Bộ GTVT vừa xây dựng dự thảo đề xuất giờ làm việc, giờ học tập... tại Hà Nội để trình lên Thủ tướng. Theo Bộ GT, dự thảo được xây dựng trên cơ sở sắp xếp khoa học và hợp lý để vừa đảm bảo công việc, vừa không để ảnh hưởng lớn đến đời sống của cán bộ công chức, không xáo trộn sinh hoạt gia đình...
Theo dự thảo đề xuất của Bộ GTVT thì trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện tại có khoảng 350.000 học sinh mầm non, khoảng 500.000 học sinh bậc tiểu học, khoảng 320.000 học sinh trung học cơ sở.
Số lượng sinh viên đại học và cao đẳng học tại các cơ sở đào tạo trong nội thành là gần 478.900 sinh viên, trong đó có nhiều nhất là quận Cầu Giấy và quận Đống Đa, mỗi quận có 13 trường, tiếp đó là quận Thanh Xuân và Hai Bà Trưng, mỗi quận 6 trường.
Có khoảng 355.000 cán bộ, công chức hưởng lương ngân sách, trong đó, các cơ quan Trung ương có khoảng 202.966 người, chiếm 57,1%; số lượng cán bộ cơ quan trực thuộc Hà Nội khoảng 152.294 người, chiếm 42,9%.
Theo Bộ Giao thông, trên cơ sở sắp xếp một cách khoa học và hợp lý để vừa đảm bảo công việc, vừa không để ảnh hưởng lớn đến đời sống của cán bộ công chức, không xáo trộn sinh hoạt gia đình, đặc biệt bảo đảm giờ giấc sinh hoạt phù hợp với nhịp sinh học của các đối tượng là học sinh mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, Bộ đề xuất việc thí điểm thay đổi thời gian làm việc và học tập như sau:
Theo dự thảo đề xuất của Bộ GTVT thì trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện tại có khoảng 350.000 học sinh mầm non, khoảng 500.000 học sinh bậc tiểu học, khoảng 320.000 học sinh trung học cơ sở.
Đường Tôn Đức Thắng ùn tắc kéo dài. (Ảnh: VietNamNet) |
Số lượng sinh viên đại học và cao đẳng học tại các cơ sở đào tạo trong nội thành là gần 478.900 sinh viên, trong đó có nhiều nhất là quận Cầu Giấy và quận Đống Đa, mỗi quận có 13 trường, tiếp đó là quận Thanh Xuân và Hai Bà Trưng, mỗi quận 6 trường.
Có khoảng 355.000 cán bộ, công chức hưởng lương ngân sách, trong đó, các cơ quan Trung ương có khoảng 202.966 người, chiếm 57,1%; số lượng cán bộ cơ quan trực thuộc Hà Nội khoảng 152.294 người, chiếm 42,9%.
Theo Bộ Giao thông, trên cơ sở sắp xếp một cách khoa học và hợp lý để vừa đảm bảo công việc, vừa không để ảnh hưởng lớn đến đời sống của cán bộ công chức, không xáo trộn sinh hoạt gia đình, đặc biệt bảo đảm giờ giấc sinh hoạt phù hợp với nhịp sinh học của các đối tượng là học sinh mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, Bộ đề xuất việc thí điểm thay đổi thời gian làm việc và học tập như sau:
Đối tượng điều chỉnh | Giờ ca sáng | Giờ ca chiều |
Cán bộ, công chức CQTƯ | 9h-12h | 13h-18h |
Cán bộ, công chức Hà Nội | 8h30-12h | 13h-17h30 |
Bậc mầm non, tiểu học, THCS | 8h | 17h30 |
Học sinh trung học | 7h-11h | 12h30-16h30 |
SVĐH khu vực quận Cầu Giấy | 7h-12h | 12h30-17h30 |
SV ĐH khu vực quận Đống Đa | 6h30-11h30 | 12h45-17h45 |
SV ĐH khu vực quận Thanh Xuân | 6h45-11h45 | 12h30-17h30 |
SV ĐH khu vực quận Hai Bà Trưng | 6h30-11h30 | 12h45-17h45 |
Trung tâm kinh doanh thương mại | 9h30 | đến 23h30 |
Trước ý kiến đề xuất này của Bộ GTVT, hôm nay (21-10), UBND Thành phố Hà Nội đã có văn bản hoả tốc gửi Giám đốc các Sở GTVT, Nội vụ, GD&ĐT, Công thương, Lao động, Thương binh & Xã hội; Công an TP, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội. Theo đó, UBND Thành phố giao Sở GTVT chủ trì cùng các Sở, ngành nói trên và các cơ quan liên quan kiểm tra, khảo sát, tính toán trên cơ sở khoa học, thực tiễn…. Tổng hợp, đề xuất và dự thảo văn bản của UBND Thành phố gửi Bộ GTVT trước ngày 25-10-2011.
Nếu Hà Nội đồng tình với đề xuất của Bộ GTVT, UBND TP Hà Nội và Bộ GTVT sẽ cùng báo cáo, đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao UBND TP Hà Nội, Bộ GDVĐT hướng dẫn đối với các đối tượng liên quan và phối hợp với Bộ GTVT theo dõi phản hồi trong thời gian thí điểm.
(Theo Vnmedia)