- Những lời đồn thổi về một kho báu Hoàng Hoa Thám chứa hàng tạ vàng, nhiều viên ngọc... cùng với lời trăn trối của hậu duệ một tướng lĩnh thân cận thời tướng Hoa "phải quyết tìm cho được kho báu", đang khiến nhiều người tin vào sự tồn tại của một kho báu và nhiều năm qua vẫn đổ xô đi tìm.
TIN BÀI KHÁC
Mỹ nữ Ấn Độ đẹp nghiêng ngả cư dân mạng
Rước họa vì diện Tết bằng quần áo sida
Sở GD-ĐT giữ bằng tốt nghiệp của giáo viên
Rước họa vì diện Tết bằng quần áo sida
Sở GD-ĐT giữ bằng tốt nghiệp của giáo viên
Giải mã bí ẩn nơi chôn cất kho báu
Những tin đồn về một kho báu đã tồn tại từ những năm 90 của thế kỷ trước, cùng những lời chỉ dẫn nằm trong "gia phả truyền miệng" của một dòng họ đã khiến nhiều người tin chắc kho báu đó nhất định đang được chôn giấu đâu đó trên đất Yên Thế.
Những lời đồn tập trung xung quanh gia đình con cháu của các tướng lĩnh thân cận với Hoàng Hoa Thám. Trong đó có gia đình ông Dương Quốc Ngọc là con cháu của dòng họ ông Dương Phùng Xuân, bí danh Tổng Hậu, một trong những tướng lĩnh thân cận của Hoàng Hoa Thám ở xóm Thị, xã Tân Trung, Tân Yên, Bắc Giang.
Người ta truyền miệng nhau rằng trên đất nhà ông Ngọc có cất giấu một kho báu khổng lồ. Đây là lời truyền từ đời ông tổ để lại, và đã khẳng định mảnh đất nhà ông nhất định có kho báu của Đề Thám để lại.
Lời đồn cũng chỉ rõ, kho báu được cất giấu ở khu vực “Thượng Ao Gành, Hạ Đống Mai". Cả hai địa danh này đều có thực và hiện vẫn còn tồn tại. Từ những lời đồn thổi đó mà đất tại các khu vực này cũng bỗng nhiên có giá trên trời, các cò đất ở tận đâu đâu cũng mò về không hiểu vì muốn mua đất hay vì muốn rò tìm kho báu. Rồi nhiều câu chuyện rùng rợn, huyền bí cũng được người dân thêu dệt khiến lời đồn về kho báu càng trở lên bí hiểm, gây tò mò cho nhiều người.
Chỉ là những câu chuyện hư cấu
Chuyện kho báu như được khẳng định chắc chắn hơn cùng với lời đồn ông Dương Minh Châu ở xóm Thị, xã Tân Trung, Tân Yên cũng là con cháu dòng họ nhà cụ Dương Phùng Xuân, được bố căn dặn trước lúc chết là "nhất định con phải tìm bằng được kho báu".
Những đồng xu được cho là ông Châu đã đào được thực chất chỉ là tin đồn do một số đối tượng xấu dựng chuyện. Ảnh: BĐVN |
Thực hư câu chuyện bố ông Châu dặn ông Châu về kho báu chưa biết thế nào, thì lại có thêm hàng loạt những câu chuyện hư hư thực thực được dựng lên xung quanh chuyện này. Ví dụ như người ta đồn có lần ông đã đào được cái tum hậu cung thờ có gắn đá trắng, cả viên đá hổ phách,những đồng tiền cổ... rồi ông còn tìm được cả con đường rải than và ngói vỡ... khiến những người săn tìm kho báu càng tin chắc chuyện này là có thật.
Sáng nay (20/1), trao đổi với VietNamNet ông Trương Tiến Dũng - Chủ tịch UBND xã Tân Trung cho biết, đó chỉ là những tin đồn. Theo ông Dũng, những tin đồn này đã xuất hiện trước đó cả chục năm về trước, tuy nhiên đó chỉ là những tin đồn do một số đối tượng từ nơi khác đến dựng chuyện hòng thu hút vốn đầu tư của người dân với dụng ý thu lợi cá nhân.
Cái đường dẫn vào nơi cất giấu kho báu, hay cái hang, cái hầm... thực chất chỉ là một cái kho chứa vũ khí quân dụng ngày xưa, chứ không có gì bí ẩn, hay bí mật gì cả, ông Dúng nói.
Ông Dũng cũng cho biết, việc xuất hiện những tin đồn này đã gây xáo trộn đời sống của người dân, gây hoang mang trong tâm lý của nhiều người. Sau khi nhận thấy tính chất nghiêm trọng của vụ việc, UBND xã cũng đã chỉ đạo xác minh và xử lý nghiêm những đối tượng phao tin đồn nhảm, giải thích cho người dân hiểu để chấm dứt hiện tượng người dân hùa theo những lời đồn thổi nhảm nhí.
V.L