Chỉ vì mù quáng tin theo các nhà ngoại cảm, không ít gia đình đã lâm vào cảnh
kiệt quệ, khóc đứng khóc ngồi, đối mặt với tranh chấp, kiện tụng vì… bốc nhầm
mộ.
TIN LIÊN QUAN
Bốc nhầm mộ… mới chôn
Câu chuyện mất mộ của gia đình ông Lê Văn Thới (Trung Sơn, Gio Linh, Quảng Trị) mới đây nghe cứ như chuyện đùa. Bởi lẽ xưa nay người ta mất nhiều thứ, chứ chưa thấy ai nói mất… mộ. Thế nhưng, đây là câu chuyện có thật. Đích thân ông Thới đã phải lên trình báo với công an huyện Gio Linh, cậy nhờ các ngành chức năng tìm lại hài cốt của anh trai bị mất.
Ông Thới kể lại, ngày 8/6 gia đình ông trong lúc đi gặt lúa ngang qua nghĩa địa Cồn Nậy thuộc thôn Võ Xá trên địa bàn xã thì phát hiện phần mộ của anh trai ông là Lê Văn Thảnh (mất năm 1999) đột nhiên biến mất. Tại hiện trường chỉ còn lại chiếc hố sâu vừa bị đào bới.
Theo thông tin trên Dân Việt, trước đó 2 ngày, một số người dân sống gần khu nghĩa địa nhìn thấy một chiếc xe ô tô 7 chỗ dán băng rôn “Tìm kiếm mộ liệt sĩ”, mang BKS 37F. Tuy nhiên, không mấy ai để ý vì nghĩ rằng họ đã trình báo với chính quyền sở tại để đến đây tìm mộ.
Ngày 9/6, qua xác minh thông tin, công an huyện Gio Linh thông báo phần mộ của ông Thảnh đã được gia đình anh Hoàng Văn Tùng (27 tuổi, Tân An, Tân Kỳ, Nghệ An) an táng tại nghĩa trang liệt sĩ xã Tân An. Điều xót xa là gia đình anh Tùng đã thực hiện an táng cho bộ hài cốt trên mà vẫn tuyệt nhiên tin tưởng rằng đó là hài cốt của người thân – liệt sĩ Hoàng Văn Vĩnh, sinh năm 1945, hy sinh tại mặt trận phía Nam năm 1967.
Tại cơ quan điều tra, anh Tùng (cháu ruột của liệt sĩ Vĩnh) cho biết, căn nguyên của việc làm trái đạo lý này là vì gia đình anh nghe theo lời của một nhà ngoại cảm ở Nam Đàn (Nghệ An).
Vì quá tin vào chuyện nhập hồn nên ngay cả khi phát hiện ngôi mộ có nhiều điểm bất thường như lật lên vẫn còn áo quan chưa phân hủy, bên trong có bộ áo vest, gói thuốc và bật lửa… nhưng gia đình anh Tùng vẫn đưa hài cốt về quê an táng.
Sau vụ việc, phía gia đình anh Tùng đã trả lại hài cốt và tiến hành xây lại mộ như cũ cho gia đình ông Thới.
Trên thực tế, có không ít gia đình cậy nhờ nhà “ngoại cảm” để tìm mộ nhưng không mấy ai dám chắc đó là hài cốt của người thân mình.
Báo Nghệ An đã từng dẫn chứng ra nhiều câu chuyện, trong đó thân nhân liệt sĩ tìm được hài cốt mang về nhà, nhưng khi tra cứu và dò hỏi lại các thông tin thì nhiều gia đình ngã ngửa vì không trùng khớp. Điển hình như trường hợp của liệt sĩ Đ.X.C ở xã Xuân Hòa (Nam Đàn, Nghệ An) hy sinh tại Lào nhưng lại bốc mộ ở Bình Dương. Liệt sĩ T.Q.T (Vân Diên, Nam Đàn) hy sinh ở Long An nhưng người nhà lại tìm thấy mộ ở Bình Phước…
Lật nhà, phá đường để tìm mộ
Khi niềm tin hóa thành cuồng tín, nhiều người không ngần ngại nhất mực tin theo lời chỉ dẫn của nhà “ngoại cảm”. Họ sẵn sàng phá nhà, phá đường để tìm cho bằng được hài cốt của người thân bất chấp hậu quả.
Như VietNamNet đã đưa tin, ngày 16/2, ông Nguyễn Đình Long (Nhơn Thành, An Nhơn, Bình Định) huy động hàng chục công nhân cùng máy móc đào bới, xới tung trục đường chính dẫn vào cụm công nghiệp Gò Đá Trắng ở thị trấn Đập Đá (An Nhơn) để tìm mộ cha theo như lời chỉ dẫn của nhà “ngoại cảm” P.T.N đến từ Hà Nội.
Sau khi đào bới điểm thứ nhất không thấy, nhà ngoại cảm lại chỉ ông Long đào điểm thứ hai (cách đó khoảng 4m). Nhưng đào điểm thứ hai, gia đình ông Long cũng không phát hiện có dấu tích của ngôi mộ nào.
Đến khoảng 15h cùng ngày, khi ngành chức năng phát hiện và đến hiện trường lập biên bản, yêu cầu ông Long phải dừng ngay công việc đào bới thì nhà “ngoại cảm” đã lẩn mất.
Vụ việc khiến lòng đường bị đào bới một đoạn dài hơn 10m, rộng 4m, sâu 2,5m. Hố ga cáp quang bên cạnh cũng bị lật tung, dây tiếp địa của trạm hạ áp nằm lẫn lộn với đất cát.
Ông Long sau đó đã thừa nhận hành vi phá hoại công trình công cộng, chấp nhận xử phạt hành chính và xin khắc phục toàn bộ hậu quả.
Cũng rơi vào tình cảnh tương tự là câu chuyện của gia đình ông Trần Văn Tiến (Phước Mỹ 2, thị trấn Nam Phước, Duy Xuyên, Quảng Nam) được báo Công an Đà Nẵng đăng tải vào đầu tháng 2 năm nay.
Ông Tiến cho biết, gia đình ông sau khi xem xét, có đến nhờ nhà “ngoại cảm” Đoàn Thị Ánh Tuyết (43 tuổi, Duy Trinh, Duy Xuyên) chỉ dẫn tìm mộ người thân.
Theo chỉ dẫn của bà Tuyết, ngôi mộ cần tìm đang nằm dưới nền nhà của ông Lê Bân (khu Mỹ Hạt, thị trấn Nam Phước, Duy Xuyên). Thấy thầy phán vậy, ông Tiến vội vã cùng người nhà đem theo cuốc xẻng đến đào nền nhà ông Bân để tìm mộ. Tuy nhiên, khi đào sâu đến 1,5m, rộng chừng 2m vẫn chưa thấy mộ đâu.
Khi lực lượng công an có mặt thì nền nhà ông Bân đã đổ đầy đất, bên cạnh có đặt một cỗ quan tài mới mua để đựng hài cốt. Bà Tuyết khai nhận bên trong quan tài có hài cốt mới đào được, tuy nhiên khi lực lượng chức năng kiểm tra thì chỉ có đất bên trong.
Với những bằng chứng không thể chối cãi, bà Tuyết đã thừa nhận hành vi lừa đảo của mình. Nhà “ngoại cảm” này khai nhận bà vốn làm nghề nông, nhưng để có thêm thu nhập nên… kiêm thêm nghề tìm mộ. Bà cũng cho biết, không nhớ nổi đã có bao nhiêu người nhờ tìm và đào mộ… nhưng trong vô vàn những chỉ dẫn có hài cốt dưới nền nhà thì khi đào lên chẳng có gì. Nhiều gia đình thắc mắc thì được phán rằng “vì gia chủ nặng vong nên người âm không chỉ bảo chính xác”.
Điều lạ lùng là không chỉ có người dân thường đến nhờ bà tìm mộ mà ngay những người làm công chức, nhà nước, giáo viên cũng tìm đến cầu cạnh… mặc cho bị hét giá mỗi lần lên đến cả bạc triệu.
Vẫn biết ai cũng khao khát tìm lại mộ phần của người thân sau nhiều năm thất lạc. Nhưng nếu cứ cố tìm kiếm bằng mọi cách và bấu víu vào niềm tin ngoại cảm thì ai dám chắc những ngôi mộ tìm được là người thân của mình. Chính vì vậy, người dân chỉ nên coi đây là một biện pháp bổ trợ và cần phải kết hợp cùng với các phương pháp khoa học và vật chứng khác.
Minh Anh (tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN
Ẩn số sự 'siêu phàm' của bà Nguyễn Thị Nguyện
Thực và hư quanh cái tên Phan Thị Bích Hằng
Chân dung các nhà ngoại cảm nổi tiếng VN
Thực và hư quanh cái tên Phan Thị Bích Hằng
Chân dung các nhà ngoại cảm nổi tiếng VN
Bốc nhầm mộ… mới chôn
Câu chuyện mất mộ của gia đình ông Lê Văn Thới (Trung Sơn, Gio Linh, Quảng Trị) mới đây nghe cứ như chuyện đùa. Bởi lẽ xưa nay người ta mất nhiều thứ, chứ chưa thấy ai nói mất… mộ. Thế nhưng, đây là câu chuyện có thật. Đích thân ông Thới đã phải lên trình báo với công an huyện Gio Linh, cậy nhờ các ngành chức năng tìm lại hài cốt của anh trai bị mất.
Ngôi mộ của nhà ông Thới bỗng nhiên không cánh mà bay (Ảnh: Dân Việt) |
Ông Thới kể lại, ngày 8/6 gia đình ông trong lúc đi gặt lúa ngang qua nghĩa địa Cồn Nậy thuộc thôn Võ Xá trên địa bàn xã thì phát hiện phần mộ của anh trai ông là Lê Văn Thảnh (mất năm 1999) đột nhiên biến mất. Tại hiện trường chỉ còn lại chiếc hố sâu vừa bị đào bới.
Theo thông tin trên Dân Việt, trước đó 2 ngày, một số người dân sống gần khu nghĩa địa nhìn thấy một chiếc xe ô tô 7 chỗ dán băng rôn “Tìm kiếm mộ liệt sĩ”, mang BKS 37F. Tuy nhiên, không mấy ai để ý vì nghĩ rằng họ đã trình báo với chính quyền sở tại để đến đây tìm mộ.
Ngày 9/6, qua xác minh thông tin, công an huyện Gio Linh thông báo phần mộ của ông Thảnh đã được gia đình anh Hoàng Văn Tùng (27 tuổi, Tân An, Tân Kỳ, Nghệ An) an táng tại nghĩa trang liệt sĩ xã Tân An. Điều xót xa là gia đình anh Tùng đã thực hiện an táng cho bộ hài cốt trên mà vẫn tuyệt nhiên tin tưởng rằng đó là hài cốt của người thân – liệt sĩ Hoàng Văn Vĩnh, sinh năm 1945, hy sinh tại mặt trận phía Nam năm 1967.
Tại cơ quan điều tra, anh Tùng (cháu ruột của liệt sĩ Vĩnh) cho biết, căn nguyên của việc làm trái đạo lý này là vì gia đình anh nghe theo lời của một nhà ngoại cảm ở Nam Đàn (Nghệ An).
Vì quá tin vào chuyện nhập hồn nên ngay cả khi phát hiện ngôi mộ có nhiều điểm bất thường như lật lên vẫn còn áo quan chưa phân hủy, bên trong có bộ áo vest, gói thuốc và bật lửa… nhưng gia đình anh Tùng vẫn đưa hài cốt về quê an táng.
Sau vụ việc, phía gia đình anh Tùng đã trả lại hài cốt và tiến hành xây lại mộ như cũ cho gia đình ông Thới.
Trên thực tế, có không ít gia đình cậy nhờ nhà “ngoại cảm” để tìm mộ nhưng không mấy ai dám chắc đó là hài cốt của người thân mình.
Báo Nghệ An đã từng dẫn chứng ra nhiều câu chuyện, trong đó thân nhân liệt sĩ tìm được hài cốt mang về nhà, nhưng khi tra cứu và dò hỏi lại các thông tin thì nhiều gia đình ngã ngửa vì không trùng khớp. Điển hình như trường hợp của liệt sĩ Đ.X.C ở xã Xuân Hòa (Nam Đàn, Nghệ An) hy sinh tại Lào nhưng lại bốc mộ ở Bình Dương. Liệt sĩ T.Q.T (Vân Diên, Nam Đàn) hy sinh ở Long An nhưng người nhà lại tìm thấy mộ ở Bình Phước…
Lật nhà, phá đường để tìm mộ
Khi niềm tin hóa thành cuồng tín, nhiều người không ngần ngại nhất mực tin theo lời chỉ dẫn của nhà “ngoại cảm”. Họ sẵn sàng phá nhà, phá đường để tìm cho bằng được hài cốt của người thân bất chấp hậu quả.
Như VietNamNet đã đưa tin, ngày 16/2, ông Nguyễn Đình Long (Nhơn Thành, An Nhơn, Bình Định) huy động hàng chục công nhân cùng máy móc đào bới, xới tung trục đường chính dẫn vào cụm công nghiệp Gò Đá Trắng ở thị trấn Đập Đá (An Nhơn) để tìm mộ cha theo như lời chỉ dẫn của nhà “ngoại cảm” P.T.N đến từ Hà Nội.
Cả một đoạn đường rộng trên 26m2 bị xới tung nhưng vẫn không phát hiện thấy ngôi mộ nào (Ảnh: Bee.net.vn) |
Sau khi đào bới điểm thứ nhất không thấy, nhà ngoại cảm lại chỉ ông Long đào điểm thứ hai (cách đó khoảng 4m). Nhưng đào điểm thứ hai, gia đình ông Long cũng không phát hiện có dấu tích của ngôi mộ nào.
Đến khoảng 15h cùng ngày, khi ngành chức năng phát hiện và đến hiện trường lập biên bản, yêu cầu ông Long phải dừng ngay công việc đào bới thì nhà “ngoại cảm” đã lẩn mất.
Vụ việc khiến lòng đường bị đào bới một đoạn dài hơn 10m, rộng 4m, sâu 2,5m. Hố ga cáp quang bên cạnh cũng bị lật tung, dây tiếp địa của trạm hạ áp nằm lẫn lộn với đất cát.
Ông Long sau đó đã thừa nhận hành vi phá hoại công trình công cộng, chấp nhận xử phạt hành chính và xin khắc phục toàn bộ hậu quả.
Cũng rơi vào tình cảnh tương tự là câu chuyện của gia đình ông Trần Văn Tiến (Phước Mỹ 2, thị trấn Nam Phước, Duy Xuyên, Quảng Nam) được báo Công an Đà Nẵng đăng tải vào đầu tháng 2 năm nay.
Ông Tiến cho biết, gia đình ông sau khi xem xét, có đến nhờ nhà “ngoại cảm” Đoàn Thị Ánh Tuyết (43 tuổi, Duy Trinh, Duy Xuyên) chỉ dẫn tìm mộ người thân.
Theo chỉ dẫn của bà Tuyết, ngôi mộ cần tìm đang nằm dưới nền nhà của ông Lê Bân (khu Mỹ Hạt, thị trấn Nam Phước, Duy Xuyên). Thấy thầy phán vậy, ông Tiến vội vã cùng người nhà đem theo cuốc xẻng đến đào nền nhà ông Bân để tìm mộ. Tuy nhiên, khi đào sâu đến 1,5m, rộng chừng 2m vẫn chưa thấy mộ đâu.
Nền nhà ông Bân bị đào sâu 1,5m để tìm mộ (Ảnh: Công an Đà Nẵng) |
Khi lực lượng công an có mặt thì nền nhà ông Bân đã đổ đầy đất, bên cạnh có đặt một cỗ quan tài mới mua để đựng hài cốt. Bà Tuyết khai nhận bên trong quan tài có hài cốt mới đào được, tuy nhiên khi lực lượng chức năng kiểm tra thì chỉ có đất bên trong.
Với những bằng chứng không thể chối cãi, bà Tuyết đã thừa nhận hành vi lừa đảo của mình. Nhà “ngoại cảm” này khai nhận bà vốn làm nghề nông, nhưng để có thêm thu nhập nên… kiêm thêm nghề tìm mộ. Bà cũng cho biết, không nhớ nổi đã có bao nhiêu người nhờ tìm và đào mộ… nhưng trong vô vàn những chỉ dẫn có hài cốt dưới nền nhà thì khi đào lên chẳng có gì. Nhiều gia đình thắc mắc thì được phán rằng “vì gia chủ nặng vong nên người âm không chỉ bảo chính xác”.
Điều lạ lùng là không chỉ có người dân thường đến nhờ bà tìm mộ mà ngay những người làm công chức, nhà nước, giáo viên cũng tìm đến cầu cạnh… mặc cho bị hét giá mỗi lần lên đến cả bạc triệu.
Vẫn biết ai cũng khao khát tìm lại mộ phần của người thân sau nhiều năm thất lạc. Nhưng nếu cứ cố tìm kiếm bằng mọi cách và bấu víu vào niềm tin ngoại cảm thì ai dám chắc những ngôi mộ tìm được là người thân của mình. Chính vì vậy, người dân chỉ nên coi đây là một biện pháp bổ trợ và cần phải kết hợp cùng với các phương pháp khoa học và vật chứng khác.
Minh Anh (tổng hợp)