Đây là vấn đề mà nhiều người cho rằng đã không còn tồn tại nữa, nhưng thật sự, nó vẫn còn và vẫn tồn tại một cách dai dẳng. Ngày nay, chính những bạn trẻ lại đặt ra những tiêu chuẩn riêng để “chấm” nửa kia cho mình.
TIN BÀI KHÁC
Đẹp trai, giỏi giang vẫn ế vợ
Xác cậu bé 10 tuổi phân hủy trong cốp xe của bố
“Chân dài phải có đại gia mới là đẳng cấp”
Người xưa thường dùng câu “môn đăng hộ đối” để cân nhắc chuyện thành gia thất
với mong muốn tìm cho con em mình một chỗ cân xứng, nhưng ngày nay, không cần
phải đến các bậc sinh thành, tự thân các bạn trẻ cũng có thể tự đặt ra những
tiêu chuẩn riêng để tìm cho mình một người “Xứng đôi vừa lứa”.
N. T. Linh, một cô gái xinh đẹp nhưng lại sinh ra trong một gia đình nhà nông lam lũ ở Yên Định, Thanh Hóa. Nhìn gia cảnh nhà cửa và những đứa em chưa bao giờ ngẩng nổi đầu lên khỏi những thưở ruộng, Linh quyết tâm phải thay đổi cuộc đời mình.
Bạn trẻ thời nay lại có những quy chuẩn riêng để tìm một nửa còn lại (Nguồn: Namgioi.com) |
Đối với cô, tình yêu phải có sự cân xứng, như thế mới hòa hợp lâu dài được. Ý thức được mình đẹp, Linh thầm nghĩ cách phải khai thác tối đa thế mạnh ngoại hình. Cô tự nhủ đẹp, chân dài thì phải có một chỗ tựa nương đàng hoàng, và danh giá như vậy mới xứng với cái đẹp của mình.
Vì thế, dù được nhiều người theo đuổi rất chân thành, nhưng Linh đều từ chối. Thậm chí, có lúc Linh cũng mên mến một số anh chàng rất dễ thương nhưng thấy gia cảnh nhà anh ta không mấy khá giả, Linh đều kiên quyết chối từ. Để rồi cuối cùng sau nhiều lần “kén cá chọn canh” cô gật đầu làm người yêu cho một người “có của” nhưng đã ngoại tứ tuần.
Mặc dù ông ta đã vợ và con cái đều huề nhưng Linh vẫn điềm nhiên qua lại. Đổi
lại, Linh được sống trong cảnh sung túc mà không phải một cô sinh viên lứa tuổi
như cô được hưởng. Cuộc sống thoải mái trong căn hộ riêng, không phải lo nghĩ
chuyện chi tiêu hằng ngày, Linh còn có thời gian đi các spa thoải mái chăm chút
cho nhan sắc của mình. Theo cô, như vậy mới chính là môn đăng hộ đối.
“Không lấy vợ dốt”
Ngày nay, một bộ phận thế hệ @ có cách nhìn nhận về tình yêu và hôn nhân hoàn toàn khác. Không chỉ cần tương xứng về tuổi tác, về vẻ bề ngoài, học thức cũng là một vấn đề được nhiều người đặt lên bàn cân khi chọn, gật đầu hay ưng một ai đó.
Về vấn đề này, Thanh Hải (ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia HN) chia sẻ: “Mặc dù nam nữ bình đẳng, được tự do yêu nhau và kết hôn nhưng theo mình, muốn có một cuộc hôn nhân bền vững, hòa hợp ít ra cũng có yếu tố cấu thành của “môn đăng hộ đối”. Đặc biệt là sự tương xứng về học vấn, trình độ như thế họ mới có được tiếng nói chung khi về sống cùng nhau dưới một mái nhà”.
Quan niệm “Xứng đôi vừa lứa” là lực cản của nhiều cặp đôi muốn đến với nhau (Nguồn: diendan.vietgiaitri.com) |
Cũng đồng quan điểm này Lê Trí, một kĩ sư xây dựng quê ở Bắc Giang cũng từng tuyên bố, anh sẽ không bao giờ “để mắt” tới cô gái nào có trình độ dưới đại học. Tốt nghiệp một trường đại học danh tiếng, lại đang tiếp tục phấn đấu để dành tấm bằng thạc sĩ, anh quan điểm rằng, với bạn bè quan hệ xã giao thì sao cũng được nhưng khi chọn người yêu phải chọn người có trình độ tương xứng về học lực cũng như sự nghiệp.
Theo anh, có cùng trình độ, quan điểm thì mói có thể hòa hợp được trong cuộc
sống. Bởi vậy, anh cũng muốn người bạn gái, người vợ của mình phải là một người
có học vị ngang anh, hoặc chí ít cũng kém anh chút thôi. Bên cạnh đó, có như thế
gia đình và bản thân anh mới có thể mở mày mở mặt.
“Môn đăng hộ đối” tính sao cho vừa?
Nhiều bạn trẻ mải mê theo đuổi những quy chuẩn của “Môn đăng hộ đối” đã vô tình bỏ qua những mối quan hệ tốt đẹp hay những người sẵn sàng đến với mình bằng tình cảm chân thành.
Bạn Lê Minh (ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia HN) cũng chia sẻ: “Gia cảnh người ta nghèo nhưng bù lại họ lại có ý chí hay một tính cách tự chủ, độc lập. Người học chưa cao nhưng họ lại có vốn hiểu biết xã hội rộng. Theo mình mỗi người có một điểm mạnh riêng, rất khó để lấy quy chuẩn nào để phán xem người ta có môn đăng hộ đối với mình không”.
Như N.T. Linh sau những năm tháng sống trong sự bao bọc của người tình già, cô học hành sa sút rồi ra trường với tấm bằng và bảng điểm chẳng lấy gì sáng sủa. Khi người tình già quay lưng cũng là lúc Linh hoang mang, bối rối vì kiếm việc không dễ dàng lại quen được cung phụng, nuông chiều. Còn Lê Trí, sau những ngày tháng mải mê “kén cá chọn canh” đến nay đã ngoài 30 chàng kĩ sư xây dựng vẫn đơn thân lẻ bóng.
“Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”, không ai muốn mình sinh trong một gia cảnh nghèo nàn, phức tạp nhưng hoàn cảnh mỗi gia đình mỗi khác, nếu đã yêu thì phải hết lòng với người mình yêu.
Thạc sĩ tâm lý Lê Thị Linh Trang cũng từng cho biết trên tuổi trẻ, thời phong kiến xã hội từng có quan niệm hôn nhân phải có sự “Môn đăng hộ đối” giữa hai gia đình. chính điều này làm bao người phiền lụy trong tình yêu, là một lực cản những người yêu nhau tiến tới hôn nhân. Ngày nay nam nữ có sự bình đẳng, được quyền tự do yêu đương và đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Tình yêu chín chắn và sâu sắc sẽ giúp hai người trong cuộc có thêm sức mạnh cũng như sự ứng biến khéo léo để bảo vệ tình yêu của mình.
Lan Châu (tổng hợp)