Ngày hôm đó, Đại tá Phạm Hữu Hỗ (Nguyên Chánh Văn phòng Interpol Việt Nam - VPI) bất ngờ nhận được dòng tin nhắn lạ chỉ vẻn vẹn với dòng chữ: “Chú ơi cứu cháu với, cháu bị bán sang Matxcova”.

TIN BÀI KHÁC

Ông chủ xưởng may chuyên đi… bán gái quê
 
Sau dòng tin nhắn bất ngờ ngày hôm đó, VPI luôn tất bật với việc trao đổi, tìm kiếm thông tin với cảnh sát của Nga và các nước Đông Âu để lật tìm những đường dây buôn bán người. Tất cả những dấu vết đều được tìm bới với hy vọng tìm thấy một ‘tia sáng’ nào đó trong cuộc truy tìm của ban chuyên án.
 
Đầu tháng 11/2005, chuông điện thoại của Đại tá Hỗ reo lên. Đó không phải là cuộc điện thoại như mong đợi, song lại rất quan trọng. Nó là cuộc điện của một bà lão.
 
Câu chuyện bắt đầu bằng việc bà lão hỏi: “Ngoài ông Đại tá, có ai biết cháu nhắn tin về xin cầu cứu không?”. Thế rồi, trong câu chuyện với bà lão đó, những dòng tin nhắn trên đã được gợi mở phần nào. Nhân vật chính của câu chuyện xuất hiện với cái tên Thanh, Hương, Hằng… trong đó Thanh là cháu của bà lão.
Dẫn giải một đối tượng tội phạm trao trả cho hình cảnh nước bạn
  
Theo đó, Thanh và những cô gái khác vốn sống ở vùng quê nông thôn, chân lấm tay bùn, quanh năm với đồng ruộng. Bỗng một ngày, xuất hiện tên Hưng - tự xưng là chủ tiệm may mặc bên Nga về, muốn thu nhận lao động sang đó làm việc mà không hề phải trả bất cứ một chi phí nào cho việc tuyển dụng.
 
Nghe lời ngon ngọt của Hưng, Thanh bỏ nhà ra đi với hy vọng sang bên Nga kiếm được tiền để nuôi bà và các anh chị em, đỡ đần gia đình sau này. Ngoài Thanh, Hương và Hằng cũng tình nguyện sang làm công nhân may mặc ở bên Nga cho Hưng mà không hề mất một lời “mời chào” nào.
 
Chuyến đi của 3 cô gái quê được Hưng rào sẵn chuẩn bị trước đó. Từ việc chỉ cần mang tấm hình chân dung, hộ khẩu và giấy CMND để ông chủ Hưng làm hộ chiếu bay sang Nga cho đến việc đi lại, tất cả đều rất thuận tiện. Ra đến sân bay, cả 3 mới biết rằng, ngoài mình ra còn có thêm 6 cô gái nữa bay cùng chuyến nằm trong đoàn với họ.
 
Hành trình làm “công nhân xưởng may” của 9 cô gái này bắt đầu bằng việc được tạm trú vào khu chung cư 6 tầng có tên Rybak ở Matxcova. Tại đây, thay vì được tiếp xúc với những chiếc máy may, vải thêu, kim chỉ để gia công, các cô gái người Việt đã phải thích ứng dần với mùi bia, rượu, thuốc lá nồng nặc toát ra từ những “ả” lưu manh có số má khác từ trước.
 
Người đàn bà tên Hằng – tú bà xuất hiện với bộ dạng lỳ lợm, bặm trợn chửi thẳng vào mặt những cô gái Việt ngờ nghệch đứng chõ mũi quan sát mà không hề biết rằng mình đã bị bán vào “động chứa’ tự lúc nào.
 
Thân tàn, ma dại
 
Chủ quán OP Rybak là Thuấn ‘tóc dài’ - một ông trùm có tiếng trong giới giang hồ. Sau khi van xin, khóc lóc để được xin về nước không thành, 9 cô gái kia bắt đầu cuộc sống tàn tệ của mình.
 
Những tên ma cô đầu trọc, với những hình xăm quái đản trên người, ngày nào cũng lượn đi lượn lại để bắt ép 9 cô gái phải bán dâm cho khách.
 
Sau khi dọa dẫm không thành, bọn chúng bắt đầu hành hạ 9 cô gái bằng những đòn roi và những cú đấm, đá và bạt tai như búa bổ lên người. Bằng mọi cách, bọn chúng bắt họ phải trả bằng được số tiền 4 ngàn USD mà chúng đã bỏ ra để mua lại mỗi người vào động mại dâm.
 
Sáu tháng cơ nhục, đọa đầy, Thanh, Hương, Hằng đã nếm đủ mùi vị của đời. Không lời nào có thể diễn tả cuộc sống đọa đầy ở ổ mại dâm của Thuấn ‘tóc dài’.
 
Cả 3 cô gái đều hiểu, muốn sống tiếp được và muốn có cơ hội về nhà, không còn cách nào khác là phải ngoan ngoãn nghe lời bọn ma cô và tìm cách thoát khỏi chốn địa ngục trần gian này. Sáu cô gái kia, nghe đâu bị bán sang ổ mại dâm khác ở Czech ít tuần sau đó.
 
Trong một lần đi khách, Hương đã sử dụng chiêu ‘mỹ nhân kế’ dụ khách, rồi mượn điện thoại kịp thời nhắn tin về cho cô bạn thân của mình ở Hà Nội. Nhanh như cắt, cô bạn thân của Hương đã gửi số điện thoại của VPI cho Hương và từ đó VPI đã lần ra những manh mối quan trọng. Chính Hương là người đã nhắn những dòng tin nhắn cho Đại tá Hỗ lúc bấy giờ để cầu cứu.
 
Sáng hôm sau, Thượng tá Đặng Xuân Khang (hiện là Đại tá - Chánh Văn phòng Interpol) đã báo cáo gửi lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát đề nghị phối hợp với C14 để phá án. Qua kiểm tra thông tin từ hình cảnh Liên Bang Nga và các thông tin khác, VPI nhận thấy đây là đường dây tội phạm chuyên lừa đảo đưa gái Việt Nam sang Nga.
 
Những ngày sau đó, việc liên lạc bằng điện thoại được tiếp diễn, song ngày một khó khăn. Nhiều khả năng, nhóm ma cô của OP Rybak đã phát hiện ra ‘điềm xấu’. Cùng lúc đó, những dòng tin nhắn trao đổi và hướng dẫn cách thức hoạt động, phương án cứu những cô gái cũng đã được hai bên trao đổi.
 
Thông qua Bộ Công an, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan chức năng khác tổ chức cứu người.
 
Vào sáng 3/11/2005, Thanh, Hương, Hằng đã ngoan ngoãn đi khách, trong đó có người của “ta” đóng thế. Sau đó, cả 3 cô gái đều nhanh chóng được đưa về Đại sứ quán.
 
Một ngày sau đó, Cảnh sát Nga ập vào khu OP Rybak song chỉ phát hiện vài người phụ nữ già phục vụ khách ăn nhậu bình thường. Khu OP Rybak “bình chân như vại”...
 
(Còn nữa...)
 
(Theo VTC News)