Thời gian gần đây tại hồ Gươm, hồ Tây, tình trạng câu cá trộm xuất hiện nhiều. Hàng ngày có đến hàng trăm người tới hai hồ câu trộm, mỗi buổi câu được cả chục kg cá.
Tại hồ Gươm, đầu tháng 6/2011, Chi cục Thủy sản Hà Nội đã thả khoảng 60 nghìn con cá xuống chủ yếu là cá trôi, mè, rô phi… để làm thức ăn dự trữ khi cụ Rùa được thả trở lại. Rùa chưa về lại hồ nhưng nhiều người, cả già lẫn trẻ đã tới đây, người dùng cần ngang nhiên đứng câu, người nấp dưới tán cây dùng ống cước với đủ loại lưỡi câu. Các "cá tặc" chọn khu vực phố Lý Thái Tổ, Hàng Khay tập kết, do cách xa nhà bảo vệ.
Tại Hồ Tây, số lượng người câu cá lên đến hàng trăm người, tập trung ở khu vực dọc đường Thanh Niên. Từ sáng sớm cho đến chiều tối các tay câu kéo cá lên, khi nào mệt thì tạm nghỉ tại các quán nước và tiếp tục.
Mặc dù biển cấm đánh bắt cá được treo lên nhưng “cá tặc” vẫn thả mồi buông lưỡi khiến cá trắm, rô phi, mè, chép…dính câu, mắc lưới liên tục. Nhiều người ra giá bán cá tại chỗ. Những tay câu cho biết: “Trong số này, chủ yếu là những thợ câu cá lành nghề”.
Ngoài tình trạng câu trộm, tại khu vực trước chùa Trấn Quốc lưới được giăng kín, cảnh người ngụp lặn giăng lưới bắt cá diễn ra ngang nhiên.
(Theo Bee)
.
Tại hồ Gươm, đầu tháng 6/2011, Chi cục Thủy sản Hà Nội đã thả khoảng 60 nghìn con cá xuống chủ yếu là cá trôi, mè, rô phi… để làm thức ăn dự trữ khi cụ Rùa được thả trở lại. Rùa chưa về lại hồ nhưng nhiều người, cả già lẫn trẻ đã tới đây, người dùng cần ngang nhiên đứng câu, người nấp dưới tán cây dùng ống cước với đủ loại lưỡi câu. Các "cá tặc" chọn khu vực phố Lý Thái Tổ, Hàng Khay tập kết, do cách xa nhà bảo vệ.
Mặc dù biển cấm đánh bắt cá được treo lên nhưng “cá tặc” vẫn thả mồi buông lưỡi khiến cá trắm, rô phi, mè, chép…dính câu, mắc lưới liên tục. Nhiều người ra giá bán cá tại chỗ. Những tay câu cho biết: “Trong số này, chủ yếu là những thợ câu cá lành nghề”.
Ngoài tình trạng câu trộm, tại khu vực trước chùa Trấn Quốc lưới được giăng kín, cảnh người ngụp lặn giăng lưới bắt cá diễn ra ngang nhiên.
(Theo Bee)
.