Người xấu số được phát hiện trong tư thế nằm ngửa, hai tay bị trói gập ra sau
bằng dây thừng gai xoắn, hai chân bị trói chặt bằng dây sắn rừng, chiếc áo lót
nạn nhân mặc bị rách tươm tả, quần dài bị tụt xuống mắt cá chân.
TIN BÀI KHÁC
Bệnh lạ: tay chân sưng như vỏ cam sành
Cán chết người rồi tháo bánh xe xóa dấu vết
'Thần bài' tiết lộ thế giới bạc bịp
Cán chết người rồi tháo bánh xe xóa dấu vết
'Thần bài' tiết lộ thế giới bạc bịp
Kỳ 1: Tội ác hiện hình nơi sông nước
Xác người bị hành hình và “ác quỷ” sông Lô
Sáng sớm 9/4/1992, người dân đào vàng tại bãi Soi Báo (thuộc thôn Bình Long, xã Vĩnh Tuy, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) phát hiện một tử thi nổi trên sông Lô. Xác người này nằm cách bờ vài mét, ở mực nước chỉ sâu khoảng 30cm.
Phía bên này xác nạn nhân là một bãi cát sỏi chạy dài dọc theo sông, rất gần các lán trại của giới đào vàng. Phía bên kia, vượt chiều ngang sông Lô một đoạn dài khoảng 300-400m, là một dãy đồi núi đá chạy thuộc thôn Đồn Bầu, xã Bạch Xa, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
Các lực lượng chức năng xác định: Nạn nhân là một nam thanh niên cao chừng 1m60. Công tác khám nghiệm tử thi cho thấy người xấu số được phát hiện trong tư thế nằm ngửa, hai tay bị trói gập ra sau bằng dây thừng gai soắn, hai chân bị trói chặt bằng dây sắn rừng, chiếc áo lót nạn nhân mặc bị rách tươm tả, quần dài bị tụt xuống mắt cá chân.
Những dấu hiệu trên cho thấy nạn nhân đã bị đánh chết trước bị ném xuống sông. Giả thuyết này sau đó được chứng minh bởi Kết luận khám nghiệm tử thi vào hồi 17h ngày 9-4-1992 của Công an huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang): “Nạn nhân chết do bị chấn thương gãy đốt sống cổ số 6, 7”.
Trở lại thời điểm vụ việc mới được phát hiện, trong suốt quá trình tiến hành trục vớt xác, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, có đến hàng trăm người dân hiếu kỳ đã kéo đến xem và được các chiến sỹ công an cho nhận mặt nạn nhân. Tuy vậy, danh tính của người bị hại vẫn là một ẩn số và do đó, bóng dáng “ác quỷ” gây ra nỗi ám ảnh cho cư dân dọc hai bờ sông Lô vẫn chìm trong bóng tối.
Xác người bị hành hình và “ác quỷ” sông Lô
Sáng sớm 9/4/1992, người dân đào vàng tại bãi Soi Báo (thuộc thôn Bình Long, xã Vĩnh Tuy, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) phát hiện một tử thi nổi trên sông Lô. Xác người này nằm cách bờ vài mét, ở mực nước chỉ sâu khoảng 30cm.
Phía bên này xác nạn nhân là một bãi cát sỏi chạy dài dọc theo sông, rất gần các lán trại của giới đào vàng. Phía bên kia, vượt chiều ngang sông Lô một đoạn dài khoảng 300-400m, là một dãy đồi núi đá chạy thuộc thôn Đồn Bầu, xã Bạch Xa, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
Các lực lượng chức năng xác định: Nạn nhân là một nam thanh niên cao chừng 1m60. Công tác khám nghiệm tử thi cho thấy người xấu số được phát hiện trong tư thế nằm ngửa, hai tay bị trói gập ra sau bằng dây thừng gai soắn, hai chân bị trói chặt bằng dây sắn rừng, chiếc áo lót nạn nhân mặc bị rách tươm tả, quần dài bị tụt xuống mắt cá chân.
Những dấu hiệu trên cho thấy nạn nhân đã bị đánh chết trước bị ném xuống sông. Giả thuyết này sau đó được chứng minh bởi Kết luận khám nghiệm tử thi vào hồi 17h ngày 9-4-1992 của Công an huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang): “Nạn nhân chết do bị chấn thương gãy đốt sống cổ số 6, 7”.
Trở lại thời điểm vụ việc mới được phát hiện, trong suốt quá trình tiến hành trục vớt xác, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, có đến hàng trăm người dân hiếu kỳ đã kéo đến xem và được các chiến sỹ công an cho nhận mặt nạn nhân. Tuy vậy, danh tính của người bị hại vẫn là một ẩn số và do đó, bóng dáng “ác quỷ” gây ra nỗi ám ảnh cho cư dân dọc hai bờ sông Lô vẫn chìm trong bóng tối.
Khai quật tử thi |
Ngày 12/4/1992, vụ án được khởi tố. Nhận thấy vụ án có tính chất nghiêm trọng,
ẩn chứa nhiều tình tiết phức tạp, lai lịch nạn nhân quá bí hiểm nên VKSND huyện
Bắc Quang quyết định di lý hồ sơ vụ án lên Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an
tỉnh Hà Giang để tiếp tục công tác điều tra.
Hai chân nạn nhân bị trói chặt bằng dây sắn rừng. |
Sau khi tiếp nhận hồ sơ vụ án từ phía Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện
Bắc Quang, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Giang quyết định khai quật
tử thi để làm rõ hơn nữa nguyên nhân dẫn đến cái chết của nạn nhân, từ đó làm cơ
sở cho việc khoanh vùng nghi can gây án.
Những nỗ lực không ngừng nghỉ của các điều tra viên cuối cùng cũng hé mở đường phá án khi bước đầu danh tính của nạn nhân đã được xác định. Theo đó, người xấu số là anh Đào Trọng Khải (SN 1960, ở xã Vũ Đông, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình).
Tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn, lực lượng phá án xác định: Anh Khải có người anh con bác là Trần Đình Hiếu (SN 1957, ở thôn Đồn Bầu, xã Bạch Xa, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang). Vào khoảng năm 1990, sau khi vợ chết, anh Khải từ Thái Bình dẫn theo 3 con nhỏ là Đào Thị Mai, Đào Thị Tuyết và Đào Thị Vân lên nhà Hiếu để làm ăn cùng vợ chồng Hiếu. Một thời gian ngắn sau, anh Khải làm nhà ra ở riêng để nuôi các con. Nhà anh Khải và nhà Hiếu chỉ cách nhau chừng 100m.
“Ác quỷ” lộ diện
Những nỗ lực không ngừng nghỉ của các điều tra viên cuối cùng cũng hé mở đường phá án khi bước đầu danh tính của nạn nhân đã được xác định. Theo đó, người xấu số là anh Đào Trọng Khải (SN 1960, ở xã Vũ Đông, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình).
Tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn, lực lượng phá án xác định: Anh Khải có người anh con bác là Trần Đình Hiếu (SN 1957, ở thôn Đồn Bầu, xã Bạch Xa, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang). Vào khoảng năm 1990, sau khi vợ chết, anh Khải từ Thái Bình dẫn theo 3 con nhỏ là Đào Thị Mai, Đào Thị Tuyết và Đào Thị Vân lên nhà Hiếu để làm ăn cùng vợ chồng Hiếu. Một thời gian ngắn sau, anh Khải làm nhà ra ở riêng để nuôi các con. Nhà anh Khải và nhà Hiếu chỉ cách nhau chừng 100m.
“Ác quỷ” lộ diện
Cùng thời điểm đó, các điều tra viên cũng phát hiện sự mất tích bí ẩn của Trần
Đình Hiếu. Vì thế, các mũi nhọn điều tra được tập trung vào nhân vật này và Hiếu
nhanh chóng bị xếp vào danh sách nghi can gây án.
Tiến hành khai thác vợ của Hiếu là chị Tô Kim Chinh (SN 1961), lực lượng phá án thu nhận được lời khai: Trước khi “mất tích”, Hiếu nói với chị Chinh rằng có việc phải đi xa vài ngày. Vì thế, chị Chinh đã đưa chồng ra Bến đò Đồn Bầu. Tại nơi sông nước này, Hiếu đã thú thật với vợ rằng mình đã sát hại anh Khải. Tuy vậy, chị Chinh không biết Hiếu đã đi đâu.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, sau đó Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tuyên Quang đã tìm ra đủ bằng chứng cho thấy Trần Đình Hiếu chính là hung thủ. Do Hiếu đã gây án trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang nên ngày 12-9-1992, VKSND tỉnh Hà Giang quyết định chuyển vụ án hình sự này cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tuyên Quang điều tra theo thẩm quyền.
Ngày 3/11/1992, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tuyên Quang ra Quyết định khởi tố bị can đối với Trần Đình Hiếu về tội “Giết người”. Tuy nhiên, các cảnh sát hình sự của tỉnh Tuyên Quang cũng lại vấp phải khó khăn khi phá vụ án này vì việc tìm manh mối của Hiếu không khác gì “mò kim đáy bể”.
Công cuộc trốn chạy của Trần Đình Hiếu kéo dài tới gần hai thập niên. Thậm chí, trong thời gian bị truy nã trên toàn quốc, kẻ thủ ác còn lấy vợ mới, đẻ thêm con và... lẻn về quê nhà để đón vợ cũ, con cũ đi cùng mình đến nơi trú ẩn.
(Còn nữa)
(Theo Pháp luật Việt Nam)