Mấy ngày nay, không chỉ trên các phương tiện thông tin đại chúng thông báo về
một số mặt hàng tăng giá mà khắp các hang cùng ngõ hẻm trong nhà, ngoài chợ,
trên xe buýt... đâu đâu người ta đều than chuyện tăng giá. Từ tăng giá xăng, giá
gas, taxi, giá nhà trọ, cơm bình dân, hàng hóa trong siêu thị...
TIN BÀI KHÁC
Tăng giá từ chợ đến siêu thị
Ngay sau khi Bộ Tài chính cho phép DN tăng giá xăng lên 2.900đ/lít từ 16.400 lên 19.300đ/lít vượt cả kỷ lục năm 2008. Giá xăng lên khiến nhiều dịch vụ vận tải, hàng tiêu dùng, gia công, may mặc đã đua nhau tăng giá. Đầu tiên là các chợ đua nhau tăng giá các mặt hàng ăn uống, gia dụng, may mặc...
Sáng 1/3, một số siêu thị trên địa bàn TP.HCM cũng đã không "chịu đựng" được nữa, chính thức thông báo tăng giá một số mặt hàng thực phẩm, gia dụng, may mặc... với mức điều chỉnh tăng từ 5-15%. Hệ thống siêu thị Co.op Mart, Big C, Maximark... đều điều chỉnh giá từ 5-15% một số mặt hàng gia dụng, may mặc, đồ hộp... Một số nhà cung cấp lớn như Vinamilk, Unilever, dầu ăn Tường An, bia, nước ngọt cũng đã nhấp nhổm chuẩn bị tăng giá từ 5-10%.
Giá bán điện bình quân là 1.242 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) áp dụng từ 1/3/2011, tức là tăng 165 đồng/kWh so với giá bán điện bình quân năm 2010.
Giá bán lẻ gas cũng tùy theo từng hãng sẽ tăng thêm từ 9.000-10.000 đồng/bình 12kg. Đây là lần tăng giá gas thứ 2 liên tiếp chỉ trong khoảng 3 tuần qua.
Nguồn tin từ các hãng gas cho biết, nguyên nhân tăng giá lần này là do giá hợp đồng trên thị trường thế giới tăng thêm 25 USD/tấn so với giá bán tháng trước, lên mức 878 USD/tấn, đã khiến giá bán lẻ gas tăng thêm 9.000-10.000 đồng/bình.
Với mức giá này người tiêu dùng phải trả cho một bình gas 12kg của các hãng như Saigon Petro, Thái Dương Gas, … dao động từ 329.000-345.000 đồng. Hiện nay, một số công ty gas khác như Elf gas, Total, Sài Gòn gas... cũng điều chỉnh giá bán.
Cùng với đó, nhiều hãng taxi cũng niêm yết giá cước mới tăng khoảng 1.000-1.500 đồng/km. Theo thông tin từ Hiệp hội Taxi TP.HCM, từ tuần trước có ít nhất 4 hãng đã đăng ký giá mới từ 1/3 với mức tăng khoảng 1.500 đồng so với cũ, gồm Sasco, Taxi Mai Linh, Comfort Savico và Vinasun. Theo thông báo của Hãng taxi Vinasun, đối với loại xe 4 chỗ, giá mở cửa mới áp dụng cho km đầu tiên là 10.000 đồng, giá km tiếp theo là 13.500 đồng. Đối với loại xe Innova 7 chỗ, giá cước là 14.000 đồng mỗi km (dòng J) và 14.500 đồng mỗi km (dòng G). Ba hãng taxi còn lại cũng tăng giá cước với giá trung bình khoảng 1.500 đồng mỗi km.
Taxi Group cũng đã gửi thông báo cho khách hàng thân thiết về đợt điều chỉnh giá cước mới. Theo đó, giá cước taxi đi trong thành phố đều tăng từ 1.000-1.500 đồng tùy từng loại xe. Đối với xe 4 chỗ đi trong thành phố giá mở cửa 30km đầu là 12.700 đồng và từ sau 30km giá 9.500 đồng. Với xe 7 chỗ giá mở cửa 30 km đầu là 13.500 đồng và từ sau 30km thì là 10.500 đồng.
Khu chợ Bà Chiểu (Bình Thạnh, TP.HCM) mấy ngày nay, giá cả một số mặt hàng cũng tăng đáng kể nên hàng thịt, cá cũng thưa hơn, thay vào đó là các hàng rau, trứng, đậu, cá khô.
Người dân chỉ biết than... trời!
Anh Nguyễn Văn Nam, thợ hồ ở khu vực chợ Bà Chiểu vừa đi chợ về nấu cơm cho cả nhóm, trên tay cầm túi đồ ăn than thở: "Tiền công thì không thấy tăng cầm vài trăm ngàn đi chợ mua đồ về nấu ăn cho anh em cứ cảm giác như mình vừa bị đánh đánh rơi đồ ăn vậy. Trước Tết mang 150 ngàn đi chợ là bữa cơm của 6 anh em đã thoải mái rồi. Giờ mang 200 ngàn đi nhiều khi chả biết mua đồ ăn gì cho đủ".
Ngay cả những khu nhà trọ cho công nhân ở KCN Sóng Thần (Thủ Đức, TP.HCM), tưởng như không ảnh hưởng từ việc tăng giá xăng, giá điện nhưng cũng đã rục rịch tăng giá từ cuối tháng 2 tăng lên ít nhất mỗi phòng 100 ngàn đồng. "Lương thì chưa thấy tăng mà giờ cái gì cũng tăng chóng cả mặt, tiền đi chợ, tiền xăng xe, tiền điện, tiền nước cũng tăng rồi nhà trọ có ảnh hưởng gì đâu cũng tăng 100 ngàn đồng/phòng. Tiền lương công nhân ít ỏi của tụi em chắc không... chịu nổi nữa rồi. Trước đây, em còn thi thoảng gửi về biếu bố mẹ được chút ít bây giờ mọi thứ đều tăng không biết có đủ chi tiêu cuộc sống không", chị Thắm than thở.
Anh Trần Văn Tinh, chuyên chở rau thuê từ Đà Lạt về chợ đầu mối Thủ Đức (TP.HCM) để đổ cho các vựa rau cũng than phiền, từ khi tăng giá xăng đến nay thu nhập của anh cứ bị teo tóp lại. "Xăng thì tăng mọi thứ chi phí cũng đều tăng mà tiền công chở tăng chẳng được bao nhiêu. Tăng nhiều thì người ta kêu than rồi thậm chí dọa bỏ mối mà tăng ít thì mình thiệt quá", anh Tình chia sẻ.
Trần Đức
TIN BÀI KHÁC
Đêm nay, miền Bắc lại rét và mưa phùn
Sinh viên ngập với dịch vụ "mát mẻ"
Cô gái 'treo mình' trên không 11 phút
Hotgirl là mẫu của "búp bê tình yêu"
Sinh viên ngập với dịch vụ "mát mẻ"
Cô gái 'treo mình' trên không 11 phút
Hotgirl là mẫu của "búp bê tình yêu"
Tăng giá từ chợ đến siêu thị
Ngay sau khi Bộ Tài chính cho phép DN tăng giá xăng lên 2.900đ/lít từ 16.400 lên 19.300đ/lít vượt cả kỷ lục năm 2008. Giá xăng lên khiến nhiều dịch vụ vận tải, hàng tiêu dùng, gia công, may mặc đã đua nhau tăng giá. Đầu tiên là các chợ đua nhau tăng giá các mặt hàng ăn uống, gia dụng, may mặc...
Sáng 1/3, một số siêu thị trên địa bàn TP.HCM cũng đã không "chịu đựng" được nữa, chính thức thông báo tăng giá một số mặt hàng thực phẩm, gia dụng, may mặc... với mức điều chỉnh tăng từ 5-15%. Hệ thống siêu thị Co.op Mart, Big C, Maximark... đều điều chỉnh giá từ 5-15% một số mặt hàng gia dụng, may mặc, đồ hộp... Một số nhà cung cấp lớn như Vinamilk, Unilever, dầu ăn Tường An, bia, nước ngọt cũng đã nhấp nhổm chuẩn bị tăng giá từ 5-10%.
Xăng dầu tăng giá khiến nhiều hàng hóa tăng theo. (Ảnh: Trần Đức) |
Giá bán điện bình quân là 1.242 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) áp dụng từ 1/3/2011, tức là tăng 165 đồng/kWh so với giá bán điện bình quân năm 2010.
Giá bán lẻ gas cũng tùy theo từng hãng sẽ tăng thêm từ 9.000-10.000 đồng/bình 12kg. Đây là lần tăng giá gas thứ 2 liên tiếp chỉ trong khoảng 3 tuần qua.
Nguồn tin từ các hãng gas cho biết, nguyên nhân tăng giá lần này là do giá hợp đồng trên thị trường thế giới tăng thêm 25 USD/tấn so với giá bán tháng trước, lên mức 878 USD/tấn, đã khiến giá bán lẻ gas tăng thêm 9.000-10.000 đồng/bình.
Với mức giá này người tiêu dùng phải trả cho một bình gas 12kg của các hãng như Saigon Petro, Thái Dương Gas, … dao động từ 329.000-345.000 đồng. Hiện nay, một số công ty gas khác như Elf gas, Total, Sài Gòn gas... cũng điều chỉnh giá bán.
Cùng với đó, nhiều hãng taxi cũng niêm yết giá cước mới tăng khoảng 1.000-1.500 đồng/km. Theo thông tin từ Hiệp hội Taxi TP.HCM, từ tuần trước có ít nhất 4 hãng đã đăng ký giá mới từ 1/3 với mức tăng khoảng 1.500 đồng so với cũ, gồm Sasco, Taxi Mai Linh, Comfort Savico và Vinasun. Theo thông báo của Hãng taxi Vinasun, đối với loại xe 4 chỗ, giá mở cửa mới áp dụng cho km đầu tiên là 10.000 đồng, giá km tiếp theo là 13.500 đồng. Đối với loại xe Innova 7 chỗ, giá cước là 14.000 đồng mỗi km (dòng J) và 14.500 đồng mỗi km (dòng G). Ba hãng taxi còn lại cũng tăng giá cước với giá trung bình khoảng 1.500 đồng mỗi km.
Taxi Group cũng đã gửi thông báo cho khách hàng thân thiết về đợt điều chỉnh giá cước mới. Theo đó, giá cước taxi đi trong thành phố đều tăng từ 1.000-1.500 đồng tùy từng loại xe. Đối với xe 4 chỗ đi trong thành phố giá mở cửa 30km đầu là 12.700 đồng và từ sau 30km giá 9.500 đồng. Với xe 7 chỗ giá mở cửa 30 km đầu là 13.500 đồng và từ sau 30km thì là 10.500 đồng.
Khu chợ Bà Chiểu (Bình Thạnh, TP.HCM) mấy ngày nay, giá cả một số mặt hàng cũng tăng đáng kể nên hàng thịt, cá cũng thưa hơn, thay vào đó là các hàng rau, trứng, đậu, cá khô.
Người dân chỉ biết than... trời!
Anh Nguyễn Văn Nam, thợ hồ ở khu vực chợ Bà Chiểu vừa đi chợ về nấu cơm cho cả nhóm, trên tay cầm túi đồ ăn than thở: "Tiền công thì không thấy tăng cầm vài trăm ngàn đi chợ mua đồ về nấu ăn cho anh em cứ cảm giác như mình vừa bị đánh đánh rơi đồ ăn vậy. Trước Tết mang 150 ngàn đi chợ là bữa cơm của 6 anh em đã thoải mái rồi. Giờ mang 200 ngàn đi nhiều khi chả biết mua đồ ăn gì cho đủ".
Ngay cả những khu nhà trọ cho công nhân ở KCN Sóng Thần (Thủ Đức, TP.HCM), tưởng như không ảnh hưởng từ việc tăng giá xăng, giá điện nhưng cũng đã rục rịch tăng giá từ cuối tháng 2 tăng lên ít nhất mỗi phòng 100 ngàn đồng. "Lương thì chưa thấy tăng mà giờ cái gì cũng tăng chóng cả mặt, tiền đi chợ, tiền xăng xe, tiền điện, tiền nước cũng tăng rồi nhà trọ có ảnh hưởng gì đâu cũng tăng 100 ngàn đồng/phòng. Tiền lương công nhân ít ỏi của tụi em chắc không... chịu nổi nữa rồi. Trước đây, em còn thi thoảng gửi về biếu bố mẹ được chút ít bây giờ mọi thứ đều tăng không biết có đủ chi tiêu cuộc sống không", chị Thắm than thở.
Anh Trần Văn Tinh, chuyên chở rau thuê từ Đà Lạt về chợ đầu mối Thủ Đức (TP.HCM) để đổ cho các vựa rau cũng than phiền, từ khi tăng giá xăng đến nay thu nhập của anh cứ bị teo tóp lại. "Xăng thì tăng mọi thứ chi phí cũng đều tăng mà tiền công chở tăng chẳng được bao nhiêu. Tăng nhiều thì người ta kêu than rồi thậm chí dọa bỏ mối mà tăng ít thì mình thiệt quá", anh Tình chia sẻ.
Trần Đức