Có bao giờ bạn trải qua một cảm giác dường như "đã từng nhìn
thấy" hay "đã từng ở" một nơi mà cả đời bạn chưa từng biết? Nhiều nhà khoa học
khẳng định, chúng ta đã từng trải qua nhiều tiền kiếp trong quá khứ, và sẽ còn
những kiếp sau.
TIN BÀI KHÁC
Đắk Lắk: Trồng vườn cần sa giữa phố
Những câu chuyện chưa thể lý giải
Lý Huệ Tông đã bị bức tử như thế nào?
Tường trình vụ truy sát người giữa đêm Hà Nội
Dưới đây là một số trường hợp được nghiên cứu bởi các chuyên gia về lĩnh vực
luân hồi.
Tiền kiếp và hậu kiếp vẫn là điều bí ẩn
Đại tướng George Smith Patton (11-11-1885 - 21-12-1945) là một trong những viên
tướng vĩ đại nhất lịch sử Hoa Kỳ, một nhà chiến lược kỳ tài lừng danh thế giới.
Một bộ phim đã được làm năm 1970 để vinh danh ông. Tính ông nghiêm khắc và luôn
luôn chủ trương "kỷ luật sắt, kỷ luật là sức mạnh của quân đội". Người hùng ấy,
lạ lùng thay, rất tin vào sự luân hồi. Ông thường bảo: "Cuộc đời và cuộc sống là
một vòng tuần hoàn chuyển tiếp. Ðời tôi cũng nằm trong một vòng tuần hoàn chuyển
tiếp nào đó". Một sĩ quan cao cấp của quân đội Hoa Kỳ kể lại câu chuyện mà ông
nhớ mãi về tướng Patton.
Hôm đó, tướng Patton đến thăm một địa danh lịch sử tại Ý. Ðó là vùng đất nằm
cạnh sông Métaure, nơi mà xưa kia, trong trận chiến ác liệt giữa những đoàn quân
dũng mãnh của đế chế Carthage và đế chế La Mã, đã để lại trên chiến trường hàng
ngàn tử thi, mặc dù hai bên đều do những chiến lược gia và danh tướng chỉ huy.
Chiến binh từ quá khứ
Hình ảnh bi tráng ấy đã đi vào quá khứ, và cách thời của tướng Patton đến hơn
1800 năm, nhưng khi tướng Patton cùng các tướng lĩnh và một số nhà sử học đến
thăm vùng đất này, và thử luận bàn về những chiến thuật và chiến lược của trận
đánh ấy thì điều kỳ dị đã xảy ra. Trong khi tướng Patton nghe một viên Đại tá
trình bày những địa điểm đóng quân của hai phe Carthage và La Mã, ông nhiều lần
tỏ ý không hài lòng. Sau cùng, tướng Patton cắt ngang lời viên Đại tá và nói: "Xin
lỗi Đại tá, mặc dù Ðại tá là chuyên gia nghiên cứu các trận chiến trong cuộc
chiến tranh La Mã, nhưng tôi khẳng định rằng đoàn kỵ binh của tướng Hasdrubul
trong trận này không phải đóng tại địa điểm đầu kia mà Ðại tá đã trình bày.
Tôi quả quyết điều này vì một lẽ rất dễ hiểu là vào lúc ấy, chính tôi đã có mặt
tại đó…". Và rồi, tướng Patton nghiêm nét mặt, đưa cao chiếc can cầm ở tay lên
chỉ về một địa điểm trước mặt và nói thật chậm rãi, rõ ràng: "Ðó là địa điểm mà
đoàn kỵ binh của Hasdrubul đã đóng quân, và tôi nhắc lại, lúc ấy tôi đã ở đó!…",
"Nó đây, chiến trường là đây. Những người Carthage đã phòng thủ thành phố trước
cuộc tấn công của 3 quân đoàn La Mã. Người Carthage kiêu hùng và can đảm, nhưng
họ đã không trụ vững được. Họ đã bị tàn sát. Những người đàn bà Ả Rập đã lột
quân phục, kiếm và những ngọn giáo của họ. Những người lính đã nằm trần trụi
dưới mặt trời, 2.000 năm trước đây. Và tôi đã ở đó!".
Trong những lần dừng chân nơi chiến trận hay những lúc nghỉ ngơi, tướng Patto
thường nói đến những địa danh và những chiến trường cổ xưa mà ông đã từng có mặt,
tuy những nơi đó đã đi vào quá khứ xa xăm hay chỉ còn lại trong các pho sử liệu
của các thư viện. Trong nhật ký của mình, tướng Patton thường ghi lại những cảm
nghĩ lạ lùng của mình về kiếp trước.
Có đoạn ông viết: "Tôi tin là có tiền kiếp và hậu kiếp. Tôi tin, thật ra là tôi
biết, rằng tôi đã có ít nhất là một quãng đời trước đây trong binh nghiệp và
hiện nay tôi lại đầu thai lần nữa vào đời binh nghiệp". Về sau, nhà văn đồng
thời là nhà tư tưởng nổi tiếng Aldons Huxley (26-7-1894 - 22-11-1963) đã trình
bày trường hợp của tướng Patton cùng câu chuyện lạ lùng xảy ra trong lần đi thăm
chiến trường La Mã cổ xưa ấy, trong một hội nghị quốc tế có chủ đề "Ứng dụng của
Khoa tâm lý học" tổ chức lần thứ 14 vào năm 1961. Aldons Huxley phát biểu: "Không
riêng gì tướng Patton mà ngay cả chúng ta, đôi lúc ở những thời điểm nào đó
trong đời bỗng ta có những cảm giác, những suy nghĩ, cái nhìn kỳ lạ mà ý thức
của chúng ta như bỗng nhiên hé mở, có khi ta bắt gặp một hình ảnh, một sinh hoạt,
một tiếng nói, một cảnh tượng, một con người mà hình như ta có lần đã thấy, đã
nghe, đã ở, đã đi qua, mặc dù trong cuộc đời chưa bao giờ gặp.
Ðó là quá khứ, quá khứ ấy không phải trong một cuộc đời hay nói khác đi là trong
"một kiếp" mà là trước đó nữa. Cảm nhận ấy đôi khi vượt ra khỏi những cảm nhận
của các giác quan thông thường của con người chúng ta, mà thuộc về quá khứ xa
xăm, hay có thể gọi là tiền kiếp". Tờ báo Paris Match danh tiếng đã đăng tải
trường hợp của Đại tướng Patton vào ngày 23-3-1989.
Những câu chuyện kỳ bí
Không chỉ có trường hợp của tướng George Smith Patton được lịch sử ghi nhận mà
còn có nhiều những trường hợp khác trên thế giới như trường hợp của Chaokun
Radzh-sutadzharn, sinh ngày 12-10-1908 ở miền trung Thái Lan, tên thường gọi là
Choti. Cha cậu tên là Nai Pae, mẹ là Nang Rieng. Ngay khi mới biết nói, cậu bé
đã khẳng định mình là Nai Leng (tên người bác ruột của cậu bé đã mất từ trước
khi cậu bé ra đời). Đáng chú ý, cậu có thói quen gõ bàn giống hệt như người bác
trai, có thể nói và đọc được các thứ tiếng mà người bác lúc sinh thời từng học,
và biết chính xác từng chi tiết một trong cuộc đời ông ta. Sau này Choti đi tu ở
một ngôi chùa ở Bangkok và sau đó xuất bản cuốn sách về cuộc luân hồi chuyển
kiếp của chính mình.
Tờ báo Pattaya Daily News cũng công bố một trường hợp khác xảy ra tại làng
Nathul, phía bắc Myanmar, cô gái Ma Tin Aung Myo sinh ngày 26-12-1953 trong một
gia đình có 3 chị em gái. Ngay từ nhỏ, cô bé luôn tự xem mình là con trai, và
luôn miệng nói rằng mình là người lính Nhật đã bị quân đồng minh bắn chết cách
ngôi nhà của cha mẹ cô bé gần 100m. Cô bé rất sợ máy bay, nhất định không chịu
mặc quần áo con gái, nói tiếng Myanmar rất khó khăn, thích ăn và nấu các món ăn
theo khẩu vị của người Nhật, và luôn buồn nhớ quê hương Nhật Bản. Ma Tin Aung
Myo cho biết gia đình trước kia của "cô" ở miền Bắc nước Nhật.
Trước khi nhập ngũ, "cô" là chủ một cửa hiệu nhỏ nhưng khi vào quân đội thì làm
đầu bếp. Cô sống độc thân không chịu lập gia đình, bởi cô "là đàn ông" và chỉ có
thể kết hôn với phụ nữ mà thôi. Những trường hợp như trên vẫn là bí ẩn với thế
giới loài người cho đến khi nào khoa học có thể chứng minh một cách đầy đủ nhất
bản chất của hiện tượng này.
(Theo Pháp luật và Xã hội)
- Chính trị
- Thời sự
- Kinh doanh
- Thể thao
- Thế giới
- Giáo dục
- Giải trí
- Văn hóa
- Đời sống
- Sức khỏe
- Thông tin và Truyền thông
- Pháp luật
- Ô tô xe máy
- Bất động sản
- Du lịch
- Bạn đọc
- Tuần Việt Nam
- Toàn văn
- Công nghiệp hỗ trợ
- Bảo vệ người tiêu dùng
- Thị trường tiêu dùng
- Dân tộc - Tôn giáo
- Giảm nghèo bền vững
- Nông thôn mới
- Dân tộc thiểu số và miền núi
- Nội dung chuyên đề
- English
- Đính chính
- Talks
- Hồ sơ
- Ảnh
- Video
- Multimedia
- Podcast
- Tin tức 24h
- Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông
- Số giấy phép: 09/GP - BTTTT, cấp ngày 07/01/2019
- Tổng biên tập: Nguyễn Văn Bá
- Tòa soạn: Tòa nhà C'Land - 156 Xã Đàn 2,
- Đống Đa, Hà Nội
- Hotline: 19001081 (8h-17h) | 0923457788 (ngoài giờ HC)
- © 1997 Báo VietNamNet. All rights reserved.
- Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo VietNamNet.
- Công ty Cổ phần Truyền thông VietNamNet
- Hotline: 0919 405 885 (Hà Nội) - 0919 435 885 (Tp.HCM)
- Email: contact@vietnamnet.vn
- Báo giá: http://vads.vn
- Hỗ trợ kỹ thuật: support@tech.vietnamnet.vn