Sáng nay (ngày 31/07), Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương đã có báo cáo
tổng hợp ban đầu về tình hình thiệt hại do bão số 3 gây ra.
TIN BÀI KHÁC
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, đến sáng nay, 31/7, bão số 3 đã tan hoàn toàn trên địa phận nước ta, suy yếu thành vùng áp thấp và di chuyển sang vùng Trung Lào. Cơn bão số 3 đi qua để lại khá nhiều thiệt hại cho người dân.
Nghệ An
Về tình hình thịêt hại, tính đến sáng nay 31/7, bão số 3 đã làm 1 người chết là ông Phạm Xuân Tứ, 68 tuổi, ở xóm 7, xã Thọ Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An do bị điện giật vào hồi 11h ngày 30/7.
Thiệt hại về vật chất, bước đầu ghi nhận có 5 ngôi nhà cửa bị tốc mái, hư hại, 1 trường học ở huyện Anh Sơn, Nghệ An bị tốc mái. Ngoài ra có trên 2.500ha hoa màu ở Nghệ An đã bị ngập nước do mưa lớn.
Trên tuyến đê Vinh đoạn qua xã Hưng Hòa, thành phố Vinh cũng xảy ra sạt lở do mưa lũ gây ra. Các điểm sạt lở nằm ngay chân đường ven sông Lam nối từ Thành phố Vinh đến thị xã Cửa Lò và cách bờ sông Lam khoảng 200m.
Ngay khi xuất hiện sạt lở tại tuyến đê Vinh, tỉnh Nghệ An đã cử lãnh đạo tỉnh cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục đê điều có mặt tại hiện trường chỉ đạo lực lượng quản lý đê hàn khẩu ngay những điểm sạt lở.
Quảng Ngãi
Đối với tàu QNg 95010 với 12 lao động bị chìm ngày 27/7 tại khu vực quần đảo Trường Sa, ngày 30/7, Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi đã có công văn số đề nghị Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Ngãi lập thủ tục theo quy định trình UBND tỉnh Quảng Ngãi đề nghị Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao làm việc với phía Philippin để giải quyết cho 12 ngư dân Việt Nam sớm về nước.
Hải Phòng
Tuy không phải là tâm bão, nhưng Hải Phòng cũng bị thiệt hại khá lớn. Tại huyện đảo Cát Hải, triều cường kết hợp sóng lớn tràn qua đê gây ngập lụt 1/3 thị trấn Cát Hải. Toàn bộ tuyến đê Bến Gót - Gia Lộc dài 3 km bị sạt lở nghiêm trọng.
Tại Đồ Sơn, sóng mạnh cao hàng chục mét đã phá vỡ hơn 600 m bờ kè khu vực du lịch quốc tế Hòn Dấu. Nước biển tràn vào trung tâm thị xã gây ngập sâu. Văn phòng 2 của UBND huyện Cát Hải cũa bị nước biển tràn vào.
Sơn La
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão & Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Sơn La, vào hôm qua ngày 30/7, đã xảy ra mưa to và dông tại khu vực suối Chiềng Xôm, xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã khiến 1 người chết. Nạn nhân xấu số là ông Cà Văn Biến, 60 tuổi, tử nạn do bị sét đánh. Cơn dông cũng đã làm đổ khoảng 60 ha ngô.
Ngoài ra, có 3 tàu bị hư hỏng (Hải Phòng: 1, Quảng Bình: 2); 1 thuyền gỗ tại tỉnh Nam Định bị trôi, mất tích (trên không có người).
Trước đó, bão số 3 khi đổ bộ vào đất liền được dự báo sẽ mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Tuy nhiên, thực tế là bão đã suy yếu, tan trên vùng ven biển các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An trước khi đổ bộ vào đất liền. Hiện các địa phương đang chuyển sang công tác chống mưa lũ sau bão.
Theo bản tin dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn TƯ, do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp, vùng ven biển các tỉnh từ Nam Định đến Nghệ An còn có gió mạnh cấp 5, 6. Ở phía Đông Bắc bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to. Vùng núi đề phòng lũ quét và sạt lở đất.
N. Lê (Tổng hợp)
TIN BÀI KHÁC
Bé gái 15 tuổi bị hãm hiếp khi đang tắm
Angelina Jolie muốn đưa Pax Thiên trở lại VN
Đắng lòng những đứa bé bị bỏ rơi ở KCN
Bún 'mắng', cháo 'chửi'... vẫn đắt khách
Cho bố 'sàm sỡ' để được gặp bạn trai
Angelina Jolie muốn đưa Pax Thiên trở lại VN
Đắng lòng những đứa bé bị bỏ rơi ở KCN
Bún 'mắng', cháo 'chửi'... vẫn đắt khách
Cho bố 'sàm sỡ' để được gặp bạn trai
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, đến sáng nay, 31/7, bão số 3 đã tan hoàn toàn trên địa phận nước ta, suy yếu thành vùng áp thấp và di chuyển sang vùng Trung Lào. Cơn bão số 3 đi qua để lại khá nhiều thiệt hại cho người dân.
Nghệ An
Về tình hình thịêt hại, tính đến sáng nay 31/7, bão số 3 đã làm 1 người chết là ông Phạm Xuân Tứ, 68 tuổi, ở xóm 7, xã Thọ Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An do bị điện giật vào hồi 11h ngày 30/7.
Thiệt hại về vật chất, bước đầu ghi nhận có 5 ngôi nhà cửa bị tốc mái, hư hại, 1 trường học ở huyện Anh Sơn, Nghệ An bị tốc mái. Ngoài ra có trên 2.500ha hoa màu ở Nghệ An đã bị ngập nước do mưa lớn.
Bão số 3 đã suy yếu trước khi đổ bộ vào đất liền (Ảnh: VietNamNet) |
Trên tuyến đê Vinh đoạn qua xã Hưng Hòa, thành phố Vinh cũng xảy ra sạt lở do mưa lũ gây ra. Các điểm sạt lở nằm ngay chân đường ven sông Lam nối từ Thành phố Vinh đến thị xã Cửa Lò và cách bờ sông Lam khoảng 200m.
Ngay khi xuất hiện sạt lở tại tuyến đê Vinh, tỉnh Nghệ An đã cử lãnh đạo tỉnh cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục đê điều có mặt tại hiện trường chỉ đạo lực lượng quản lý đê hàn khẩu ngay những điểm sạt lở.
Quảng Ngãi
Đối với tàu QNg 95010 với 12 lao động bị chìm ngày 27/7 tại khu vực quần đảo Trường Sa, ngày 30/7, Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ngãi đã có công văn số đề nghị Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Ngãi lập thủ tục theo quy định trình UBND tỉnh Quảng Ngãi đề nghị Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao làm việc với phía Philippin để giải quyết cho 12 ngư dân Việt Nam sớm về nước.
Hải Phòng
Tuy không phải là tâm bão, nhưng Hải Phòng cũng bị thiệt hại khá lớn. Tại huyện đảo Cát Hải, triều cường kết hợp sóng lớn tràn qua đê gây ngập lụt 1/3 thị trấn Cát Hải. Toàn bộ tuyến đê Bến Gót - Gia Lộc dài 3 km bị sạt lở nghiêm trọng.
|
Bão số 3 tấn công bờ biển Đồ Sơn - Hải Phòng (Ảnh: Tuổi trẻ) |
Tại Đồ Sơn, sóng mạnh cao hàng chục mét đã phá vỡ hơn 600 m bờ kè khu vực du lịch quốc tế Hòn Dấu. Nước biển tràn vào trung tâm thị xã gây ngập sâu. Văn phòng 2 của UBND huyện Cát Hải cũa bị nước biển tràn vào.
Sơn La
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão & Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Sơn La, vào hôm qua ngày 30/7, đã xảy ra mưa to và dông tại khu vực suối Chiềng Xôm, xã Chiềng Cang, huyện Sông Mã khiến 1 người chết. Nạn nhân xấu số là ông Cà Văn Biến, 60 tuổi, tử nạn do bị sét đánh. Cơn dông cũng đã làm đổ khoảng 60 ha ngô.
Ngoài ra, có 3 tàu bị hư hỏng (Hải Phòng: 1, Quảng Bình: 2); 1 thuyền gỗ tại tỉnh Nam Định bị trôi, mất tích (trên không có người).
Trước đó, bão số 3 khi đổ bộ vào đất liền được dự báo sẽ mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Tuy nhiên, thực tế là bão đã suy yếu, tan trên vùng ven biển các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An trước khi đổ bộ vào đất liền. Hiện các địa phương đang chuyển sang công tác chống mưa lũ sau bão.
Theo bản tin dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn TƯ, do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp, vùng ven biển các tỉnh từ Nam Định đến Nghệ An còn có gió mạnh cấp 5, 6. Ở phía Đông Bắc bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to. Vùng núi đề phòng lũ quét và sạt lở đất.
N. Lê (Tổng hợp)