- Câu chuyện về hai cha con ông Dương Đình Thắng (57 tuổi), Dương Minh Lợi (29 tuổi) trú tại Ngọc Sơn, Hiệp Hòa, Bắc Giang miễn nhiễm với điện khiến không ít người tò mò và ngạc nhiên. Song trên thực tế, đây không phải là hiện tượng hiếm, và “siêu nhân” vẫn hoàn toàn có thể bị giật.

TIN BÀI KHÁC:
Theo những người dân xã Ngọc Sơn, vì có khả năng đặc biệt nên hai cha con ông Thắng khá thuận lợi trong công việc quản lý điện tại địa phương. Thậm chí bố con ông cũng nhiều lần tay không sửa điện giúp mọi người.

Tuy nhiên phải khẳng định rằng, đây không phải là trường hợp đặc biệt hiếm về khả năng miễn nhiễm với điện. Trên thực tế, đã có ít nhất hai trường hợp “không sợ điện” tương tự như cha con ông Thắng nhưng cả hai đều đã chết… vì điện giật.

Hai bố con sờ vào điện mà không bị giật
Một người đàn ông ở Bắc Giang có khả năng rất đặc biệt: sờ vào điện mà không hề bị giật. Mỗi lần phải sửa chữa điện, ông đều tiếp xúc với điện bằng tay không.
Xét từ quan điểm vật lý và sinh học, hoàn toàn không có gì đáng xem là “chuyện lạ” trong khả năng của những người “không sợ điện”. Đơn giản là họ có điện trở da đủ lớn (theo định luật Ôm: Cường độ dòng điện đi qua một vật dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế và tỉ lệ nghịch với điện trở) nên dòng điện đi vào cơ thể họ đủ nhỏ để không bị điện giật mà chỉ thấy một chút cảm giác “tê tê lan tỏa khắp người”.

Với người bình thường, khi cho một dòng điện đủ yếu chạy qua, bất cứ ai cũng sẽ có cảm giác đó.

Tuy nhiên những “siêu nhân” không sợ điện cũng không nên quá hoang tưởng về khả năng của bản thân vì nguy cơ tử vong do điện giật có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Vì sao vậy?

Siêu nhân không sợ điện (Nguồn: Dân Việt)

Điện trở của cơ thể người, trong đó có điện trở da, không phải là một giá trị hằng định theo thời gian. Nó thay đổi tùy thuộc vào các tính chất vật lý của môi trường và đặc trưng sinh lý và tâm lý của cơ thể.

Khi thời tiết nóng ẩm sẽ làm giảm giá trị điện trở cơ thể và do đó làm tăng dòng điện. Khi vừa tắm xong hay khi cơ thể tiết nhiều mồ hôi, sờ tay vào đồ điện gia dụng, ta có thể bị giật nhẹ là vì vậy.

Cơ thể đói mệt, đầu óc đang căng thẳng. lo âu,… cũng là các yếu tố nguy cơ vì góp phần làm giảm điện trở cơ thể. Và như một “khả năng đặc biệt” bất kì, một lúc nào đó, cơ thể có thể mất hoàn toàn khả năng cách điện. Nếu không cảnh giác, các “siêu nhân” có thể sẽ bị điện giật mà trường hợp của ông Huỳnh Văn Hùng (Hùng điện) ở Cà Mau năm 2006 là một ví dụ điển hình.

Ngay cả khi khả năng cách điện vẫn còn tốt, các “siêu nhân” cũng cần biết rằng, điện lưới thông thường 220V có thể không đủ lớn để giật họ, nhưng với các điện thế cao hơn (điện ba pha 380V hay điện cao thế), câu chuyện sẽ hoàn toàn khác.

Ông Huỳnh Văn Hùng (ngụ ấp Ô Rô, xã Định Bình, thành phố Cà Mau) nổi tiếng với biệt danh “người điện”, không bị điện giật cho dù có tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện. Ông Hùng càng nổi tiếng hơn khi chương trình “Chuyện lạ Việt Nam” của VTV3 thực hiện chương trình về khả năng kỳ lạ của ông.

Ông Hùng thường xuyên được bà con lối xóm gần xa mời sửa chữa các thiết bị điện. Ông thường dùng tay trần tiếp xúc với các mối điện trong lúc sửa chữa mà không cần phải ngắt nguồn điện. Ngày 7/9/2006, ông sửa xong đường bơm nước cho người bà con, khi nối 2 mấu điện lại để vận hành thì bị điện giật ngã lăn ra bất tỉnh. Được đưa đi cấp cứu ngay lập tức nhưng ông Hùng đã không qua khỏi.

Cái chết của ông Hùng được lý giải nhiều cách khác nhau: có người bảo ông bị “tổ trát”, sinh nghề tử nghiệp, có người bảo tại lúc này anh ăn chay nên bị mất sức, không chịu nổi…

(Theo Thanh niên)

TS. Đỗ Kiên Cường (GV bộ môn Vật Lý, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM)