2 điếm canh được xây dựng trên tầng 3 Kỳ Đài Huế sẽ hoàn thành trước Festival Huế 2018 và trở thành nơi làm việc, nghỉ ngơi của lực lượng bảo vệ Kỳ Đài hiện nay.

Lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế cho hay, đơn vị đã nghiên cứu và trình Bộ VHTTDL cũng như một số ban ngành liên quan, được sự cho phép để lập dự án tiến hành trùng tu phục hồi hai công trình trên; tổng chi phí cho dự án gần 450 triệu đồng.

Kỳ Đài Huế được xây dựng dưới thời Nguyễn thuở ban đầu đã có hai điếm canh trên tầng 3, là nơi binh lính nhà Nguyễn túc trực ở đây thay phiên nhau nghỉ ngơi. Do ở vị trí cao, chịu nhiều gió bão nên 2 điếm canh được xây dựng kiên cố trên nền tầng 3 của Kỳ Đài. Theo thời gian và qua các biến cố lịch sử, 2 điếm canh này bị phá dỡ nhưng vẫn còn móng cũ. Lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế cho phục dựng lại, sẽ hoàn thành trước Festival Huế 2018 và trở thành nơi làm việc, nghỉ ngơi của lực lượng bảo vệ Kỳ Đài hiện nay.

 

{keywords}
2 Điếm canh trên tầng 3 Kỳ Đài nhìn từ cửa Ngọ Môn ra trong một bức ảnh tư liệu xưa (ảnh: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cung cấp)

 

{keywords}
Điếm canh được khoanh tròn (ảnh: Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cung cấp)

 

{keywords}
 

 

Kỳ Đài còn gọi là Cột cờ, di tích kiến trúc có từ thời nhà Nguyễn (năm 1807) nằm đối diện Ngọ Môn. Kỳ Đài gồm hai phần: Đài cờ có 3 tầng cao khoảng 17,5m và Cột cờ cao 37m. Cùng với những bước thăng trầm của Huế, Kỳ Đài còn là một biểu tượng của cố đô Huế, nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Tầng trên cùng của Kỳ Đài còn có 2 Điếm canh rất độc đáo được xây dựng từ thời vua Nguyễn 200 năm trước. Đây là nơi dành cho binh lính canh giữ Kỳ Đài - công trình rất quan trọng để phòng thủ về quân sự của vua Nguyễn.


Tình Lê