Không chỉ ao hồ, xuồng thủy khí còn di chuyển được ở đầm lầy và trượt trên cạn. Đây được xem là phương tiện đặc chủng đối phó úng ngập tại Hà Nội và các thành phố lớn khác.
TIN BÀI KHÁC
Nhân viên Vietnam Airlines ăn cắp tiền của khách
Một phụ nữ cướp, xé nát hồ sơ ngay tại tòa
Kinh hãi nước thải trộn máu lênh láng ở Hà Nội
Chung cư 93 Lò Đúc: Dân sẽ chết nếu hỏa hoạn
Những án mạng kinh hoàng từ cơn sốt vàng
Hà Nội: Chung cư cũ vẫn giá trên trời
Trượt trên cạn
Xuồng thủy khí được Sở KHCN Hà Nội và Hội Khoa học Công trình hàng không (VACA) phối hợp chế tạo. TS. Nguyễn Hải, đồng nhóm tác giả đề tài nghiên cứu và chế tạo xuồng thủy khí, cho biết, trong điều kiện thường xuyên phải đối phó thiên tai như ở Việt Nam, đặc biệt là với Hà Nội, việc cần phải có một loại phương tiện đặc chủng để di chuyển trong mọi địa hình là rất cần thiết. Được sự phối hợp và hỗ trợ của Sở KHCN Hà Nội, nhóm tác giả gồm những chuyên gia, nhà khoa học VACA và ĐH Bách khoa đã chế tạo thành công xuồng thủy khí.
Xuồng thủy khí hoạt động thử nghiệm trên ao hồ Hà Nội |
TS. Hải cho hay, xuồng thủy khí có tính năng phản lực, chạy bằng hai động cơ chân vịt. Xuồng sẽ phục vụ nhu cầu đi lại, cứu hộ trong thời tiết mưa bão, ngập úng hoặc ở vùng đầm lầy, rong rêu… Khi hoạt động ở vùng nước sâu, xuồng chạy bằng chân vịt- “THỦY”; khi ở khu vực nước nông cạn (30 - 50cm), bãi lầy lội, trên bờ hoặc triền đê, chân vịt sẽ nhấc lên để xuồng trượt hoặc chạy bằng bánh sắt nhờ sức đẩy của quạt gió - “KHÍ”.
Theo VACA, thế giới cũng đã có các loại tàu thủy khí nhưng chỉ chạy trên một địa hình dưới nước hoặc trên cạn, không thể kết hợp được cả hai. “Do vậy, sau một thời gian nghiên cứu, nhóm tác giả đã kết hợp cả hai tính năng này và tạo ra xuồng thủy khí”, TS Hải nhấn mạnh.
Cũng theo TS. Hải, ngoài các động cơ chính như chân vịt, lực đẩy cánh quạt và vật liệu chế tạo vỏ xuồng nhập từ Nhật, Đức, Ý, các phần còn lại của xuồng thủy khí do Việt Nam sản xuất. Về nguyên tắc, các động cơ là một thể thống nhất, song sau khi địa bàn hoạt động hết lầy lội, úng ngập thì người sử dụng có thể tháo rời bộ phận cánh quạt cất đi, còn xuồng sẽ hoạt động như một ca nô cao tốc.
Chưa có tên trong luật giao thông
VACA cho biết, xuồng thủy khí là sản phẩm được nghiên cứu, chế tạo theo hợp đồng đặt hàng của Sở KHCN Hà Nội. Đến nay xuống đã chạy thử trên nhiều ao hồ, địa hình đầm lầy, ngập nước ở Hà Nội. “Sau 12 lần chạy thử nghiệm, xuồng cơ bản đạt được mục tiêu đặt ra sau khi Sở KHCN Hà Nội và nhóm thực hiện nghiệm thu đề tài”, ông Hải nói.
Khi đi lại hay trượt trên cạn, chân vịt sẽ nhấc lên |
Cũng như các phương tiện giao thông khác, xuồng thủy khí khi hoạt động phải có đầy đủ giấy tờ đăng kiểm, đăng ký. Tuy nhiên, do đây là phương tiện kết hợp cả thủy lẫn bộ và Luật Giao thông cũng chưa có chương mục nào quy định về hoạt động của loại phương tiện này nên tạm thời khi hoạt động xuồng chỉ bơi dưới nước, đầm lầy. Còn đi lại trên đường, vẫn phải nhờ ô tô chở, chưa thể trượt hay lăn bánh như thiết kế.
Ông Lê Xuân Rao, Giám đốc Sở KHCN Hà Nội cho rằng, đưa xuồng thủy khí vào sử dụng hay sản xuất rộng rãi còn phải qua nhiều cuộc chạy thử nghiệm. “Xuồng thủy khí sẽ được dùng để cứu hộ, vận chuyển hàng cứu trợ khi có lũ lụt, thiên tai. Hoặc được sử dụng ở một số khu vực du lịch như chùa Hương và các huyện có nhiều sông hồ, đầm lầy, địa hình mấp mô như Chương Mỹ, Mỹ Đức…”.
Xuồng thủy khí dài 4 - 6m, rộng 1,6 - 2,25m. Công suất 60 mã lực, chở được tối đa 7 người, 500kg hàng hóa. Vận tốc trung bình đạt 20 - 40 km/h, tiêu hao 90 lít nhiên liệu/100km. Tuy nhiên, nếu hoạt động ở vùng nước sâu ở chế độ chân vịt, chỉ 45 lít nhiên liệu/100 km. Giá thành chế tạo xuống thủy khí khoảng vài trăm triệu đồng.
(Theo Tiền Phong)