Hầu hết các vị vua đều phải dùng “xuân dược” mới đủ sức “hưởng thụ” gái đẹp
trong tam cung lục viện. Và loại thuốc này đã giết chết khá nhiều quân vương.
TIN BÀI KHÁC
Xôn xao vụ vợ giết chồng một cách dã man
Tiếc 3 cây bạch đàn, đuổi ném bom hả giận
Siêu xe đời mới đang chạy bỗng cháy rụi
Làm chuyện ấy với bố đẻ vì 'lần đầu được yêu...'
4 ni cô đi mua túi hàng hiệu
Xuân dược là các loại thuốc tăng cường ham muốn cũng như khả năng cương dương của nam giới. Một mặt, nó giúp người đàn ông “tả xung hữu đột” trong phòng the, nhưng mặt khác cũng rút cạn sức lực của họ nếu lạm dụng.
Tuy biết thuốc có hai mặt nhưng vì không muốn bỏ phí hàng nghìn gái đẹp trong cung, nhiều ông vua tuy đã suy yếu vì tình dục quá độ vẫn cố dùng thuốc để đêm đêm hành lạc, dẫn đến chết yểu.
Hai cha con chết vì “thuốc xuân tình”
Đó là trường hợp của vua Minh Thế tông và người con kế nghiệp là Minh Mục tông. Cả hai vị vua này đều sùng bái xuân dược và cất nhắc, trọng thưởng những người dâng thuốc. Thầy thuốc Đào Trọng Văn nhờ dâng được loại thuốc quý giúp Minh Thế tông trở thành “anh hùng” trên giường mà được trọng dụng.
Phương thuốc của họ Đào quả là hiệu nghiệm, nó biến ông vua ở tuổi ngũ tuần bỗng
trở nên đầy “bản lĩnh”, có thể “ban ơn mưa móc” liên tục cho các cung tần mỹ nữ
cả ngày lẫn đêm. Và để giữ “phong độ” như thế, nhà vua phải liên tục dùng thuốc
kích dục. Bao nhiêu tinh huyết ở tuổi xế chiều bị vắt kiệt vào những cuộc mây
mưa. Và chỉ 9 năm sau khi gặp được “thần y”, nhà vua băng hà do ngộ độc xuân
dược.
Con trai ông là Minh Mục tông thừa kế ngai vàng, cũng thừa kế luôn cả thói hoang
dâm của bố cùng “phương thuốc thần” kể trên. Vì lạm dụng xuân dượ sớm hơn vua
cha nên Mục tông cũng chết sớm hơn, sau 6 năm ngồi trên ngai vàng, hưởng dương
36 năm.
Tương truyền, phương thuốc mà hai cha con vua Minh sử dụng rất kỳ quái. Vị thuốc
quan trọng nhất mà thầy thuốc họ Đào sử dụng là hồng diên, chính là máu kinh
nguyệt. Vị thầy thuốc này cho rằng, hồng diên của các trinh nữ khỏe mạnh, nhất
là những cô gái “thấy tháng” đầu tiên, là tốt nhất. Chính vì thế mà Mục tông đã
nhiều lần ra lệnh tuyển chọn hàng trăm em gái sắp đến tuổi dậy thì để phục vụ
cho việc “luyện thuốc”.
Thật lạ là trong thời phong kiến và thậm chí cả bây giờ, đàn ông thường xem
những gì liên quan đến kinh nguyệt của phụ nữ là dơ bẩn, thế mà hai ông vua này
dám uống nó. Thế mới biết lòng tham sắc dục có thể làm con người trở nên mù
quáng như thế nào.
Mất mạng vì tận lực phục vụ giai nhân
Tuy bị hậu thế chê cười nhưng Hán Thành đế vẫn được giới đàn ông ghen tị vì được
sở hữu một trong những đại mỹ nhân nổi tiếng nhất Trung Quốc, đó là Triệu Phi
Yến, chưa kể người em gái của Phi Yến là Hợp Đức cũng kiều mỵ không kém. Chính
vì thế mà tuy Phi Yến xuất thân con hát, nghĩa là trước khi gặp vua từng là thứ
đồ chơi của nhiều gã đàn ông, nhưng Hán Thành đế vẫn bất chấp quần thần, đưa
nàng lên ngôi hoàng hậu và tác oai tác quái trong hậu cung.
Phi Yến và Hợp Đức vừa có nhan sắc tuyệt mỹ vừa có nhu cầu ghê gớm về tình dục.
“Phục vụ” được hai mỹ nhân này đã bở hơi tai, vị vua hiếu dâm Hán Thành đế vẫn
muốn ngự hạnh nhiều phi tần khác cho khỏi phí của trời nên không thể tránh khỏi
lao lực. Sức người có hạn trong khi dục vọng vô biên, vị hoàng đế này tất yếu
phải cầu viện các loại thuốc tráng dương. Những loại thuốc này giúp ông ngày đêm
gom sức tàn để đốt trong các cuộc hành lạc. Thế nên ở tuổi tráng niên mà Hán
Thành đế đã xác xơ, kiệt quệ.
Dù đã thân tàn ma dại, Hán Thành đế vẫn muốn tận hưởng sắc đẹp và dục lạc. Thế
nên ở tuổi 45, nhà vua đột tử ngay trong cuộc mây mưa với Triệu Hợp Đức. Để có
sức “lâm hạnh” Triệu mỹ nhân, nhà vua phải uống loại thuốc trợ dương có tên là
Thận tức cao. Lẽ ra mỗi lần chỉ được dùng một viên nhang hôm đó, nhà vua dùng
đến 7 viên liền, nên mới chết vì quá liều.
Những loại xuân dược kỳ lạ
Ngoài loại thuốc chế từ máu kinh nguyệt của thiếu nữ (mà y học ngày nay đã khẳng
định là không có tác dụng trợ dương nào), các thầy thuốc Trung Quốc còn chế ra
nhiều thứ xuân dược kỳ lạ mà việc chúng có khả năng hỗ trợ xuân sự hay không đến
nay vẫn còn là điều bí ẩn, chẳng hạn như thuốc “a-tô-cơ” của người Mông Cổ.
Thành phần của nó gồm nhân sâm, hoa cúc tuyết, hạt sen vùi trong tuyết hàng trăm
năm, mật một loài hoa vốn sống vùi dưới tuyết, chỉ ngoi lên nở vài chục năm một
lần. Vị thuốc đặc biệt nhất là tinh hoàn hải cẩu và máu của loài chim trĩ kỳ lạ
có thể giao phối với nhau từ đầu đến cuối mùa trăng. Mỗi cuộc “ân ái” của loài
chim này kéo dài đến nỗi khi chúng nỏi chân rơi từ trên cây xuống suối, trôi đi
mấy trăm dặm mà vẫn dính chặt lấy nhau.
Còn hoàng đế Càn Long thì duy trì “sức mạnh đàn ông” của mình bằng sâm thử, loài
chuột bạch được nuôi bằng nhân sâm. Chuột cái mang thai sẽ bị ngâm với loại rượu
tráng dương đặc biệt đúng một năm rồi lấy ra sấy khô, tán thành bột rồi viên
thành hoàn.
Vì là thuốc cho hoàng đế nên những loại xuân dược kể trên đều được chế biến quá
cầu kỳ đến nỗi người thường không thể nào “theo” nổi. Tác dụng của chúng đến đâu
chưa rõ, nhưng có một điều chắc chắn là khi sử dụng chúng thường xuyên để quan
hệ tình dục liên tục, sức lực con người dù dồi dào đến mấy cũng phải cùng kiệt,
và việc chết yểu là lẽ đương nhiên.
(Theo Đất Việt)