- Ngày 29/11, mạng lưới kiểm soát việc buôn bán các loài động thực vật hoang dã (TRAFFIC) cho biết 2 người Việt Nam vừa bị bắt tại Nam Phi khi đang cố gắng vận chuyển lậu 15 chiếc sừng tê giác.
2 người đàn ông này bị bắt giữ gần khu vực Beaufort West của tỉnh Western Cape khi đang đường đến thành phố Cape Town.
Ông Malcom Pojie, phát ngôn viên cảnh sát nước này cho hay trong lúc tiến hành kiểm tra đột xuất một phương tiện giao thông công cộng từ Johannesburg đến Cape Town, nhân viên an ninh đã phát hiện trong hành lý của 2 người Việt Nam có 15 chiếc sừng tê giác. Những chiếc sừng này được gói kín bằng nilon và giấu kĩ trong hành lý.
Ngay sau đó một trong 2 người đã bỏ chạy khỏi hiện trường. Tuy nhiên cảnh sát Nam Phi đã nhanh chóng bắt giữ lại được khi anh này đang trú ngụ tại một khách sạn gần đó.
Cảnh sát Nam Phi đang điều tra khả năng 2 người này có liên quan đến một tổ chức nào đó.
Trước đó vào hôm 29/6, một khách du lịch người Việt là Xuân Hoàng (29 tuổi) cũng đã bị tòa án Kempton Park Magistrate tại Nam Phi kết án 10 năm tù vì tội buôn lậu sừng tê giác.
Xuân Hoàng bị bắt hồi tháng 3 tại sân bay quốc tế O.R. Tambo của Nam Phi khi đang vận chuyển 7 chiếc sừng tê giớ có khối lượng lên tới 16kg với trị giá xấp xỉ gần 120.000 USD về Việt Nam.
Vào tháng 11/2008 cũng đã xảy ra một vụ bê bối tày đình ở Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi khi chính bí thư thứ nhất sứ quán Vũ Mộc Anh ngang nhiên giao dịch với một trùm buôn sừng tê giác ngay trước cổng sứ quán Việt Nam ở thủ đô Pretoria.
Cảnh giao dịch đã được một người nào đó ghi lại và ngay sau khi xác định tính xác thực của đoạn băng, lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ra quyết định triệu hồi bà Mộc Anh về nước để tường trình và làm rõ sự việc.
Tính từ đầu năm đến nay tại Nam Phi đã có 268 con tê giác bị giết để lấy sừng – gấp hơn 2 lần số lượng tê giác bị giết chết năm 2009 (121 con). Chính quyền Nam Phi dù đã sử dụng nhiều biện pháp để bảo vệ, song quần thể tê giác tại nước này vẫn đang hàng ngày phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm số lượng nghiêm trọng.
Trong đó đáng lưu ý các nghiên cứu gần đây của TRAFFIC chỉ ra rằng đa số sừng tê giác ở Nam Phi đều được tiêu thụ tại 2 thị trường tại châu Á là Việt Nam và Trung Quốc.
Điều này đã hối thúc phía Nam Phi gấp rút cử một phái đoàn sang làm việc tại Việt Nam vào hồi tháng 10 vừa qua để thảo luận về cách giải quyết nạn buôn lậu sừng tê giác ngày một gia tăng từ Nam Phi về Việt Nam.
Hiện giá sừng tê giác giao dịch tại Nam Phi khoảng 2.000 – 3.000 USD nhưng khi xuất ngoại, mức giá này có thể đội lên đến hơn 10.000 USD.
Thiên Hương
TIN BÀI KHÁC |
|
---|---|
2 người đàn ông này bị bắt giữ gần khu vực Beaufort West của tỉnh Western Cape khi đang đường đến thành phố Cape Town.
Ông Malcom Pojie, phát ngôn viên cảnh sát nước này cho hay trong lúc tiến hành kiểm tra đột xuất một phương tiện giao thông công cộng từ Johannesburg đến Cape Town, nhân viên an ninh đã phát hiện trong hành lý của 2 người Việt Nam có 15 chiếc sừng tê giác. Những chiếc sừng này được gói kín bằng nilon và giấu kĩ trong hành lý.
Tê giác ở Công viên Quốc gia Kruger của Nam Phi (Ảnh: Istock) |
Ngay sau đó một trong 2 người đã bỏ chạy khỏi hiện trường. Tuy nhiên cảnh sát Nam Phi đã nhanh chóng bắt giữ lại được khi anh này đang trú ngụ tại một khách sạn gần đó.
Cảnh sát Nam Phi đang điều tra khả năng 2 người này có liên quan đến một tổ chức nào đó.
Trước đó vào hôm 29/6, một khách du lịch người Việt là Xuân Hoàng (29 tuổi) cũng đã bị tòa án Kempton Park Magistrate tại Nam Phi kết án 10 năm tù vì tội buôn lậu sừng tê giác.
Xuân Hoàng bị bắt hồi tháng 3 tại sân bay quốc tế O.R. Tambo của Nam Phi khi đang vận chuyển 7 chiếc sừng tê giớ có khối lượng lên tới 16kg với trị giá xấp xỉ gần 120.000 USD về Việt Nam.
Vào tháng 11/2008 cũng đã xảy ra một vụ bê bối tày đình ở Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi khi chính bí thư thứ nhất sứ quán Vũ Mộc Anh ngang nhiên giao dịch với một trùm buôn sừng tê giác ngay trước cổng sứ quán Việt Nam ở thủ đô Pretoria.
Cảnh giao dịch đã được một người nào đó ghi lại và ngay sau khi xác định tính xác thực của đoạn băng, lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ra quyết định triệu hồi bà Mộc Anh về nước để tường trình và làm rõ sự việc.
Tính từ đầu năm đến nay tại Nam Phi đã có 268 con tê giác bị giết để lấy sừng – gấp hơn 2 lần số lượng tê giác bị giết chết năm 2009 (121 con). Chính quyền Nam Phi dù đã sử dụng nhiều biện pháp để bảo vệ, song quần thể tê giác tại nước này vẫn đang hàng ngày phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm số lượng nghiêm trọng.
Trong đó đáng lưu ý các nghiên cứu gần đây của TRAFFIC chỉ ra rằng đa số sừng tê giác ở Nam Phi đều được tiêu thụ tại 2 thị trường tại châu Á là Việt Nam và Trung Quốc.
Điều này đã hối thúc phía Nam Phi gấp rút cử một phái đoàn sang làm việc tại Việt Nam vào hồi tháng 10 vừa qua để thảo luận về cách giải quyết nạn buôn lậu sừng tê giác ngày một gia tăng từ Nam Phi về Việt Nam.
Hiện giá sừng tê giác giao dịch tại Nam Phi khoảng 2.000 – 3.000 USD nhưng khi xuất ngoại, mức giá này có thể đội lên đến hơn 10.000 USD.
Thiên Hương