Một trong những nỗi khổ khiến các siêu xe “gặp nạn” ở Việt Nam lại liên quan đến giao thông.

TIN BÀI KHÁC

Biểu hiện nhãn tiền là đường sá Việt Nam quá đông, thường xuyên gặp ách tắc giao thông, càng vào địa phận thành phố lại càng dễ gặp phải va quệt, những vết xước trên thân xe là “chuyện nhỏ”. Nhưng chẳng lẽ, lại mang siêu xe diễu ở các vùng nông thôn?
 
Điều kiện cơ sở hạ tầng ở Việt Nam cũng khiến các đại gia cảm thấy khó khăn khi đưa “xế yêu” của mình vào các vòng cua. Cuối năm 2010, không ít tay mê xe cảm thấy xót xa với hình ảnh chiếc siêu xe Aston Martin DB9 khắp thân xây xát, bốn bánh không còn nguyên vẹn ngay trên đường Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, hay chiếc siêu xe mang nhãn hiệu Audi R8 màu trắng đã gặp nạn tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, Rolls-Royce Phantom trị giá gần 20 tỷ đồng va chạm với taxi Mai Linh trên đường phố Sài Gòn vào giữa năm 2010…
 
Rolls-Royce Phantom trị giá gần 20 tỷ đồng va chạm với taxi Mai Linh trên đường phố Sài Gòn (Nguồn: VnExpress)
Không thể đổ hết tội lỗi cho những cung đường hay dân số, bởi vẫn còn những khó khăn khác có thể kể đến khi nhắc đến nỗi khổ của các đại gia. Đại gia BĐS Văn Anh điều khiển chiếc Mercerdes S600 nhập khẩu nguyên chiếc từ Đức, xe có hệ thống an toàn hàng khủng bằng những túi khí như ứng dụng của công nghệ sản xuất máy bay. Khi có bất kỳ va chạm nào thì túi khí bung ra để đảm bảo an toàn cho người trên xe.
Chiếc xe này đã từng là mơ ước của không ít các tay chơi xe Hà Nội. Nhưng chính sự hiện đại ấy đã trở thành nỗi ám ảnh cho chủ nhân. Văn Anh kể: "Siêu xe này không phù hợp với thời tiết và đường sá Việt Nam nên rất hay phải vào hãng. Khi đang lưu thông chỉ một va chạm nhỏ thôi cũng thành nỗi bực mình”. Mỗi khi có trục trặc gì là gia chủ lại phải bỏ ra vài chục đến vài trăm triệu đồng để chăm sóc cho “con cưng” của mình.

 Siêu xe Audi R8 gặp nạn trên đường Hà Nội – (Nguồn: dantri.com)
Aston Martin DB9 khắp thân xây xát (Nguồn: cuuho116.com)
Một trường hợp siêu xe khác của châu Âu được áp dụng công nghệ của máy bay, làm cho gia chủ trở thành anh hề bất đắc dĩ. Chẳng là Hà Nội bị lụt do một trận mưa to, con siêu xe đang đứng ở lòng đường, cạnh vỉa hè, không thể di chuyển tiếp. Chiếc xe buýt phóng nhanh làm nước ở đường tạo thành sóng, vỗ mạnh vào cánh cửa xe. Siêu xe tự động hạ cánh xuống, nước cứ trào vào trong mà gia chủ thì bất lực, dùng tất cả công lực để ấn cho cửa đóng mà không được.
Đại gia hậm hực gọi điện đến hãng thắc mắc, thì được giải thích như thế này: "Siêu xe được áp dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất máy bay. Tức là khi có biến cố thì bộ cảm biến trong xe tự hoạt động, tự động mở cửa để cho người trong siêu xe thoát ra ngoài, tránh bị ảnh hưởng đến tính mạng". Và thiết kế của siêu xe đều hướng tới sự an toàn tối đa cho người sử dụng trước những tai nạn bất ngờ xảy ra chứ không chú trọng giữ xe. Thế là chỉ còn một cách sau khi nước rút gia chủ phải gọi cứu hộ đến đưa xe về hãng xử lý.

 

Porsche Panamera 4s tại Việt Nam ngày 11/11 (Nguồn tintuc.com)
Đến việc mua bảo hiểm cho các siêu xe cũng gặp phải khó khăn với lý do, nhiều xe dòng xe đắt tiền, chưa có khung giá bảo hiểm ở Việt Nam, số lượng ít nên không thể phục vụ khi có sự cố phải thay thế phụ tùng.
 

Maybach 4 (Nguồn: VTC)

Ferrar California trên đường phố Sài Gòn ngày 17/11 (Nguồn: Otosaigon)
Nhưng dù cho việc điều khiển các siêu xe không ưu việt ở Việt Nam, hay việc gặp nhiều rắc rối với con cưng của mình thì các đại gia vẫn không có cách nào từ chối được niềm đam mê xế xịn. Vì vậy, hàng loạt các siêu xe của các hãng hang đầu thế giới như: Rolls-Royce, Bentley, Maybach, Aston Martin, Audi, Ferrari, Porsche, Lamborghini… vẫn sẽ tiếp tục “cưỡi máy bay” về Việt Nam trong thời gian tới.
 
Mai Hoa (tổng hợp)