Nếu
tinh ý có thể nhận ra rằng, có một nhân vật đứng ở “ranh giới giữa hai
chiến tuyến” trong cuộc tranh chấp bản quyền giữa AVG và VPF.
Còn nhớ cách đây hơn một năm, bản hợp đồng truyền hình được VFF kí kết với AVG được “đạo diễn” bởi phó chủ tịch VFF phụ trách tài chính Lê Hùng Dũng. Khi ấy, nhiều người coi đây là một bước ngoặt đánh dấu cho sự vươn mình và phát triển (ít nhất là về mặt giá trị) của V-League.
Nhưng khi các bên thực hiện mới được một năm bản hợp đồng này thì biến cố xảy ra. VPF được ra đời và nó là kết quả của cuộc “cách mạng bóng đá” do các ông bầu khởi sướng. Nhưng cuộc “cách mạng” này mang một chút hơi hướng của sự rạn nứt trong nội bộ của VFF. Khi mà người ta thấy ông chủ tịch và TTK thì vất vả đối phó với đủ loại sức ép thì hai ông phó chủ tịch (ở đây là ông Dũng và ông Viễn) lại được coi là “ủng hộ” sáng kiến của các ông bầu.
Cuộc chiến bản quyền truyền hình vẫn chưa có hồi kết
VPF thành lập và ngay tức thì đòi xóa bỏ hợp đồng truyền hình với AVG. Tức là, đòi xóa bỏ hợp đồng do ông Dũng trước đây cố gắng tạo nên. Ông Dũng bây giờ, ngoài chức phó chủ tịch VFF còn làm phó chủ tịch HĐQT của VPF nữa. Thế nên, ông Dũng rõ ràng là người “đứng giữa hai chiến tuyến” và tuyệt nhiên, không mấy khi xuất hiện và đưa ra ý kiến của mình về vấn đề bản quyền truyền hình.
Cách đây ít lâu Eximbank (ông Dũng là chủ tịch HĐQT) – đơn vị tài trợ chính cho Super League (và V-League trước đây) đã tuyên bố rằng nếu chuyện bản quyền truyền hình không sớm được làm rõ thì Eximbank sẽ cắt nguồn kinh phí tài trợ. Rõ ràng, một sức ép vừa được đưa ra để buộc “bên nào đó” chấp nhận thua cuộc khi mà cuộc chiến đã bị đẩy lên mức cao trào nhất.
Kể vài điều nhỏ như vậy để thấy, bóng đá Việt Nam là một vở kịch của thời thế. Lúc này thì điều gì đó có thể được ví von với những mỹ từ tuyệt đỉnh nhưng lúc khác, có thể bị xem là thứ “của nợ”. Có phải “của nợ” hay không thì còn phụ thuộc vào ai đang làm chủ thời cuộc. Thậm chí khi đã ở vị trí này, người ta còn có thể coi thành công của mình lúc trước là thất bại…
MAI HƯƠNG (Theo VNN)
Còn nhớ cách đây hơn một năm, bản hợp đồng truyền hình được VFF kí kết với AVG được “đạo diễn” bởi phó chủ tịch VFF phụ trách tài chính Lê Hùng Dũng. Khi ấy, nhiều người coi đây là một bước ngoặt đánh dấu cho sự vươn mình và phát triển (ít nhất là về mặt giá trị) của V-League.
Nhưng khi các bên thực hiện mới được một năm bản hợp đồng này thì biến cố xảy ra. VPF được ra đời và nó là kết quả của cuộc “cách mạng bóng đá” do các ông bầu khởi sướng. Nhưng cuộc “cách mạng” này mang một chút hơi hướng của sự rạn nứt trong nội bộ của VFF. Khi mà người ta thấy ông chủ tịch và TTK thì vất vả đối phó với đủ loại sức ép thì hai ông phó chủ tịch (ở đây là ông Dũng và ông Viễn) lại được coi là “ủng hộ” sáng kiến của các ông bầu.
Cuộc chiến bản quyền truyền hình vẫn chưa có hồi kết
VPF thành lập và ngay tức thì đòi xóa bỏ hợp đồng truyền hình với AVG. Tức là, đòi xóa bỏ hợp đồng do ông Dũng trước đây cố gắng tạo nên. Ông Dũng bây giờ, ngoài chức phó chủ tịch VFF còn làm phó chủ tịch HĐQT của VPF nữa. Thế nên, ông Dũng rõ ràng là người “đứng giữa hai chiến tuyến” và tuyệt nhiên, không mấy khi xuất hiện và đưa ra ý kiến của mình về vấn đề bản quyền truyền hình.
Cách đây ít lâu Eximbank (ông Dũng là chủ tịch HĐQT) – đơn vị tài trợ chính cho Super League (và V-League trước đây) đã tuyên bố rằng nếu chuyện bản quyền truyền hình không sớm được làm rõ thì Eximbank sẽ cắt nguồn kinh phí tài trợ. Rõ ràng, một sức ép vừa được đưa ra để buộc “bên nào đó” chấp nhận thua cuộc khi mà cuộc chiến đã bị đẩy lên mức cao trào nhất.
Kể vài điều nhỏ như vậy để thấy, bóng đá Việt Nam là một vở kịch của thời thế. Lúc này thì điều gì đó có thể được ví von với những mỹ từ tuyệt đỉnh nhưng lúc khác, có thể bị xem là thứ “của nợ”. Có phải “của nợ” hay không thì còn phụ thuộc vào ai đang làm chủ thời cuộc. Thậm chí khi đã ở vị trí này, người ta còn có thể coi thành công của mình lúc trước là thất bại…
MAI HƯƠNG (Theo VNN)