Nghe thông tin có cơn bão mạnh đang hướng vào Bắc Bộ, nhiều bà nội trợ... nhanh chân “găm” thực phẩm đón bão.
TIN BÀI KHÁC
“Cháy” thịt, rau, đồ khô
Nghe đài báo đến sáng 30/7, cơn bão mạnh có tên Nock-ten có thể đạt cấp 11-12, giật tới cấp 14, chị Mai Anh (Kim Mã, HN) không khỏi lo lắng: “nhà tôi ở con ngõ trũng sâu trên đường Kim Mã, chỉ cần mưa lớn cũng ngập mấy ngày liền, đừng nói là có mưa, bão lớn thế này. Mấy lần trước tôi chủ quan, không chuẩn bị gì cả, phải lội nước bì bõm ra chợ mua đồ ăn. Ra đến chợ thì hoảng hồn vì giá thực phẩm tăng cao kinh khủng. Rút kinh nghiệm cho lần mưa bão này, tôi phải chuẩn bị đầy đủ thực phẩm dự trữ cho mấy ngày.”
Cả ngày trên cơ quan, chị lên danh sách những thứ cần mua để tích trữ mấy ngày có bão. Đồ khô như mì tôm, lương khô, củ, quả, thịt... là những thực phẩm được chị ưu tiên hàng đầu: “mua sớm còn rẻ, chứ đợi một, hai ngày nữa, thấy bà nội trợ nào cũng đổ xô đi mua chủ hàng lại tăng giá.”
Còn chị Thu Hà (Huỳnh Thúc Kháng, HN) cho biết đã từ lâu, hễ nghe đài báo đưa tin có mưa to, bão lớn ảnh hưởng tới Hà Nội thì việc đầu tiên chị nghĩ tới là đi chợ mua sẵn đồ ăn. “Có thực mới vực được đạo, cứ mua về để đấy, chẳng đi đâu mất mà sợ,” chị Hà giải thích.
Theo ghi nhận của chúng tôi, tại nhiều khu chợ cóc, bà nội trợ có tâm lý tích trữ thực phẩm khiến giá cả có nhích lên ít nhiều.
8 giờ sáng, tại chợ Thái Thịnh (Đống Đa), lượng người đi mua chen chật chợ. Giá cả có hàng vẫn giữ nguyên, nhưng khoảng gần trưa, khi lượng rau, củ, thịt bán chạy thì giá cả bắt đầu nâng lên ít nhiều.
Vội vã vơ những mớ rau còn sót lại ở một gánh hàng rong, chị Quỳnh (Thái Thịnh, HN) cho biết: “mấy mớ rau muống, rau ngót, khoai tây có đắt hơn so với ngày thường một vài nghìn đồng, thịt lợn cũng đắt hơn một chút, nhưng không mua nhanh thì hết, tôi cũng cố mua để tủ lạnh ăn trong vài ngày. Sợ nhất là mưa gió kéo dài, nhất là sau đó giá thực phẩm lại tăng khủng khiếp.”
Khu chợ Khương Đình (Thanh Xuân, HN) mới 9 giờ sáng đã "cháy" rau và thịt, cá. Theo bà Năm (Bùi Xương Trạch, HN) thì: “Vì lo bão, nên lượng người đi mua rất đông, nhưng giá cả cũng không quá đắt, chỉ nhích lên tí chút. Như tôi dù ở gần chợ nhưng cũng vẫn phải chuẩn bị cho mấy ngày bão. Tôi mua chủ yếu là thịt, rau củ quả, lạc”.
Rất nhiều bà nội trợ bày tỏ bức xúc vì phải đứng xếp hàng, chờ khá lâu để mua thịt lợn, thịt bò nhưng đến lượt mình mua thì hết hàng, hoặc còn lại những phần thịt xấu.
Anh Tuân (Khương Đình, HN) một người bán thịt cho hay, anh phải đến lò mổ lấy thêm nửa con lợn, vì người dân chen nhau mua rất đông. Mặc dù giá có bị đẩy lên nhưng các bà nội trợ vẫn mua rất nhiều. “Ngày thường thì nhiều người đắn đo, trả thêm bớt vài câu, chứ mấy ngày gần bão, thịt lợn hết nhanh, chẳng ai muốn trả giá làm gì, chỉ mua cho nhanh, được nhiều về dự trữ. Vợ chồng tôi cũng bán hết hàng từ sớm,” anh Tuân nói.
Chen chân trong siêu thị
Nghe tin bão về, mấy chị em trong cơ quan chị Lan (Linh Đàm, HN) bàn nhau xin về sớm, tranh thủ thời gian ghé qua siêu thị mua ít đồ.
Dẫn cậu con trai vào siêu thị, phải khó khăn lắm hai mẹ con chị Lan mới len chân được vào dòng người tấp nập “gom” thực phẩm dự trữ. Chị Lan tâm sự: “đợt này nghe nói bão to lắm, giật tới cấp 14 cơ mà, nên tôi cứ chuẩn bị trước, chủ yếu là mua đồ ăn nguội, đồ khô, ít củ, quả thôi. Thật ra, nếu ngập nước thì chắc cũng cùng lắm cũng chỉ 2-3 ngày, nhưng mình cứ mua sẵn, vì biết thể nào sau đợt mưa ngập giá cả thực phẩm cũng tăng vọt.”
Chỉ cây đèn pin và bịch nến vừa mua xong, xếp gọn trong giỏ, chị bộc bạch: “cái món này là không thể thiếu được. Mưa to, mất điện, đèn sạc cũng hết, không có nó thì nguy. Mua ít thực phẩm, đồ dùng mà cũng hết hơn 1 triệu rồi.”
Theo ghi nhận của chúng tôi, chiều ngày 28/7, tại nhiều siêu thị các gian hàng đồ khô, đồ hộp... gần như đã “sạch nhẵn”. Đắt hàng nhất là mì tôm, đồ ăn đóng hộp, đóng gói sẵn...
Nhanh tay lựa mì tôm trong gian hàng ở siêu thị, bà Hải (Trần Duy Hưng, HN) cho biết: “Tôi vào siêu thị mua cho an toàn, giá cả lại ổn định. Nhưng người mua hàng đông quá, tôi phải đứng đợi gần 30 phút mới tới lượt thanh toán đấy”.
Bà Hải cũng tiết lộ: những ngày này, mua hàng ngoài chợ cóc khá đắt, nhưng mua ở siêu thị thì giá cả ổn định hơn nên sau khi bà sẽ mua hàng ở chợ rồi lại ra siêu thị mua thêm. Chỉ tính riêng hôm nay, số tiền đi chợ cho gia đình bà đã tăng 4 lần so với ngày thường. Tuy nhiên, nếu không “gom” thực phẩm để trong nhà, thì bà cũng như nhiều người nội trợ khác cảm thấy không yên tâm khi cơn bão sắp tới đổ bộ vào miền Bắc.
(Theo Pháp luật xã hội)
TIN BÀI KHÁC
“Đại gia tự xưng” và bi kịch của những thôn nữ
Những loại bom “khủng" nhất thế kỷ 20
Vứt hàng chục triệu đồng vì tưởng là rác
Cách chức bí thư xã dùng bằng giả
Trà Vinh trảm hàng loạt cây hoa sữa
Hé lộ cuộc điện thoại bí ẩn tìm ra xe bị lũ cuốn
Những loại bom “khủng" nhất thế kỷ 20
Vứt hàng chục triệu đồng vì tưởng là rác
Cách chức bí thư xã dùng bằng giả
Trà Vinh trảm hàng loạt cây hoa sữa
Hé lộ cuộc điện thoại bí ẩn tìm ra xe bị lũ cuốn
“Cháy” thịt, rau, đồ khô
Nghe đài báo đến sáng 30/7, cơn bão mạnh có tên Nock-ten có thể đạt cấp 11-12, giật tới cấp 14, chị Mai Anh (Kim Mã, HN) không khỏi lo lắng: “nhà tôi ở con ngõ trũng sâu trên đường Kim Mã, chỉ cần mưa lớn cũng ngập mấy ngày liền, đừng nói là có mưa, bão lớn thế này. Mấy lần trước tôi chủ quan, không chuẩn bị gì cả, phải lội nước bì bõm ra chợ mua đồ ăn. Ra đến chợ thì hoảng hồn vì giá thực phẩm tăng cao kinh khủng. Rút kinh nghiệm cho lần mưa bão này, tôi phải chuẩn bị đầy đủ thực phẩm dự trữ cho mấy ngày.”
Cả ngày trên cơ quan, chị lên danh sách những thứ cần mua để tích trữ mấy ngày có bão. Đồ khô như mì tôm, lương khô, củ, quả, thịt... là những thực phẩm được chị ưu tiên hàng đầu: “mua sớm còn rẻ, chứ đợi một, hai ngày nữa, thấy bà nội trợ nào cũng đổ xô đi mua chủ hàng lại tăng giá.”
Còn chị Thu Hà (Huỳnh Thúc Kháng, HN) cho biết đã từ lâu, hễ nghe đài báo đưa tin có mưa to, bão lớn ảnh hưởng tới Hà Nội thì việc đầu tiên chị nghĩ tới là đi chợ mua sẵn đồ ăn. “Có thực mới vực được đạo, cứ mua về để đấy, chẳng đi đâu mất mà sợ,” chị Hà giải thích.
Mua thực phẩm tích trữ ngày bão. |
Theo ghi nhận của chúng tôi, tại nhiều khu chợ cóc, bà nội trợ có tâm lý tích trữ thực phẩm khiến giá cả có nhích lên ít nhiều.
8 giờ sáng, tại chợ Thái Thịnh (Đống Đa), lượng người đi mua chen chật chợ. Giá cả có hàng vẫn giữ nguyên, nhưng khoảng gần trưa, khi lượng rau, củ, thịt bán chạy thì giá cả bắt đầu nâng lên ít nhiều.
Vội vã vơ những mớ rau còn sót lại ở một gánh hàng rong, chị Quỳnh (Thái Thịnh, HN) cho biết: “mấy mớ rau muống, rau ngót, khoai tây có đắt hơn so với ngày thường một vài nghìn đồng, thịt lợn cũng đắt hơn một chút, nhưng không mua nhanh thì hết, tôi cũng cố mua để tủ lạnh ăn trong vài ngày. Sợ nhất là mưa gió kéo dài, nhất là sau đó giá thực phẩm lại tăng khủng khiếp.”
Khu chợ Khương Đình (Thanh Xuân, HN) mới 9 giờ sáng đã "cháy" rau và thịt, cá. Theo bà Năm (Bùi Xương Trạch, HN) thì: “Vì lo bão, nên lượng người đi mua rất đông, nhưng giá cả cũng không quá đắt, chỉ nhích lên tí chút. Như tôi dù ở gần chợ nhưng cũng vẫn phải chuẩn bị cho mấy ngày bão. Tôi mua chủ yếu là thịt, rau củ quả, lạc”.
Rất nhiều bà nội trợ bày tỏ bức xúc vì phải đứng xếp hàng, chờ khá lâu để mua thịt lợn, thịt bò nhưng đến lượt mình mua thì hết hàng, hoặc còn lại những phần thịt xấu.
Anh Tuân (Khương Đình, HN) một người bán thịt cho hay, anh phải đến lò mổ lấy thêm nửa con lợn, vì người dân chen nhau mua rất đông. Mặc dù giá có bị đẩy lên nhưng các bà nội trợ vẫn mua rất nhiều. “Ngày thường thì nhiều người đắn đo, trả thêm bớt vài câu, chứ mấy ngày gần bão, thịt lợn hết nhanh, chẳng ai muốn trả giá làm gì, chỉ mua cho nhanh, được nhiều về dự trữ. Vợ chồng tôi cũng bán hết hàng từ sớm,” anh Tuân nói.
Chen chân trong siêu thị
Nghe tin bão về, mấy chị em trong cơ quan chị Lan (Linh Đàm, HN) bàn nhau xin về sớm, tranh thủ thời gian ghé qua siêu thị mua ít đồ.
Dẫn cậu con trai vào siêu thị, phải khó khăn lắm hai mẹ con chị Lan mới len chân được vào dòng người tấp nập “gom” thực phẩm dự trữ. Chị Lan tâm sự: “đợt này nghe nói bão to lắm, giật tới cấp 14 cơ mà, nên tôi cứ chuẩn bị trước, chủ yếu là mua đồ ăn nguội, đồ khô, ít củ, quả thôi. Thật ra, nếu ngập nước thì chắc cũng cùng lắm cũng chỉ 2-3 ngày, nhưng mình cứ mua sẵn, vì biết thể nào sau đợt mưa ngập giá cả thực phẩm cũng tăng vọt.”
Chỉ cây đèn pin và bịch nến vừa mua xong, xếp gọn trong giỏ, chị bộc bạch: “cái món này là không thể thiếu được. Mưa to, mất điện, đèn sạc cũng hết, không có nó thì nguy. Mua ít thực phẩm, đồ dùng mà cũng hết hơn 1 triệu rồi.”
Theo ghi nhận của chúng tôi, chiều ngày 28/7, tại nhiều siêu thị các gian hàng đồ khô, đồ hộp... gần như đã “sạch nhẵn”. Đắt hàng nhất là mì tôm, đồ ăn đóng hộp, đóng gói sẵn...
Nhanh tay lựa mì tôm trong gian hàng ở siêu thị, bà Hải (Trần Duy Hưng, HN) cho biết: “Tôi vào siêu thị mua cho an toàn, giá cả lại ổn định. Nhưng người mua hàng đông quá, tôi phải đứng đợi gần 30 phút mới tới lượt thanh toán đấy”.
Bà Hải cũng tiết lộ: những ngày này, mua hàng ngoài chợ cóc khá đắt, nhưng mua ở siêu thị thì giá cả ổn định hơn nên sau khi bà sẽ mua hàng ở chợ rồi lại ra siêu thị mua thêm. Chỉ tính riêng hôm nay, số tiền đi chợ cho gia đình bà đã tăng 4 lần so với ngày thường. Tuy nhiên, nếu không “gom” thực phẩm để trong nhà, thì bà cũng như nhiều người nội trợ khác cảm thấy không yên tâm khi cơn bão sắp tới đổ bộ vào miền Bắc.
(Theo Pháp luật xã hội)