Từ thời điểm bác sĩ Trần Ngọc Án gửi gắm Trà cho dì Tư Ăng-lê coi sóc, Hoa khôi Sài Gòn bắt đầu bị lây và ngày càng lậm sâu hơn vào "vòng đổ bác".
TIN LIÊN QUAN
Từ chủ sòng…
Giã từ Đông Pháp lữ quán, Cô Ba Trà được “quái nhơn” tung tiền, bỏ vốn cho xây động Nguyệt Tiên - không chỉ được mệnh danh là tổ quỷ hành lạc nhứt dạ đế vương, mà còn là điểm bài bạc đỏ đen của chính cô với giới công tử, nhà giàu khắp Sài Gòn, Lục tỉnh.
Vương Hồng Sển đã viết trong cuốn Sài Gòn tả pí lù: “Ở Nguyệt Tiên cung còn có phòng đánh bạc, chơi các thứ bài ăn thua lớn và con bạc thường không thiếu những người có máu mặt trên thương trường, cũng không loại trừ những công chức người Việt lẫn người Pháp giấu tên, cần bảo mật, nên những nơi ra vào đều đặt tín hiệu báo động để tránh bị bố ráp, lục xét bất ngờ”.
Lại nói thời kỳ ở Nguyệt Tiên cung, vừa được đức ông chồng Lương mái chính cung phụng, vừa là người tình của các công tử phong lưu như cậu Tư Phước George, cậu Ba Qui, cậu Bích, Trà sống trong “đống tiền”, nhan sắc thêm phần lộng lẫy và cũng điên loạn mê mệt cờ bạc. Mỗi ngày cô mặc một bộ đồ khác nhau, ngây thơ như nữ sinh trong trắng, con nhà lành. Có lúc cô lăng xê mốt mặc quần và áo dài cùng một loại hàng mỏng, thứ đắt tiền, cùng màu. Trên cổ cô choàng một khăn voan lụa, ngồi xe du lịch mui trần và thường xuyên lui tới các sòng bài ăn thua lớn như sòng bài của thầy Sáu Ngọ ở Chợ Lớn, thầy Sáu Nhiều, thầy Bảy Phương ở đường Caribelli…
…Đến con nợ
Chỉ một thời gian tấp nập khách phong lưu, Nguyệt Tiên cung bắt đầu vắng khách vì ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế đến Nam Kỳ mạnh mẽ nhứt vào năm 1932. Chỉ trừ một số ít công tử còn phong độ, hầu hết các nhà giàu đều sa cơ. Cậu Tư Phước George đã lập gánh hát Huỳnh Kỳ để làm người tình của các cô đào kiều diễm, lưu diễn khắp miền Lục tỉnh. Cậu Ba Qui, sau một thời gian theo Trà, cũng chán, tìm các cô gái nửa chợ nửa quê nhưng có thân hình rắn chắc để bắt bồ. Lương mái chính, sau khi phát hiện tổ uyên ương Nguyệt Tiên là chỗ hành lạc của bọn công tử, nhà giàu, chứ nào phải của mình, đã tạm biệt cô Ba Trà ra đi…
Nợ ngập đầu lại không còn “mạnh thường quân” và cũng chẳng ai cho vay tiền, Yvette Trà chợt nhớ tới chị bạn có chồng ở Xiêm - nghĩ là cứu tinh nên quyết qua đó trốn nợ. Nhưng nào ngờ, rủi ro về giấy tờ, Trà bị bắt; song may mắn gặp ông Đỗ H. giúp đỡ, giai nhân lộn về Sài Gòn - đến khách sạn Hôtel des Nations thuê phòng lánh mặt. Cô sợ người ra vào khách sạn, sợ bị dòm ngó, phát hiện, hễ cơm nước xong lúc nào là rút về phòng nằm giấu kỹ tông tích đến đấy.
Lúng túng cùng đường, bỗng bất ngờ nhận được bao thơ đựng tiền dày cộm do một người không quen biết tên Lâm Kỳ Xuyên gửi biếu, gọi là chút lễ "ra mắt" hoa khôi. Thế là, một lần nữa, sắc đẹp của Trà có ma lực vô hình lôi cuốn thêm một "trái tim tỉ phú". Về sau chả hiểu giữa hai người đậm đà thắm thiết ra sao, chứ thời gian đầu, Lâm tự nguyện làm người tình không chăn gối để phụng hiến cho Trà những món tiền kếch xù ngay khi chưa cầm được bàn tay hoặc nói một lời âu yếm, vợ chồng. Nhờ đó, cô hoa khôi đương hồi xuống dốc đã có đủ sức trang trải nợ cũ, vực dậy Nguyệt Tiên cung đang cơn hấp hối và đường đường quay lại những sòng bài hạng nhứt Sài Gòn.
Có bữa, cô đánh thua to ở chiếu bạc mở trong nhà của chủ tiệm vàng Năm Hy trên đường Bonard (nay là đường Lê Lợi), cô không trực tiếp mà sai em út gọi điện thoại đến ngân hàng Cần Thơ cho Lâm Kỳ Xuyên để Lâm chi gấp... 5.000 đồng (tức hơn 80 cây vàng lúc ấy).
Tiền đều đều tuôn đầy túi như triều cường, song cũng ra khỏi tầm tay Trà nhanh hơn nước rút. Cô Ba lại lâm cảnh trắng và tự thân lặn lội xuống Cần Thơ hỏi Lâm Kỳ Xuyên giúp 40.000 đồng (trị giá thời bấy giờ hơn 660 cây vàng). Vừa cất tiền xong, bỗng thấy Bạch công tử Georges Phước xuất hiện, Trà và Georges Phước sà vào lòng nhau, âu yếm, tình tứ... Rồi tình cờ, Kỳ Xuyên thêm lần nhìn thấy Trà cùng vua cờ bạc Sáu Ngọ tung tăng trên phố, chua chát biết mình chỉ là người đứng bên lề "tình sử" của Trà, đã về Cần Thơ biền biệt.
Cứ thế, "tình - tiền - đỏ đen" đeo bám, dệt nên đoạn kết tàn tạ của hoa khôi Ba Trà. Năm 1936, người ta bắt gặp Trà làm công ở một tiệm tồi tàn trong Chợ Lớn. Cô đã già, tròm trèm 60 tuổi, mặt mày tiều tuỵ, nhưng sống mũi vẫn còn thanh tú, mắt vẫn còn đen láy và loang loáng ánh gương...
(Theo Báo Đất Việt)
TIN LIÊN QUAN
Ly kỳ giai nhân Sài thành ‘sát’ công tử
Ly kỳ Hoa khôi Sài Gòn 'sát' công tử (kỳ 2)
Hoa khôi SG: Sống làm vợ khắp người ta
Ly kỳ Hoa khôi Sài Gòn 'sát' công tử (kỳ 2)
Hoa khôi SG: Sống làm vợ khắp người ta
Từ chủ sòng…
Giã từ Đông Pháp lữ quán, Cô Ba Trà được “quái nhơn” tung tiền, bỏ vốn cho xây động Nguyệt Tiên - không chỉ được mệnh danh là tổ quỷ hành lạc nhứt dạ đế vương, mà còn là điểm bài bạc đỏ đen của chính cô với giới công tử, nhà giàu khắp Sài Gòn, Lục tỉnh.
Vương Hồng Sển đã viết trong cuốn Sài Gòn tả pí lù: “Ở Nguyệt Tiên cung còn có phòng đánh bạc, chơi các thứ bài ăn thua lớn và con bạc thường không thiếu những người có máu mặt trên thương trường, cũng không loại trừ những công chức người Việt lẫn người Pháp giấu tên, cần bảo mật, nên những nơi ra vào đều đặt tín hiệu báo động để tránh bị bố ráp, lục xét bất ngờ”.
(Ảnh minh hoạ) |
Lại nói thời kỳ ở Nguyệt Tiên cung, vừa được đức ông chồng Lương mái chính cung phụng, vừa là người tình của các công tử phong lưu như cậu Tư Phước George, cậu Ba Qui, cậu Bích, Trà sống trong “đống tiền”, nhan sắc thêm phần lộng lẫy và cũng điên loạn mê mệt cờ bạc. Mỗi ngày cô mặc một bộ đồ khác nhau, ngây thơ như nữ sinh trong trắng, con nhà lành. Có lúc cô lăng xê mốt mặc quần và áo dài cùng một loại hàng mỏng, thứ đắt tiền, cùng màu. Trên cổ cô choàng một khăn voan lụa, ngồi xe du lịch mui trần và thường xuyên lui tới các sòng bài ăn thua lớn như sòng bài của thầy Sáu Ngọ ở Chợ Lớn, thầy Sáu Nhiều, thầy Bảy Phương ở đường Caribelli…
…Đến con nợ
Chỉ một thời gian tấp nập khách phong lưu, Nguyệt Tiên cung bắt đầu vắng khách vì ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế đến Nam Kỳ mạnh mẽ nhứt vào năm 1932. Chỉ trừ một số ít công tử còn phong độ, hầu hết các nhà giàu đều sa cơ. Cậu Tư Phước George đã lập gánh hát Huỳnh Kỳ để làm người tình của các cô đào kiều diễm, lưu diễn khắp miền Lục tỉnh. Cậu Ba Qui, sau một thời gian theo Trà, cũng chán, tìm các cô gái nửa chợ nửa quê nhưng có thân hình rắn chắc để bắt bồ. Lương mái chính, sau khi phát hiện tổ uyên ương Nguyệt Tiên là chỗ hành lạc của bọn công tử, nhà giàu, chứ nào phải của mình, đã tạm biệt cô Ba Trà ra đi…
Nợ ngập đầu lại không còn “mạnh thường quân” và cũng chẳng ai cho vay tiền, Yvette Trà chợt nhớ tới chị bạn có chồng ở Xiêm - nghĩ là cứu tinh nên quyết qua đó trốn nợ. Nhưng nào ngờ, rủi ro về giấy tờ, Trà bị bắt; song may mắn gặp ông Đỗ H. giúp đỡ, giai nhân lộn về Sài Gòn - đến khách sạn Hôtel des Nations thuê phòng lánh mặt. Cô sợ người ra vào khách sạn, sợ bị dòm ngó, phát hiện, hễ cơm nước xong lúc nào là rút về phòng nằm giấu kỹ tông tích đến đấy.
Lúng túng cùng đường, bỗng bất ngờ nhận được bao thơ đựng tiền dày cộm do một người không quen biết tên Lâm Kỳ Xuyên gửi biếu, gọi là chút lễ "ra mắt" hoa khôi. Thế là, một lần nữa, sắc đẹp của Trà có ma lực vô hình lôi cuốn thêm một "trái tim tỉ phú". Về sau chả hiểu giữa hai người đậm đà thắm thiết ra sao, chứ thời gian đầu, Lâm tự nguyện làm người tình không chăn gối để phụng hiến cho Trà những món tiền kếch xù ngay khi chưa cầm được bàn tay hoặc nói một lời âu yếm, vợ chồng. Nhờ đó, cô hoa khôi đương hồi xuống dốc đã có đủ sức trang trải nợ cũ, vực dậy Nguyệt Tiên cung đang cơn hấp hối và đường đường quay lại những sòng bài hạng nhứt Sài Gòn.
Có bữa, cô đánh thua to ở chiếu bạc mở trong nhà của chủ tiệm vàng Năm Hy trên đường Bonard (nay là đường Lê Lợi), cô không trực tiếp mà sai em út gọi điện thoại đến ngân hàng Cần Thơ cho Lâm Kỳ Xuyên để Lâm chi gấp... 5.000 đồng (tức hơn 80 cây vàng lúc ấy).
Tiền đều đều tuôn đầy túi như triều cường, song cũng ra khỏi tầm tay Trà nhanh hơn nước rút. Cô Ba lại lâm cảnh trắng và tự thân lặn lội xuống Cần Thơ hỏi Lâm Kỳ Xuyên giúp 40.000 đồng (trị giá thời bấy giờ hơn 660 cây vàng). Vừa cất tiền xong, bỗng thấy Bạch công tử Georges Phước xuất hiện, Trà và Georges Phước sà vào lòng nhau, âu yếm, tình tứ... Rồi tình cờ, Kỳ Xuyên thêm lần nhìn thấy Trà cùng vua cờ bạc Sáu Ngọ tung tăng trên phố, chua chát biết mình chỉ là người đứng bên lề "tình sử" của Trà, đã về Cần Thơ biền biệt.
Cứ thế, "tình - tiền - đỏ đen" đeo bám, dệt nên đoạn kết tàn tạ của hoa khôi Ba Trà. Năm 1936, người ta bắt gặp Trà làm công ở một tiệm tồi tàn trong Chợ Lớn. Cô đã già, tròm trèm 60 tuổi, mặt mày tiều tuỵ, nhưng sống mũi vẫn còn thanh tú, mắt vẫn còn đen láy và loang loáng ánh gương...
(Theo Báo Đất Việt)