Gần 20 năm chính thức hành nghề thầy cúng với đủ những chiêu bài lừa lọc khác nhau, nhưng Đặng Văn Tấn (SN 1935), trú tại xã Mỹ Sơn (Đô Lương, Nghệ An) không thể ngờ rằng,chiêu bài của y lại bị lật tẩy giữa thanh thiên bạch nhật chỉ vì một sự tình cờ nằm ngoài toan tính.
TIN BÀI KHÁC
Săn lùng 'thần dược' phòng the giữa lòng Thủ đô
Mẹ ông Hoàng Hùng kháng nghị kết quả điều tra
Làm parttime, 9X tham vọng "bẫy tình" sếp
Phát hiện xe Lexus mang biển số giả
Chiêu lừa có một không hai
Về Đô Lương (Nghệ An), nhắc đến thầy cúng Đặng Văn Tấn chẳng ai là không biết. Đơn giản vì hàng chục năm làm nghề thầy cúng, "tài năng" bắt ma, gọi hồn của ông Tấn được nhiều người tôn như thánh ông.
Cũng vì tiếng tăm của vị thầy cúng này đồn xa mà đầu năm 2011, ông Nguyễn Văn Cần, đại diện cho dòng họ Nguyễn Văn, trú tại xã Hiến Sơn (Đô Lương, Nghệ An) đã lặn lội đường xa đến nhờ thầy cúng giúp. Chuyện là dòng họ Nguyễn Văn có mộ bà cố tổ tên là Vợi khi xưa cất mộ bị nhầm sang phần mộ của họ Nguyễn Bá và muốn nhờ thầy Tấn chỉ cho để bốc về.
Ông Cần cho biết, ban đầu thầy Tấn từ chối vì cho rằng, thánh chưa nhập nên chưa thể chỉ đúng chỗ được. Nhưng mấy tháng sau, thầy gọi điện bảo rằng, thánh đã nhập và yêu cầu con cháu trong họ Nguyễn Văn phải tập trung đầy đủ và chuẩn bị các lễ vật như thầy đã nói trước.
Đúng ngày hẹn, con cháu họ Nguyễn Văn tập trung về một ngôi chùa ở xóm Hòa Phú, xã Hiến Sơn để thầy làm lễ. Hôm ấy, đồ nghề của thầy Tấn gồm: Chiếc đài radio, lịch vạn niên, bùa mệnh, ống nứa, một chảo dầu, bài gọi hồn ghi trên khổ giấy A4 và một số đồ nghề linh tinh khác.
Khi làm lễ thầy Tấn dùng lửa đốt chảo dầu cho lửa cháy lên thật cao rồi sau đó cưa một đoạn nứa khoảng 5cm và chẻ đôi ra. Khi lửa đang cháy cao, ông Tấn tiến hành gọi hồn rồi bỏ một nửa đoạn nứa vào lửa cho cháy thành tro, đồng thời lấy tàn hương bỏ vào đó.
Khúc nứa, thầy cúng dùng để lừa đảo |
Khi lửa ở chảo dầu cháy xong, ông Tấn phán: "Toàn thể anh em họ Nguyễn Văn hãy
ra phần mộ họ Nguyễn Bá, tìm ngôi mộ nào có khúc nứa y chang như thầy vừa đốt
thì đó chính là mộ của bà cố tổ Vợi". Anh em con cháu dòng họ Nguyễn Văn ai nấy
đều vui mừng và chạy ngay ra nghĩa trang để tìm. Tuy nhiên, sau nhiều giờ đồng
hồ tìm kiếm, khúc nứa còn lại cũng không thấy đâu cả.
Vạch mặt trò đểu của thầy cúng
Khi người họ Nguyễn Văn chạy về báo cáo sự việc không tìm thấy khúc nứa, thầy
cúng tỏ ra lúng túng. Nhưng sau một phút lấy lại bình tĩnh, ông hô lớn, do con
cháu dòng họ Nguyễn Văn sống không tốt nên tổ tiên trách móc, cụ thể là cụ cố
Vợi bảo rằng, để cụ nhiều năm qua nằm lạc lõng bên những người xa lạ nên rất
giận con cháu và tạm thời chưa cho tìm thấy mộ.
Lúc này trong đám con cháu dòng họ Nguyễn Văn có ông Nguyễn Văn Thường đã đứng
lên phản đối, vì cho rằng thầy cúng đã diễn kịch (!). Ông Tấn nghiêm giọng chỉ
vào mặt ông Thường mà nói rằng: "Con cháu không được hỗn láo, tổ tiên quở trách".
Lúc này, ông Thường cũng nổi nóng và rút trong người ra khúc nứa như ông Tấn bảo
cần tìm và nói: "Chứng cứ đây".
Ông Thường kể lại: sáng sớm nay ông ra nghĩa trang thắp hương cho tổ tiên thì từ xa bắt gặp ông Tấn đang đi xung quanh các khu mộ của dòng họ Nguyễn Bá và bỏ một thứ gì đó vào một ngôi mộ ở hàng cuối. Sau khi ông Tấn rời nghĩa trang, ông Thường đã đến kiểm tra và thấy ông Tấn để lại một khúc nứa với dòng chữ: "Mộ của Vợi, cảm ơn dòng họ". Nghi ngờ ông thầy cúng có âm mưu gì đó không lành mạnh, ông Thường đã cầm khúc nứa ấy về và chờ những động thái tiếp theo của ông Tấn.
Nghe ông Thường nói như vậy, thầy cúng im lặng không dám lên tiếng nữa và thừa
nhận hạnh vi lừa đảo của mình. Lập tức đại diện dòng họ Nguyễn Văn đã gọi điện
cho công an xã Hiến Sơn đến giải quyết vụ việc.
Lúc này, hàng ngàn người dân đã tập trung về thôn Hòa Phú để xem công an xử gã thầy cúng lừa đảo. Đến 23h cùng ngày, ông Tấn được đưa về trụ sở công an xã Hiến Sơn để làm rõ hành vi của mình. Thời điểm này, vẫn có hàng trăm người dân vây quanh trụ sở UBND xã, đòi giết thầy cúng lừa đảo người dân.
Chiêu lừa đơn giản khiến bao người tin “sái cổ”
Tại trụ sở UBND xã Hiến Sơn, Đặng Văn Tấn đã thú nhận hành vi lừa đảo của mình. Y khai rằng, bản thân sinh ra ở xã Mỹ Sơn (Đô Lương, Nghệ An). Vốn là một nông dân không có việc làm, khi bước qua tuổi 40, thấy nhiều người hành nghề thầy cúng, y cũng bắt chước. Ban đầu chỉ là bói bài cho hàng xóm và con cháu với mục đích vui là chính. Sau này thấy các động tác của ông khá bài bản và độ chuẩn cũng khá cao nên nhiều nhà đã nhờ ông về cúng bái trong các ngày Giỗ, ngày Tết. Một thời gian sau, thầy cúng Đặng Văn Tấn bắt đầu tạo tên tuổi.
Phó chủ tịch UBND xã Hiến Sơn Trần Đăng Tuấn bên các đồ nghề của thầy cúng |
Từ năm 1993, ông ta bắt đầu sắm đồ nghề để hoạt động mê tín dị đoan. Những việc làm của ông lúc này không còn dừng ở xem bói hay đi cúng thuê nữa mà còn lấn sang cả lĩnh vực tìm mộ người chết, đuổi ma, gọi hồn... Riêng lĩnh vực tìm mộ người chết, ông cực kỳ nổi tiếng vì đã nhiều lần phán đúng vị trí.
Ông Tấn khai rằng, sở dĩ ông phán trăm vụ trúng cả trăm vì ông có một chiêu thức rất độc: Trước khi nhận vụ việc, ông sẽ nghiên cứu địa hình, rồi sau đó dùng xương động vật hoặc tre nứa bỏ vào một nơi nào đó rồi bằng các hình thức cúng bái, ông chỉ cho người nhà đến đó mà tìm. Rất nhiều người đã ngỡ ngàng trước tài năng của ông và tin đồn cứ thế lan nhanh khiến ông chẳng mấy chốc trở thành người tìm mộ nổi tiếng cả vùng.
Một số người dân cho biết, ông Tấn nổi tiếng là thầy cúng giỏi nhưng đã từng một lần bị bắt vì tội ăn nằm bất chính với một người phụ nữ ở huyện Thanh Chương trong quá trình đi hành nghề ở địa phương này. Nhưng sở dĩ người dân vẫn tin vào thầy cúng có lý lịch phức tạp này vì ở công việc, ông rất chuẩn và với người dân, chỉ cần được việc là họ sẽ gọi thầy bằng thánh. Riêng địa bàn xã Hiến Sơn (Đô Lương), nơi ông mới hành nghề từ đầu tháng 5/2011, đã có ít nhất 4 gia đình bị thầy cúng này lừa với chiêu bài tương tự.
Ông Trần Đăng Tuấn, Phó chủ tịch UBND xã Hiến Sơn, người trực tiếp thụ lý vụ việc cho biết: "Ông Tấn không chối cãi về hành vi lừa đảo của mình. Mọi hoạt động trong quá khứ cũng như thời gian gần đây, ông đều khai một cách thành khẩn. Số tiền y lừa đảo sau các vụ việc xảy ra trên địa bàn xã Hiến Sơn đều được y trả lại hết. Mong muốn của y là được tha thứ để về quê sống cùng con cháu trong những ngày còn lại".
(Theo Người đưa tin)