TIN BÀI KHÁC
Kinh hoàng đỉa dài 15cm chu du thanh quản
Tàu Dìn Ký: Mới chỉ khám nghiệm được một nửa
Bắt quả tang lò chế biến mỡ bẩn
Khóc cười chuyện teen làm... 'ông mai bà mối'
Thủy Tiên - Công Vinh trở lại thời 'mật ngọt'
Bill Gates chỉ để lại cho mỗi con 10 triệu USD
Liên tiếp tai nạn xe khách, hàng chục người bị thương
8 trường hợp miễn gọi nhập ngũ thời chiến
Tàu Dìn Ký: Mới chỉ khám nghiệm được một nửa
Bắt quả tang lò chế biến mỡ bẩn
Khóc cười chuyện teen làm... 'ông mai bà mối'
Thủy Tiên - Công Vinh trở lại thời 'mật ngọt'
Bill Gates chỉ để lại cho mỗi con 10 triệu USD
Liên tiếp tai nạn xe khách, hàng chục người bị thương
8 trường hợp miễn gọi nhập ngũ thời chiến
Cuộc đời của Anne Boleyn là một thiên tiểu thuyết bởi nhan sắc huyền thoại
của bà cũng như cuộc đời khi ở đỉnh cao của danh vọng và tình yêu, lúc phải bước
lên đoạn đầu đài.
Vì Anne, một hoàng hậu bị phế truất
Trước khi cưới Anne Boleyn, vua Henry 8 đã có vợ là hoàng hậu Catherine xứ Aragon. Nhà vua vốn là người tình của chị gái Anne là Mary Boleyn, nhưng khi gặp cô em có đôi mắt nhung đen láy và chiếc cổ thanh tú trắng ngần, ngài lập tức chết mê chết mệt. Henry đã đổ rất nhiều công sức để chinh phục trái tim người đẹp. Nhưng nếu như bất kỳ cô gái nào cũng thấy mình diễm phúc được làm tình nhân của đức vua thì Anne thông minh lại dứt khoát không chấp nhận điều đó. Nghĩa là muốn có Anne, nhà vua phải cưới nàng và phong nàng làm hoàng hậu.
Để cưới được Anne, nhà vua vận động cho cuộc ly hôn của mình với hoàng hậu Catherine xứ Aragon, lấy lý do bà không sinh được con trai kế vị, nhưng giáo hoàng kiên quyết từ chối. Henry bèn cách chức Hồng y nước Anh, bổ nhiệm Hồng y mới và người này đã hủy hôn thú cho nhà vua. Và khi bị Vatican rút phép thông công, Henry phản ứng lại bằng cách tuyên bố tách giáo hội Anh ra khỏi giáo hội công giáo La Mã, và đức vua sẽ là người đứng đầu Anh giáo.
Trở thành hoàng hậu năm 1533 nhờ tình yêu say đắm của Henry, Anne sống trong sự xa hoa cực điểm với 250 người hầu riêng và 60 viên chức phục vụ chuyện giao tế. Nàng vung tiền để đặt mua những món hàng đắt giá từ khắp nơi trên thế giới, từ giường tủ, kiệu hoa đến xiêm y, trang sức. Hoàng hậu xinh đẹp không ngờ hạnh phúc của mình cũng ngắn ngủi. Một hoàng hậu đã vì nàng bị mất ngôi, và đến lượt nàng cũng nhanh chóng từ bỏ phú quý và mất cả tính mạng.
Hoàng hậu không đầu
Tình yêu của Henry với Anne tuy vô cùng mãnh liệt nhưng chẳng mấy chốc đã lụi tàn. Có thể vì nàng không sinh được con trai, chỉ có một công chúa (sau này là nữ hoàng Elizabeth I), cũng có thể vì Henry là ông vua cả thèm chóng chán, đã phải lòng mỹ nhân khác. Chỉ biết rằng sau vài năm hương lửa, vị quân vương ấy bắt đầu tìm cớ để loại bỏ Anne và cưới tình nhân mới, người thứ ba trong số 6 người vợ của ông.
Các “thám tử” bắt đầu vào cuộc tìm chứng cứ kết tội hoàng hậu. Hàng loạt người đàn ông bị bắt, bị tra tấn bắt nhận tội thông dâm với hoàng hậu, bao gồm thầy giáo dạy nhạc của nàng, hai nhà quý tộc, và đặc biệt là một người em ruột của chính Anne. Với những “chứng cứ” này, Anne bị bắt giam vào tháp London vì tội ngoại tình, mà một hoàng hậu ngoại tình cũng được coi là phản quốc. Một phiên tòa được mở ra, hoàng hậu bị khép tội chết. Án được thi hành vào ngày 19/5/1936, ba năm sau khi nàng trở thành quốc mẫu.
Người ta kể rằng, hoàng hậu nước Anh đã bình thản bước lên đoạn đầu đài, thậm chí còn nói với đao phủ: “Anh sẽ không gặp khó khăn đâu vì ta có cái cổ rất mảnh”. Và nàng nhắc đi nhắc lại: “Ta sẽ là một hoàng hậu không đầu”. Còn đức vua chồng nàng, người từng vì nàng mà bạc tình bạc nghĩa với vợ cũ, lại hồi hộp mong ngóng giây phút đầu Anne rơi xuống để được giải phóng khỏi hôn nhân với nàng, tự do cưới vợ mới. Thi hài Anne xấu số được táng sơ sài trong một chiếc hòm đựng cung tên.
Bóng ma nổi tiếng của nước Anh
Là xứ ở quanh năm sương mù bảng lảng, âm u, nước Anh nổi tiếng có nhiều hồn ma lẩn quất, trong đó hoàng hậu Anne là hồn ma được nhắc đến nhiều nhất. Những câu chuyện ly kỳ này bắt đầu xuất hiện ngay sau cái chết của bà và ngày một nhiều thêm trong suốt mấy trăm năm sau.
Một trong những địa điểm mà hồn ma hoàng hậu hay xuất hiện là lâu đài Blickling Hall, nơi bà sống thời thơ ấu. Theo các câu chuyện dân gian, cứ đến ngày 19/5, ngày Anne bị chặt đầu, là cố hoàng hậu lại xuất hiện trên một cỗ xe ma bốn ngựa kéo, phóng như bay trên đường trở về ngôi nhà tuổi thơ của bà. Bóng ma trắng toát, không đầu, còn người đánh xe chính là hồn ma của Thomas Boleyn, cha ruột Anne, người đã vì danh vọng mà ép hai con gái lao vào mối quan hệ tình ái với vua Henry và khi tình thế thay đổi, ông đã tham dự vào phiên tòa kết tội con gái. Vì món nợ oan cừu đó, ông phải làm người đánh xe chở Anne về nhà trong ngày giỗ của nàng suốt 1.000 năm.
Nhiều du khách cũng đồn rằng, hồn ma không đầu của Anne cũng lảng vảng trong lâu đài Blickling Hall, chiếc đầu nhỏ máu được gói trong vạt váy, đi vật vờ từ phòng này sang phòng khác, thậm chí đi xuyên tường ngay trước mặt người chứng kiến rồi lập tức biến mất. Một số người canh gác ở lâu đài cũng kể rằng họ hay nhìn thấy hoàng hậu đi cùng một đoàn tùy tùng trang nghiêm, và từ hoàng hậu cho đến những người đi theo, thậm chí cả ngựa, đều không đầu.
Giữa thế kỷ 19, một người lính ở vùng này phải ra tòa vì tội ngủ trong khi canh gác. Anh bào chữa rằng mình bị ngất xỉu do quá sợ khi nhìn thấy bóng ma của một phụ nữ không đầu, dường như là hoàng hậu Anne. Một số nhân chứng đứng gần anh thời điểm đó cũng khẳng định họ nhìn thấy điều tương tự. Và thế là anh lính được tha bổng.
Tháp London, tòa lâu đài 1.000 năm tuổi từng là nơi cầm tù, tra tấn và chém đầu nhiều ông hoàng bà chúa và các vị quý tộc, cũng được cho là nơi hồn ma Anne hay xuất hiện. Hiện cả tháo London và lâu đài Blickling Hall đều là những điểm tham quan hấp dẫn du khách. Ngôi nhà thơ ấu của hoàng hậu Anne còn được bầu là một trong những ngôi nhà bị ma ám nổi tiếng nhất nước Anh.
(Theo Đất Việt)
Vì Anne, một hoàng hậu bị phế truất
Trước khi cưới Anne Boleyn, vua Henry 8 đã có vợ là hoàng hậu Catherine xứ Aragon. Nhà vua vốn là người tình của chị gái Anne là Mary Boleyn, nhưng khi gặp cô em có đôi mắt nhung đen láy và chiếc cổ thanh tú trắng ngần, ngài lập tức chết mê chết mệt. Henry đã đổ rất nhiều công sức để chinh phục trái tim người đẹp. Nhưng nếu như bất kỳ cô gái nào cũng thấy mình diễm phúc được làm tình nhân của đức vua thì Anne thông minh lại dứt khoát không chấp nhận điều đó. Nghĩa là muốn có Anne, nhà vua phải cưới nàng và phong nàng làm hoàng hậu.
Để cưới được Anne, nhà vua vận động cho cuộc ly hôn của mình với hoàng hậu Catherine xứ Aragon, lấy lý do bà không sinh được con trai kế vị, nhưng giáo hoàng kiên quyết từ chối. Henry bèn cách chức Hồng y nước Anh, bổ nhiệm Hồng y mới và người này đã hủy hôn thú cho nhà vua. Và khi bị Vatican rút phép thông công, Henry phản ứng lại bằng cách tuyên bố tách giáo hội Anh ra khỏi giáo hội công giáo La Mã, và đức vua sẽ là người đứng đầu Anh giáo.
Sắc đẹp của Anne làm vua Henry mê mệt. |
Trở thành hoàng hậu năm 1533 nhờ tình yêu say đắm của Henry, Anne sống trong sự xa hoa cực điểm với 250 người hầu riêng và 60 viên chức phục vụ chuyện giao tế. Nàng vung tiền để đặt mua những món hàng đắt giá từ khắp nơi trên thế giới, từ giường tủ, kiệu hoa đến xiêm y, trang sức. Hoàng hậu xinh đẹp không ngờ hạnh phúc của mình cũng ngắn ngủi. Một hoàng hậu đã vì nàng bị mất ngôi, và đến lượt nàng cũng nhanh chóng từ bỏ phú quý và mất cả tính mạng.
Hoàng hậu không đầu
Tình yêu của Henry với Anne tuy vô cùng mãnh liệt nhưng chẳng mấy chốc đã lụi tàn. Có thể vì nàng không sinh được con trai, chỉ có một công chúa (sau này là nữ hoàng Elizabeth I), cũng có thể vì Henry là ông vua cả thèm chóng chán, đã phải lòng mỹ nhân khác. Chỉ biết rằng sau vài năm hương lửa, vị quân vương ấy bắt đầu tìm cớ để loại bỏ Anne và cưới tình nhân mới, người thứ ba trong số 6 người vợ của ông.
Các “thám tử” bắt đầu vào cuộc tìm chứng cứ kết tội hoàng hậu. Hàng loạt người đàn ông bị bắt, bị tra tấn bắt nhận tội thông dâm với hoàng hậu, bao gồm thầy giáo dạy nhạc của nàng, hai nhà quý tộc, và đặc biệt là một người em ruột của chính Anne. Với những “chứng cứ” này, Anne bị bắt giam vào tháp London vì tội ngoại tình, mà một hoàng hậu ngoại tình cũng được coi là phản quốc. Một phiên tòa được mở ra, hoàng hậu bị khép tội chết. Án được thi hành vào ngày 19/5/1936, ba năm sau khi nàng trở thành quốc mẫu.
Người ta kể rằng, hoàng hậu nước Anh đã bình thản bước lên đoạn đầu đài, thậm chí còn nói với đao phủ: “Anh sẽ không gặp khó khăn đâu vì ta có cái cổ rất mảnh”. Và nàng nhắc đi nhắc lại: “Ta sẽ là một hoàng hậu không đầu”. Còn đức vua chồng nàng, người từng vì nàng mà bạc tình bạc nghĩa với vợ cũ, lại hồi hộp mong ngóng giây phút đầu Anne rơi xuống để được giải phóng khỏi hôn nhân với nàng, tự do cưới vợ mới. Thi hài Anne xấu số được táng sơ sài trong một chiếc hòm đựng cung tên.
Một trong rất nhiều bức chân dung của hoàng hậu Anne. |
Bóng ma nổi tiếng của nước Anh
Là xứ ở quanh năm sương mù bảng lảng, âm u, nước Anh nổi tiếng có nhiều hồn ma lẩn quất, trong đó hoàng hậu Anne là hồn ma được nhắc đến nhiều nhất. Những câu chuyện ly kỳ này bắt đầu xuất hiện ngay sau cái chết của bà và ngày một nhiều thêm trong suốt mấy trăm năm sau.
Một trong những địa điểm mà hồn ma hoàng hậu hay xuất hiện là lâu đài Blickling Hall, nơi bà sống thời thơ ấu. Theo các câu chuyện dân gian, cứ đến ngày 19/5, ngày Anne bị chặt đầu, là cố hoàng hậu lại xuất hiện trên một cỗ xe ma bốn ngựa kéo, phóng như bay trên đường trở về ngôi nhà tuổi thơ của bà. Bóng ma trắng toát, không đầu, còn người đánh xe chính là hồn ma của Thomas Boleyn, cha ruột Anne, người đã vì danh vọng mà ép hai con gái lao vào mối quan hệ tình ái với vua Henry và khi tình thế thay đổi, ông đã tham dự vào phiên tòa kết tội con gái. Vì món nợ oan cừu đó, ông phải làm người đánh xe chở Anne về nhà trong ngày giỗ của nàng suốt 1.000 năm.
Nhiều du khách cũng đồn rằng, hồn ma không đầu của Anne cũng lảng vảng trong lâu đài Blickling Hall, chiếc đầu nhỏ máu được gói trong vạt váy, đi vật vờ từ phòng này sang phòng khác, thậm chí đi xuyên tường ngay trước mặt người chứng kiến rồi lập tức biến mất. Một số người canh gác ở lâu đài cũng kể rằng họ hay nhìn thấy hoàng hậu đi cùng một đoàn tùy tùng trang nghiêm, và từ hoàng hậu cho đến những người đi theo, thậm chí cả ngựa, đều không đầu.
Giữa thế kỷ 19, một người lính ở vùng này phải ra tòa vì tội ngủ trong khi canh gác. Anh bào chữa rằng mình bị ngất xỉu do quá sợ khi nhìn thấy bóng ma của một phụ nữ không đầu, dường như là hoàng hậu Anne. Một số nhân chứng đứng gần anh thời điểm đó cũng khẳng định họ nhìn thấy điều tương tự. Và thế là anh lính được tha bổng.
Tháp London, tòa lâu đài 1.000 năm tuổi từng là nơi cầm tù, tra tấn và chém đầu nhiều ông hoàng bà chúa và các vị quý tộc, cũng được cho là nơi hồn ma Anne hay xuất hiện. Hiện cả tháo London và lâu đài Blickling Hall đều là những điểm tham quan hấp dẫn du khách. Ngôi nhà thơ ấu của hoàng hậu Anne còn được bầu là một trong những ngôi nhà bị ma ám nổi tiếng nhất nước Anh.
(Theo Đất Việt)