“Nhìn anh ta nằm bất động trên đường, phía trên nát bươm, một vũng máu chảy ra…, tôi sợ quá!”.
TIN BÀI KHÁC
Số vàng tại tiệm vàng Ngọc Bích bị tẩu tán?
Xe tải hất văng hàng loạt xe, 3 người chết
“Hồ sơ tình sử” Brad Pitt - Angelina Jolie
Cao Thanh Thảo My đăng quang Miss Teen 2011
Ám ảnh khôn nguôi
Qua một tài xế, chúng tôi tìm đến anh – một tài xế xe bus đã từng cán xe chết người. Khi nghe ý định của chúng tôi, anh từ chối luôn. Anh bảo sợ chúng tôi đưa lên mặt báo thì sẽ có người cho rằng tay lái kém mà không xứng đáng lái xe bus nữa. Phải thuyết phục mãi anh mới chịu kể cho chúng tôi cái cảm giác khi anh vô tình làm chết người như thế nào với điều kiện phải giấu tên anh. Dù đồng ý nhưng chúng tôi có cảm nhận được sự dè dặt trong câu nói của anh.
Những tai nạn thế này trở thành nỗi ám ảnh khôn nguôi đối với tài xế |
Sau ngụm nước chè, anh kể: “ Quả thực đã có lần tôi lái xe bus chết người. Nhưng chuyện đó đã xảy ra cách đây 3 năm rồi. Hôm đó, vì đoạn đường khá đông nên xe lưu thông ở tốc độ tương đối chậm. Bỗng nhiên, có gì đó bất thường xảy ra. Điều đó diễn trong tích tắc và chỉ có lái xe mới cảm nhận rõ cái cảm giác trên từng bánh xe.
Ngay lập tức, tôi dừng xe và xuống xem thì thấy có người vừa bị bánh xe tôi của chèn qua. Nhìn anh ta nằm bất động trên đường, đầu nát mất hơn một nửa, một vũng máu đỏ đang chảy… bên cạnh chiếc xe máy vẫn còn nổ máy, tôi sợ quá. Anh ta đã chết. Thật tội nghiệp! Biết gặp chuyện chẳng lành, tôi liền bỏ đi luôn nhân lúc mọi người đang xúm vào xem và đang vứt những đồng tiền lẻ cho người xấu số.
Sau đó tôi ra công an trình báo. May mắn cho tôi là trong vụ việc đó, tôi không bị “làm sao” vì cơ quan điều tra xác định nguyên nhân của vụ tai nạn không có lỗi của lái xe bus. Trước khi xe tôi chèn qua, nạn nhân đã có va chạm giao thông với một người đi đường khác rồi loạng choạng ngã đúng vào bánh xe bus đang di chuyển và…”
“Dù mình không có lỗi trong chuyện này nhưng thực sự mà nói, người kia chết là do mình chèn xe qua. Sau chuyện đó, tôi đã phải xin nghỉ lái hơn nửa tháng vì bị ám ảnh mãi với cảnh tượng nạn nhân nằm bất động, những tia máu bắn trên đường, phần đầu nạn nhân dính chặt xuống đường… Được lãnh đạo công ty động viên, sau đó tôi lại cầm vô lăng lái tiếp. Nói thật là đến giờ tôi vẫn còn ghê!”. Tài xế này tâm sự.
Chen lấn và tạt đầu
Để có thể đánh giá một cách khách quan cách tham gia giao thông của người dân ở Hà Nội, chúng tôi đã có buổi đi xe bus số 32 vào giờ tan tầm buổi chiều một ngày cuối tháng 10/2011.
Cảm nhận đầu tiên khi lên xe bus là một sự khó chịu rất rõ rệt khi mọi người cùng chen lấn để lên xe dù tại điểm chờ xe bus mà chúng tôi lên chưa thật sự đông. Dù cửa lên vẫn mở nhưng một số người lại chạy vòng ra phía sau để lên cửa xe từ cửa xuống mặc cho những người xuống xe đang phải len người để xuống. Một cảnh tượng hỗn loạn xảy ra.
Để có thể quan sát được, tôi đứng một góc ngay cạnh tài xế trên xe. Ở một vị trí khá thuận lợi như vậy, chúng tôi có thể trải qua những cảm giác đi dường mà tài xế gặp phải.
Vào giờ tan tầm, các phương tiện tham gia giao thông đổ ra đường thật nhiều. Lúc này tốc độ di chuyển của các phương tiện chậm dần và chiếc xe bus tôi đang đi phải nhích dần từng chút một. Thỉnh thoảng tôi lại bị đạp đầu vào thanh tay vịn trước mặt vì những cú phanh gấp mỗi khi tài xế xe bus nhấn ga để đi thì lại có một chiếc xe máy chen luôn vào khoảng trống mà chiếc xe đi trước vừa để lại.
Một cảnh tượng giao thông "nhức mắt" (Ảnh từ video do PV tự quay) |
Không những vậy, trên vỉa hè cũng không kém phần “đông đúc” khi các xe không thể kiên trì đi dưới lòng đường đã phi lên cả vỉa hè để mà đi. Và khi không còn chỗ nào để lách lên nữa thì… tất cả cùng đứng im với những tay ga đã sẵn sàng phi lên ngay khi có cơ hội.
Đường đông lái xe bus bị như vậy nhưng đường vắng cũng chẳng hơn gì. Trên đoạn đường từ giữa phố Kim Mã cho đến hết tuyến 32 tại Nhổn, theo thống kê của Phóng viên có khoảng 13 ‘cú” xe máy tạt đầu xe bus trên đoạn đường chỉ dài khoảng 10 km. Như vậy trung bình cứ 1km, lái xe bus lại chịu hơn 1 cú tạt đầu bất thình lình mà chính chúng tôi – những người đứng xem cũng phải rùng mình.
Anh Nguyễn Văn Sửu (lái xe bus số 32 tuyến Nhổn – BX Giáp Bát) với 4 năm kinh nghiệp lái xe bus cho biết: “ Tôi quen những kiểu tạt đầu xe thế này rồi. Hôm nay, thế là bình thường đấy. Có những hôm tôi còn bị tạt đầu nhiều đến mức mà phải nói rằng không hiểu hôm nay mình ra đường vào cái giờ nào mà kinh thế. Có những cú tạt vù một phát mà nếu không phanh kịp thì không biết thế nào nữa…”
Một cú tạt đầu xe bus (Ảnh từ video do PV tự quay) |
Đang nghe anh Sửu vừa lái vừa nói bỗng nhiên xe phanh gấp, hàng chục người trên xe buýt cùng lao người cùng về phía trước kèm theo đó là những tiếng lao xao của hành khách, không ít người buông ra tiếng chửi tục. Một thanh niên đi xe máy không đội mũ bảo hiểm vừa tạt từ bên này đường sang bên kia đường qua đầu xe chúng tôi một cách “hồn nhiên” như đi chỗ không người.
Những tâm sự khó chia sẻ
Tạm nghỉ tại bến, anh Sửu cười hỏi cảm nhận của tôi thế nào. Phải thú thực một điều rằng: trên xe bus khác thế nào thì không biết nhưng trên chuyến xe vừa rồi, tự đặt mình trong vị trí của tài xế quan sát cách người dân tham gia giao thông, tôi căng thẳng đến… vã mồ hôi.
Về vấn đề lái xe không cho khách lên xe vào giờ cao điểm, tài xế này tâm sự: Có những lúc có 4-5 năm xe chạy liền một lúc, mọi người cứ dồn hết lên xe đầu tiên đi đến gây ra hiện tượng quá tải. Đến khi số người lớn quá rồi, tôi chỉ biết dừng lại ở điểm chờ xe bus và mở cửa nhưng sau đó phải đóng vào vì đông quá rồi, không thể lên thêm được nữa. Chắc chắn, lúc đó nhiều người sẽ trách chúng tôi vô trách nhiệm nhưng không phải vậy”.
Anh Sửu nhận xét: “Giao thông ở Hà Nội lộn xộn là vậy đấy nhà báo ạ. Nhiều người dân tham gia giao thông rất thiếu ý thức. Như vừa rồi anh quan sát thì biết. Trước khi lái xe bus này tôi đã từng lái xe container rồi nên bắt nhịp được ngay. Một số anh em khác, chuyển từ lái xe nhỏ sang xe lớn như xe tuyến 32 này phải có thời gian bổ túc tay lái. Có người sau hai ngày bổ túc tay lái, được hai ngày xin nghỉ việc luôn”.
Sau một đoạn đường đi, quan sát, nếu ai đó thử đặt mình vào vị trí của tài xế xe bus hẳn cũng có chung cảm giác với tôi: rất ức chế.
Đôi khi chúng ta thường đòi hỏi trách nhiệm từ người khác một cách nghiêm khắc mà quên đi “cái tình”. Có ai đó đã nói với tôi, nghề “làm dâu trăm họ” thường bạc! Có thể không đúng hoàn toàn nhưng ít ra câu nói đó đúng với nghề lái xe bus này.
(Theo GDVN)