“Sorry thầy, xã em hẹn đột xuất. Thầy “cắm” đấy 2 tiếng tí về em trả gấp đôi” (đại ý là người yêu của cô nàng hẹn gặp đột xuất. Gia sư cứ chịu khó giả vờ dạy, lát cô nàng về sẽ được trả lương gấp đôi).


TIN BÀI KHÁC


Học trò mở miệng là tiền

Phương Linh, học sinh cấp 2 (Mỹ Đình, Hà Nội) luôn tỏ rõ ranh giới giữa một gia sư và con chủ nhà. Thái độ này của Phương Linh làm gia sư của cô là Hải (ĐH Hà Nội) khá bất ngờ.

Mỗi buổi học cùng gia sư, Phương Linh lại tìm cách khoe quần áo hàng hiệu, những phụ kiện sành điệu mà cô vừa được bố mẹ thưởng. Phương Linh cũng tìm mọi cách để cạnh khóe cái gốc gác "nhà quê" và "dân tỉnh lẻ" của cô gia sư. Cô bé khoe khéo với Hải : "Có lão sinh viên đi wave cũng đòi rủ em đi cafe. Nghe bảo lão ở quê nhưng có nhà ở Hà Nội rồi. Boy Hà Nội "xịn" còn chẳng ăn ai nữa là dân "nửa nạc nửa mỡ" ấy". Mỗi khi bị gia sư quát vì bài tập không hoàn thành Phương Linh cũng chẳng vừa, đáp trả lại : "Chị là cái gì mà dám quát tôi? Còn hàng đống người chờ xin được vào nhà tôi làm thuê kia kìa…".

Nhiều “quý tử” lại tự hào nhà mình lắm tiền nhiều của nên có thái độ coi khinh gia sư của mình (Ảnh minh họa. Nguồn: manggiasu.net)

Không chỉ vậy, Phương Anh còn có cách đối xử với gia sư của mình bằng thái độ coi thường: "Chị dạy em có 2 tiếng mà được trả từng ấy tiền đủ thuê nhà cả tháng rồi còn gì. Ngồi ở nhà em có điều hòa mát mẻ còn hơn là ở mấy cái nhà trọ bé như mắt muỗi ấy".

Gia sư hay trông nhà?

Vì muốn đỡ đần cha mẹ về chi phí học hành, Tâm (ĐH Báck khoa) cũng chịu khó đi gia sư. Qua trung tâm môi giới, cậu được giới thiệu đến nhà một “đại tiểu thư” ở Hoàng Mai.

Ngày đầu tiên, cô bé vẫn tỏ ra ngoan ngoãn vào học đúng giờ cũng không đòi nghỉ sớm dù lực học thì …lẹt đẹt. Sang buổi thứ hai, Tâm lên phòng thì không thấy “tiểu thư” đâu. Cậu xuống nhà hỏi người giúp việc thì người giúp việc cũng hoang mang không biết “tiểu thư” bốc hơi từ khi nào. Bực mình, Tâm quay lại phòng thì phát hiện một mảnh giấy vất vưởng trên giá sách của “đại tiểu thư”.

“Sorry thầy, xã em hẹn đột xuất. Thầy “cắm” đấy 2 tiếng tí về em trả gấp đôi” (đại ý là người yêu của cô nàng hẹn gặp đột xuất. Gia sư cứ chịu khó giả vờ dạy, lát cô nàng về sẽ được trả lương gấp đôi).

Ngồi mãi trong phòng cũng chẳng biết làm gì, Tâm bật máy tính của học trò lên thì thấy máy có đặt pass. Tâm nhắn tin cho cô nàng xin pass thì tức anh ách khi biết pass là “onggianhaque”.

Khi gia sư nhận dạy thêm nên có những thỏa thuận và trao đổi thẳng thắn với phụ huynh để tránh những điều không hay có thể xảy ra (Ảnh minh họa. Nguồn: Eva)

Biết cô nàng cố xỏ xiên mình nhưng cậu đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Đúng 2 tiếng sau cô nàng hớn hở về theo đường… ban công nhà hàng xóm. Đến hôm thứ 3 vẫn tiếp diễn tình trạng “vườn không nhà trống” này, Tâm xin nghỉ hẳn.

Hoàng Hạnh (HV Báo chí & Tuyên truyền) thì than thở: “Học trò của mình lại dùng chiêu “dọa đuổi” để “”nắn gân” cô giáo. Thỉnh thoảng không vừa ý điều gì, cô bé lại tỉ tê: Nhà em vừa đuổi bà giúp việc đấy, bà ấy trái ý em là mẹ em bực mình hay chú lái xe của bố em sợ em một phép…”

Chuyên gia tư vấn Nguyễn Hoàng Hạnh, nhân viên tư vấn tâm lý tổng đài 1080 có chia sẻ trên Afamily rằng, đây là hiện tượng rất phổ biến trong xã hội hiện nay khi các ông bố bà mẹ trẻ cứ lao vào kiếm thật nhiều tiền, và cũng cho con tiêu thật nhiều tiền vì nghĩ rằng đó là cách tốt nhất dành cho con. Nhưng họ cũng không thể lường trước rằng, chính điều này là nguyên nhân tạo cho con trẻ tâm lý ỷ lại. Vì nghĩ rằng, bố mẹ có tiền, có thể làm được tất cả mọi việc nên chúng không cần phải làm gì nữa.

Nhiều ông bố bà mẹ cứ tìm cách mời gia sư cho các “ông trời con” nhưng lại không chịu một lần ngồi lại để lắng nghe hay trò chuyện cùng con. Bên cạnh đó, các “quý tử” lại tự hào nhà mình lắm tiền nhiều của nên có thái độ coi khinh gia sư của mình.

Bởi vậy, khi gia sư nhận dạy thêm nên có những thỏa thuận và trao đổi thẳng thắn với phụ huynh để tránh những điều không hay có thể xảy ra. Gia sư cũng nên thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình của học sinh để nhận được sự hỗ trợ của gia đình khi cần thiết.

Lan Châu (Tổng hợp)