xuất hiện tại thị trường trong nước.