- Được gia đình cung phụng, chiều chuộng, ví tiền lúc nào cũng rủng rỉnh dày cộp, đã có không ít những thiếu gia tuổi teen lao vào những cuộc ăn
chơi, vung tiền không tiếc tay. Kết quả của những cuộc chơi bời, trác
táng là tù tội, dở dang chuyện học hành, thậm chí cha mẹ phải bán cả cửa nhà để trang trải nợ nần cho con.
TIN BÀI KHÁC
Hiện tượng Uyên Linh: Khán giả đã quá đà?
Thêm nhiều "loại cá" tiễn ông Táo về trời
Thiếu gia đi học...
Kể chuyện thiếu gia thì hẳn ai cũng hiểu đó là con nhà lắm tiền, nhiều của.
Chẳng ai để ý họ tiêu tiền của ai, họ lấy tiền đâu ra Người ta chỉ biết đến họ
như những thiếu gia tuổi teen chỉ biết tiêu tiền đô, đi xe hơi đời mới, học trời Tây...
Thiếu gia có cái tên ngộ ngộ Trần Hoài Bão, là con trai duy nhất của một đại gia
trong ngành thu mua nông sản tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là
lúa gạo.
Ngay từ bé, thiếu gia đã được cung phụng. Tất tần tật mọi việc từ bé đến lớn đều
có... mẹ thiếu gia lo. Ngay cả việc học hành mấy năm không lên được lớp, cũng
lại mẹ thiếu gia tất bật lo mang tiền chạy vạy khắp nơi. Xin mãi cũng nhẵn cả
mặt, thế là gia đình đại gia quyết định cho thiếu gia đi du học. Học trường Tây
vừa được cái tiếng sang vừa nhẹ nhàng về bài vở.
Sang trời Tây, thiếu gia nhanh chóng lao vào những cuộc chơi đêm, đi vũ trường,
rồi cũng bắt đầu tập tành tán gái, rồi thì biết chơi những hình xăm quái
đản...
Hay như câu chuyện của thiếu gia khác có tên là Toàn "hủ tiếu" (vì thiếu gia
thích ăn hủ tiếu), là con của một đại gia buôn bán bất động sản có tầm cỡ.
Chuyện tiêu tiền như nước thì đã đành, nhưng với thiếu gia này thì từ bé đã
không biết tiêu tiền Việt mà toàn xài tiền đô.
Tốt nghiệp THCS, con thiếu gia được bố đại gia cho đi Mỹ học THPT. Sau 3 tháng, trở về Việt Nam, chuyện đi học của thiếu gia không phải là xe gì mà xe hơi của hãng nào. Đối với thiếu gia sáng phải đi Audi trắng, trưa tài xế đón bằng Mercedes đen, tối đi học phụ đạo bằng Camry, như thế mới không thấy nhục với bạn bè…
Thiếu gia… trả giá
Là thiếu gia được gia đình cho đi du học tại Anh. Sau một lần về quê ăn Tết, Dương
gặp và có tình cảm với một cô gái. Mải mê yêu đương, Dương không tiếc tiền cung
phụng, mua sắm cho người yêu, thậm chí còn mua cả một cửa hàng thời trang tóc
với giá 80 triệu đồng cho người yêu và chị gái của cô bé quản lý.
Một ngày đầu tháng 10/2010, Dương trốn học trở về Việt Nam thuê nhà ăn ở như vợ chồng với cô người yêu tuổi...15. Trong thời gian ở Việt Nam, Dương liên lạc với nhóm bạn bè cũ để tham gia nhiều cuộc ăn chơi lêu lổng. Cuối tháng 10, cậu ấm Dương đã cùng các bạn rủ nhau đi Quảng Ninh chơi. Trước khi đi, Dương nói dối người yêu là về thăm gia đình. Mấy ngày sau không thấy Dương liên lạc, cô người yêu gọi điện thoại đến nhà Dương thì gia đình Dương mới ngã ngửa chuyện cậu “quý tử” trốn về Việt Nam mà cả nhà không hay.
Mẹ Dương tá hỏa tìm cách liên lạc với nhóm bạn đang ăn chơi tại Quảng Ninh, yêu cầu đưa Dương về nhà, khiến nhóm bạn tức giận, đổ tội lên đầu cô bé. Liền sau đó, cả bọn bàn nhau tìm An để đánh dằn mặt và lấy lại giấy tờ, tài sản mà Dương đang gửi.
Nhóm bạn tìm cô người yêu Dương để tính sổ, còn Dương bị chị của người tình tố cáo tội giao cấu với em mình.
Khi Dương bị tạm giữ hình sự, lúc đó bố mẹ Dương mới ngã ngửa con mình đã phạm tội
tày trời.
Nhà ở Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội, mới hơn 20 tuổi nhưng Kiên "ngã sáu" đã sở
hữu hơn 11 năm "tuổi nghề" chơi… ma tuý. Và, một điều cũng khiến Kiên nổi danh
là trong khoảng thời gian này "đại thiếu gia" đã kịp "tiễn" cả chục tỷ đồng của
mẹ theo những cơn phê thuốc.
Để cứu con, mẹ Kiên đã đưa quý tử đi cai nghiện. Thế nhưng, gần chục cơ sở tư
nhân tại Hà Nội với hàng chục phương pháp và bài thuốc khác nhau đều bó tay
trước "tay chơi ngã sáu" này.
Cùng lứa với Kiên, Tùng, 20 tuổi quê ở Gia Lai cũng là một "đại thiếu gia phố
núi". Sinh ra trong một gia đình giàu có, sở hữu nhiều bất động sản lớn ở Gia
Lai, mẹ là chủ một cơ sở sản xuất nước đá lớn có tiếng trong tỉnh, Tùng còn được
sở hữu cả một khách sạn rộng lớn. Lớn lên trong nhung lụa, Tùng sớm có thói quen
giống nhiều con đại gia "phố núi" là tiêu tiền như nước.
Để chứng tỏ đẳng cấp của mình, Tùng đã tìm tới ma tuý như một sự tất yếu. Chơi nhiều đâm nghiện nặng, bố mẹ âu sầu khuyên can chẳng được. Người bố mới mất một phần cũng vì lo nghĩ đến cậu công tử sớm sa chân vào “hố đen” của mình. Vậy nhưng, cậu quý tử vẫn mải mê thâu đêm suốt sáng với những cuộc chơi ném tiền và tương lai qua cửa sổ.
Cũng may, trong khi lên cơn vật vã, Tùng và Kiên còn kịp tìm ra cho mình một con đường sống. Trong trại cai nghiện, là những ngày thử thách, nhưng cũng là cơ hội để Tùng và Kiên tìm lại lương tri của chính mình.
V.L (tổng hợp)