Di tích tháp Pô Klong Garai là quần thể tháp Chàm được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14, nằm trên đồi Trầu (Đô Vinh – Tháp Chàm). Đây là một công trình độc đáo, được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật và điêu khắc Chămpa.

Tháp PôKlông Garai gồm nhiều công trình lớn nhỏ khác nhau, nhưng hiện nay còn lại ba ngôi tháp xây bằng gạch Chăm. Đó là tháp Cổng (cao 8,56m), tháp Lửa (cao 9,31m) và tháp Chính- tháp thờ vua PôKlông Garai (cao 21,59m, mỗi cạnh rộng hơn 10m).

Bố cục và cấu trúc của mỗi tháp là cả một công trình nghệ thuật kiến trúc độc đáo. Mỗi cạnh, mỗi tầng và mỗi mặt của từng tháp được chạm khắc trang trí bằng các hoạ tiết gốm, đá với đủ loại hình người, hình đuôi rồng, hình lá, hình bò thần. Tất cả công trình chạm trổ, điêu khắc đều phản ánh đầy đủ ý nghĩa về nghệ thuật và tôn giáo của người Chăm. Bộ Văn hóa đã xếp hạng Tháp PôKlông Garai  là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.

{keywords}
Quần thể tháp Chàm nằm trọn vẹn trên ngọn đồi Trầu, nằm sát quốc lộ 27A đi Đà Lạt và cách thành phố Phan Rang 7 km về phía Tây. Tháp cổng ở phía Đông và tháp Thần Lửa chếch phía Nam có mái hình thuyền.

 

{keywords}
Ở mỗi cạnh, mỗi tầng và mỗi mặt của từng tháp được trang trí bằng các họa tiết đá, gốm với hình người, hình đuôi rồng, hình lá, hình bò thần…

 

{keywords}
 Nói đến tháp của người Chăm là nói đến sự độc đáo của chất liệu xây dựng nên chúng: gạch Chăm. Gạch Chăm cũng làm từ đất sét như mọi loại đất khác, nhưng nó bí ẩn đến mức chúng ta không biết người nghệ sĩ Chăm xưa đã khắc tạc trực tiếp lên gạch sống hay gạch chín?

 

{keywords}
Tháp Chàm Ninh Thuận Bộ Văn hóa xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.

 

{keywords}
 

 

{keywords}
 

 

{keywords}
 

 

Tình Lê