Trưa 26/9, sau tròn 10 ngày biến mất bí ẩn khỏi thị trấn Phùng (huyện Đan Phượng, Hà Nội), Tạ Việt Quang và Bùi Thị Quyên đã bị Công an TP.Hà Nội tìm ra tung tích. Nguồn tin riêng của PV cho hay, trước khi bị phát hiện, vợ chồng Quyên - Quang cư trú tại khu vực Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội).
>>>Vợ chồng chủ tiệm vàng “ôm nợ“ 400 tỷ đồng ra nước ngoài?
TIN BÀI KHÁC
Bi kịch 2 anh em cùng yêu 1 người đàn bà
Trúng độc đắc 1,5 tỷ đồng nhưng không được trả
Cảnh cáo 2 cán bộ VKS ăn nhậu trên sông
Vụ thảm sát tiệm vàng: Sự sống trở lại từ tàn tro
Hướng dẫn cách truy cập vào VietNamNet
Thắt tín dụng, 4.700 "ông chủ" biến mất?
Ford Việt Nam bán linh kiện ôtô rẻ như cho
Vay ngân hàng để... trả nợ
Theo cơ quan ngôn luận của Công an TP.Hà Nội, cặp vợ chồng này đã bị công an triệu tập về trụ sở để đấu tranh khai thác. Bước đầu, Quyên - Quang đã thừa nhận hành vi vay tiền của nhiều người cùng với hứa hẹn trả lãi suất cao. Có cả ngân hàng đã cho ông bà chủ tiệm vàng Quang Quyên vay vốn, và số tiền ấy đã được đem ra quay vòng cho các khoản vay - trả lên đến hàng tỷ đồng. Vụ việc đang được cơ quan công an khai thác mở rộng.
Công an TP.Hà Nội đã mời khoảng 10 người được cho là đã bị Quyên - Quang lừa vay tiền với số lượng lớn đến cơ quan điều tra để tiếp tục trình báo sự việc.
Vợ chồng Quang - Quyên. |
Đáng chú ý, trong đó có một ngân hàng (trụ sở tại Hà Nội) đã cho Quyên - Quang vay gần 50 tỷ đồng, với tài sản thế chấp là 13 “sổ đỏ” (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
Số “sổ đỏ” này phân bổ như sau: 6 “sổ đỏ” đứng tên Quang và Quyên, 1 “sổ đỏ” đứng tên cha mẹ Quang, 1 “sổ đỏ” đứng tên cha mẹ Quyên, 5 “sổ đỏ” còn lại đứng tên người quen của Quyên - Quang (chủ của 5 “sổ đỏ” này được cho là đã “sập bẫy” của Quyên - Quang khi cho cặp đôi này mượn “sổ đỏ” làm tài sản thế chấp tại ngân hàng).
Trao đổi với PLVN, ông Chu Đức Hiền - Giám đốc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Đan Phượng cho biết: Văn phòng của ông đã làm thủ tục đăng ký thế chấp cho vợ chồng Quyên - Quang vay vốn, mọi việc diễn ra theo đúng trình tự, quy định của pháp luật. Còn việc Quyên - Quang sử dụng những hồ sơ đó thế chấp ở những nơi nào và nhằm mục đích gì thì Văn phòng không biết.
Sau người dân đã đến lượt các ngân hàng có dấu hiệu liên quan đến vợ chồng “trùm nợ”. Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều khả năng vụ việc này còn liên quan đến một số thành phần xã hội khác nữa.
Lãi suất cao đến mức nào thì phạm luật hình sự?
Việc cơ quan công an nhanh chóng tìm ra tung tích của vợ chồng chủ tiệm vàng Quang Quyên có tác dụng ổn định tình hình trật tự trị an tại thị trấn Phùng nói riêng và huyện Đan Phượng nói chung.
Liên quan đến vụ việc vợ chồng Quyên - Quang bị tố vỡ nợ gần 400 tỷ, có hai người được cho là đã huy động hơn 26 tỷ đồng rồi cho Quyên - Quang vay lại với lãi suất cao. Hai người này là vợ chồng Lê Thị Th. (29 tuổi), Nguyễn Văn B. (34 tuổi, ở phố Thụy Ứng, thị trấn Phùng). Sau khi việc của Quyên - Quang vỡ lở, vợ chồng Th. - B. cũng biến mất khỏi nơi cư trú. |
Theo quy định tại Điều 163, Bộ luật Hình sự, hành vi “cho vay lãi nặng” được hiểu là cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ 10 lần trở lên. Như vậy, với mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định là 13,5%/năm thì hành vi cho vay lãi nặng có dấu hiệu cấu thành khi vượt mức 135%/năm (tương đương việc cho vay 1 triệu đồng, mỗi ngày lấy lãi 3.700 đồng).
Như vậy, trong khoảng thời gian từ tháng 11/2010 đến nay, nếu các chủ nợ cho vợ chồng Quyên - Quang vay tiền với lãi suất 2.500 đồng/ngày cho mỗi 1 triệu đồng thì hành vi cho vay này chưa phải là hành vi cho vay lãi nặng theo quy định tại Điều 163, Bộ luật Hình sự. Ngoài ra, chủ nợ có quyền yêu cầu người vay phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo quy định của pháp luật.
Một lưu ý khác: Lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước không cố định mà có thể thay đổi theo từng thời điểm. Do vậy, phải xác định thời điểm cho vay, đối chiếu với các văn bản pháp luật để đánh giá mới chính xác được (ví dụ: Lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tháng 9/2010 là 8%/năm, tháng 11/2010 là 9%/năm...).
(Theo Pháp luật Việt Nam)