- Bị đứa con dâu cả “át vía”, định bụng rằng đứa thứ hai bà Mai sẽ phải cho vào “khuôn phép” ngay từ đầu, ai ngờ…

TIN BÀI KHÁC


Lan Anh (Thanh Xuân, Hà Nội) là con dâu thứ, sống trong gia đình có bố mẹ buôn bán từ nhỏ nhưng khi lấy chồng, cô luôn tự nhủ một điều là phải nhịn mẹ chồng, mẹ chồng luôn luôn đúng.

Nói là làm, lấy chồng được 4 năm và đã có hai con, dù chồng chẳng làm ăn gì, đi chơi, nhậu nhẹt với lũ bạn suốt nhưng cô cũng chẳng dám kêu ca với mẹ chồng. Hay như bản thân chị dâu cả cũng thường xuyên to tiếng với mẹ chồng nhưng cô thì tuyệt nhiên không. Những tưởng mỗi lần mẹ chồng cáu giận, mình cứ im lặng là xong ai dè, bà Mai, mẹ chồng chị lại dè bỉu rằng: “Có miệng mà câm như hến, con nhà ở đâu có thói lì lợm thế, mẹ chồng nói như thế mà cũng không thèm mở miệng. Nếu khinh nhà này thế thì sống chết đòi làm dâu nhà này làm gì”.


Không ít cô con dâu cũng ghê gớm ra mặt khi không thể nín nhịn được bà mẹ chồng khó tính (Ảnh minh họa)

Chỉ nghe tới đấy thôi, bao nín nhịn của cô bấy lâu nay bỗng chốc tan biến, ấm ức tuôn ra: “Sống với người như mẹ khó thật, im lặng thì bảo là khinh, có thanh minh thì lại bảo là cãi”.

Nghe vậy, bà Mai mặc dầu ấm ức và ngạc nhiên lắm vì cô con dâu cứ ngỡ ngoan hiền bấy lâu nay lại dám nổi đóa với bà nhưng cũng tự thấy có lý nên đành cho qua chuyện. Nhưng từ đó trở đi, “nhất cử nhất động” của Lan Anh đều được bà cho vào tầm ngắm.

Chồng Lan Anh chăm chơi lười làm, cả nhà trông vào cửa hàng quần áo của cô ở đầu phố nên tài chính trong nhà, một mình cô lo liệu.

Mặc dù đã thuê người giúp việc phụ bà trông đứa con nhỏ mới 1 tuổi nhưng có vẻ như bà vẫn không vừa lòng. Cứ đi làm về là Lan Anh lại bị mẹ chồng nhắc nhở: “Làm mẹ kiểu gì mà đến con cũng chẳng theo, cứ như thế này thì lớn lên chắc chẳng dạy nổi nó”.

Bực mình vì phải vất vả đi làm nuôi chồng rồi các con mà lại bị mẹ chồng cằn nhằn, Lan Anh như được dịp tức nước vỡ bờ: “Nếu nói về dạy con, mẹ dạy con mẹ trước đi. Đấy, cũng chỉ vì không uốn nắn từ bé nên giờ mới sinh ra thói lười biếng vậy”. Ôm “cục tức” trong người nhưng nghĩ đến việc con trai mình cũng chẳng ra gì nên bà đành thôi.

Cái thói “săm soi” của mẹ chồng chị Minh (Từ Liêm, Hà Nội) thì còn kinh khủng hơn. Bình thường, chồng chị rất lười, hiếm khi chị có thể nhờ vả được gì. Một lần nhà có việc, một mình chị Minh phải lo đi chợ và cơm nước cho 3-4 mâm khách. May sao đúng hôm đó chị Minh lại nhờ được chồng cùng xuống bếp phụ nấu nướng (chồng cô hay đi quán xá nên được cái “ưu điểm” nấu ăn ngon).

Thấy cậu con cưng cứ chạy ra chạy vào lấy hành, bóc tỏi, mẹ chồng chị có vẻ không hài lòng, cứ ra vào lại nhắc “Nhà này không có cái thói sai chồng nhem nhẻm như thế đâu. Từ ngày làm dâu nhà này, từ A đến Z tôi đều phải làm hết. Bố chồng chị đến cái bếp ga cũng không biết bật và cũng chả cần biết làm gì. Đúng là lấy vợ xem tông…”.

Không vừa lòng với cách nuông chiều ông con cưng của mẹ chồng, chị Minh cũng đanh đá đáp lại: “Trên đời này, chỉ có một mình bố như thế nên mới sinh ra mẹ như vậy thôi. Cùng là phụ nữ sao mẹ lại như vậy. Em gái mẹ - dì Hòa là bức tranh tương phản đó thôi. Việc nhà hiếm khi thấy dì động tay, động chân trong khi chồng là người kiếm tiền. Đã vậy tối đi làm về ăn cơm xong chồng còn bị sai rửa bát, tắm giặt cho con, dạy con học bài, cho quần áo vào máy giặt và phơi… vậy có cần phải xem lại “tông” của bà ấy không?”.

“Chết lặng” bà không còn lời nào để xỉa xói con dâu nữa đành chỉ mặt, mở cửa to  nói vọng ra cho hàng xóm biết: “Nhà tao không cần đứa con dâu như mày, cút ra khỏi nhà tao ngay. Đúng là vô phúc mới rước phải thứ con dâu như cô”.

Minh cũng chẳng phải vừa, cô đáp: “Mẹ không cần phải ầm ĩ như thế, mẹ ở đây lâu, mẹ như thế nào hàng xóm biết cả. Nếu là người khác, họ có chịu cảnh như con không. Mẹ sống sao phải để phúc cho con cháu chứ!”.

Nghe vậy, bà Bình – mẹ chồng chị Minh chỉ còn nước thở dài “trời không chịu đất thì đất phải chịu trời vậy”, rồi quay ngoắt vào nhà nằm, không nói nửa lời.

Mẫn Chi