Lần đầu tiên kể từ khi V-League được khai
sinh, VFF bị “đánh tơi tả” sau mùa giải 2011 và kết quả là VPF được ra
đời với mục đích thay thế VFF đảm nhiệm vai trò tổ chức, điều hành các
giải đấu quan trọng nhất của bóng đá Việt Nam.
Sự khác biệt giữa VFF và VPF về cơ bản là mô hình bộ máy. Khoảng cách giữa cái mới và cái cũ trong suốt một thời gian dài được nới rộng thông qua… sức mạnh của truyền thông. Những phát biểu, động thái dù là nhỏ nhất của mỗi phía đều bị khai thác một cách triệt để và “nâng tầm” lên thành những cuộc chiến. Nhưng xét một cách công bằng nhất, khác biệt giữa VFF và VPF chỉ đơn giản là mục đích hoạt động, điều hành các giải đấu.
Trong khi VFF dù là một tổ chức xã hội nghề nghiệp và theo luật của FIFA thì không chịu tác động của nhà nước nhưng với đặc thù ở Việt Nam thì cơ quan này cơ bản là “cánh tay nối dài” của tổng cục Thể dục thể thao trong việc quản lý môn bóng đá. Do vậy, mục đích hoạt động của VFF mang nhiều hơi hướng chính trị. Vấn đề tài chính, lợi nhuận trong quá trình hoạt động cũng quan trọng nhưng không phải là yếu tố hàng đầu.
Chính vì thế, VFF điều hành V-League chỉ cốt sao cho mỗi mùa giải khởi đầu, diễn ra và kết thúc một cách êm đẹp, các CLB có sân chơi còn người dân thì có một món ăn tinh thần. Thế mới có chuyện, báo cáo tổng kết mùa giải nào cũng mang tính chất “về đích an toàn”.
Sự khác biệt giữa VFF và VPF về cơ bản là mô hình bộ máy. Khoảng cách giữa cái mới và cái cũ trong suốt một thời gian dài được nới rộng thông qua… sức mạnh của truyền thông. Những phát biểu, động thái dù là nhỏ nhất của mỗi phía đều bị khai thác một cách triệt để và “nâng tầm” lên thành những cuộc chiến. Nhưng xét một cách công bằng nhất, khác biệt giữa VFF và VPF chỉ đơn giản là mục đích hoạt động, điều hành các giải đấu.
Trong khi VFF dù là một tổ chức xã hội nghề nghiệp và theo luật của FIFA thì không chịu tác động của nhà nước nhưng với đặc thù ở Việt Nam thì cơ quan này cơ bản là “cánh tay nối dài” của tổng cục Thể dục thể thao trong việc quản lý môn bóng đá. Do vậy, mục đích hoạt động của VFF mang nhiều hơi hướng chính trị. Vấn đề tài chính, lợi nhuận trong quá trình hoạt động cũng quan trọng nhưng không phải là yếu tố hàng đầu.
Chính vì thế, VFF điều hành V-League chỉ cốt sao cho mỗi mùa giải khởi đầu, diễn ra và kết thúc một cách êm đẹp, các CLB có sân chơi còn người dân thì có một món ăn tinh thần. Thế mới có chuyện, báo cáo tổng kết mùa giải nào cũng mang tính chất “về đích an toàn”.
Bóng đá chuyên nghiệp luôn coi trọng tiền bạc?
Đối với VPF, có thể dễ dàng nhận ra mục đích hoạt động của mô hình mới
này là tìm kiếm lợi nhuận. Các ông chủ CLB đã bỏ rất nhiều tiền ra để
đầu tư vào bóng đá và với họ, bây giờ đã đến lúc làm ăn một cách nghiêm
túc hơn, tránh việc vứt tiền ra cửa sổ. Làm bóng đá cũng là kinh doanh
và phải có lãi – đây chính là suy nghĩ của những người như bầu Kiên, bầu
Đức, bầu Thắng và cũng dễ hiểu khi họ chính là những gương mặt cổ súy
cho việc thành lập VPF một cách mạnh mẽ nhất.
VFF đề cao một phạm trù, thì VPF đề cao phạm trù khác. Rất đơn giản, khi tồn tại khác biệt thì phải nảy sinh “đấu tranh”. “Phần thắng” trong việc giành quyền điều hành giải VĐQG thuộc về VPF âu cũng là điều hợp lý. Bởi, bóng đá hiện đại và chuyên nghiệp cần phải đề cao lợi nhuận, cụ thể là ở những giải đấu cấp quốc gia vốn ngốn rất nhiều tiền bạc trong việc tổ chức cũng như duy trì sự hoạt động của các CLB.
Trong khi đó, với mục đích khó thay đổi được của mình thì VFF sẽ thích hợp hơn với các nhiệm vụ mang tính chất “phi lợi nhuận” như xây dựng, vun đắp cho các đội tuyển quốc gia, tổ chức các giải trẻ…
Thế nên, “cuộc chiến” giữa VFF và VPF cùng những “tàn dư” sau này của nó (cuộc chiến truyền hình là một ví dụ) dù có khốc liệt thế nào cũng nên được nhìn nhận là bước phát triển tất yếu của bóng đá chuyên nghiệp.
VŨ PHONG (Theo VNN)
VFF đề cao một phạm trù, thì VPF đề cao phạm trù khác. Rất đơn giản, khi tồn tại khác biệt thì phải nảy sinh “đấu tranh”. “Phần thắng” trong việc giành quyền điều hành giải VĐQG thuộc về VPF âu cũng là điều hợp lý. Bởi, bóng đá hiện đại và chuyên nghiệp cần phải đề cao lợi nhuận, cụ thể là ở những giải đấu cấp quốc gia vốn ngốn rất nhiều tiền bạc trong việc tổ chức cũng như duy trì sự hoạt động của các CLB.
Trong khi đó, với mục đích khó thay đổi được của mình thì VFF sẽ thích hợp hơn với các nhiệm vụ mang tính chất “phi lợi nhuận” như xây dựng, vun đắp cho các đội tuyển quốc gia, tổ chức các giải trẻ…
Thế nên, “cuộc chiến” giữa VFF và VPF cùng những “tàn dư” sau này của nó (cuộc chiến truyền hình là một ví dụ) dù có khốc liệt thế nào cũng nên được nhìn nhận là bước phát triển tất yếu của bóng đá chuyên nghiệp.
VŨ PHONG (Theo VNN)