Ngày mồng 2 Tết, không khí Tết vẫn rộn ràng khắp nơi. Thời tiết cũng rất lý tưởng cho việc chơi xuân, đón Tết.
Chúng ta không chỉ thấy nam thanh mà nữ tú đầu không đội mũ bảo hiểm mà tình trạng này còn diễn ra ở người già, người trung niên..
Sự vô tình hay cố ý vi phạm luật giao thông đường bộ này là nguyên nhân của nhiều tai nạn thương tâm. Đặc biệt, vào dịp Tết, nhiều tai nạn đã xảy ra do tình trạng nhiều người uống rượu bia, ra đường không đội mũ bảo hiểm, kẹp ba, lạng lách...
Đám cháy đã làm nhiều người dân hoang mang lo sợ. Tuy nhiên không lâu sau đó, đám cháy nhanh chóng được dập tắt.
Tình trạng vi phạm luật giao thông đường bộ trong những ngày đầu năm mới này diễn ra khá phổ biến.
Trong những ngày Tết này, không hiếm gặp hình ảnh những người không đội mũ bảo hiểm trên đường. Việc vi phạm luật giao thông diễn ra ở đủ mọi tầng lớp, mọi giới.
Nhiều người không đội mũ bảo hiểm trên đường phố. (Ảnh: Dân trí)
Tình trạng kẹp ba khi đi xe máy trên đường cũng diễn ra phổ biến.
Cháy liên tiếp tại TP.HCM
Ngày hôm nay (mồng 2 Tết), trên địa bàn TP.HCM đã liên tiếp xảy ra 2 vụ cháy lớn.
Vụ cháy đầu tiên xảy ra lúc 9h30 nay tại doanh nghiệp tư nhân Tân Tân (126 đường số 17, P.Linh Trung, Thủ Đức TP.HCM). Vào thời điểm xảy ra vụ cháy, cả doanh nghiệp đang trong thời gian nghỉ tết.
Lửa và khói bùng lên từ bên trong buồng máy của xe đầu kéo 57L-6889 nhưng không được phát hiện vì bảo vệ đang tập trung ở cổng ra vào cách đó hơn 300m. Khi phát hiện, nhiều người đã đổ xô đến dùng nhiều biện pháp sẵn có để dập lửa nhưng ngọn lửa vẫn hung hãn đe doa hàng chục xe tải, đầu kéo và du lịch cùng đậu trong bãi. Hàng chục bồn chứa khí các loại rải rác chung quanh bãi xe đang có nguy cơ nổ tung nếu ngọn lửa lan rộng.
Chiếc xe đầu kéo bị cháy rụi. (Ảnh: VietNamNet)
Sáng cùng ngày, một trảng cỏ trên đường Nguyễn Xiển (P.Long Bình Q.9) rộng khoảng hơn 10.000m2 nằm lọt giữa khu dân cư đã bốc cháy dữ dội. Ngọn lửa lan rộng theo chiều gió và uy hiếp khu dân cư kế cận. Nhiều thanh niên đãbỏ dở cuộc vui tết để tích cực tham gia cùng lực lượng chữa cháy Quận 9 khống chế ngọn lửa. Sau 30 phút đám cháy được dập tắt hoàn toàn.
Du xuân trong tiết trời ấm áp
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, sau 2 ngày lưỡi cao lạnh lục địa suy yếu, đến hôm nay (4/2), nhiệt độ các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ tiếp tục tăng nhanh, chấm dứt đợt rét đậm kéo dài trên diện rộng.
Ở các khu vực này, thời tiết ấm dần lên, không mưa, ngày nắng, sáng và đêm trời rét, rét đậm chỉ còn một số nơi ở vùng núi.
Trên các vùng biển, gió Đông Bắc giảm mạnh, không mưa. Chỉ còn khu vực biển Đông có mưa vài nơi, gió đông bắc cấp 5, có lúc cấp 6, giật trên cấp 6, biển động.
Thời tiết hôm nay rất lí tưởng để vui chơi (Ảnh:
VietNamNet)
Phía Đông Bắc Bộ:
Nhiều mây, không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều
giảm mây trời nắng. Gió đông nam cấp 2 - 3. Trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ
14 - 17, vùng núi cao có nơi 10 - 12oC. Nhiệt độ cao nhất từ: 20 - 23oC
Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế: Nhiều mây, không mưa, sáng sớm có sương mù
vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ: 14 - 17oC. Nhiệt độ cao nhất 21 - 24oC
Đà Nẵng đến Bình Thuận:
Mây thay đổi, có mưa rào vài nơi. Gió đông bắc cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 18 - 21, phía nam 22 - 25oC. Nhiệt độ cao nhất từ 23 - 26, phía nam 27 -
30oC
Tây Nguyên: Mây thay đổi, ngày nắng, đêm không mưa. Gió đông bắc
cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất từ: 16 - 19oC. Nhiệt độ cao nhất từ: 25 - 28oC
Nam Bộ:Mây thay đổi, ngày nắng, đêm không mưa. Gió đông bắc cấp 2 - 3.
Nhiệt độ thấp nhất từ 21 - 24oC. Nhiệt độ cao nhất 30 - 33oC
Hà Nội: Nhiều mây, không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều giảm
mây trời nắng. Gió đông nam cấp 2 - 3. Trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ: 15 -
17oC. Nhiệt độ cao nhất từ: 20 - 22oC
Như vậy, thời tiết ngày hôm nay
sẽ rất lí tưởng để mọi người vui chơi, du xuân, tận hưởng những ngày Tết ngọt
ngào.
Rộn ràng xin chữ cầu may
Mỗi độ Tết đến, xuân về, phố Văn Miếu (được người dân Hà Nội gọi với cái tên thân thương là phố “Ông Đồ”) lại tấp nập lạ thường. Ngay từ sáng sớm, nhiều người đã nườm nượp đến đây để xin chữ, cầu may.
Văn Miếu Quốc Tử Giám những ngày đầu xuân này đón một lượng lớn du khách đến để xin chữ, mua đồ lưu niệm ngày xuân.
Chữ thời nay không chỉ được viết với mực tàu và giấy đỏ mà còn được viết trên rất nhiều chất liệu giấy khác nhau.
Không chỉ viết thư pháp, có ông đồ còn bày các tập thơ quốc ngữ không quên khuyến cáo rằng người mua còn được đích thân tác giả các tập thơ tình ký tặng và lưu dấu ấn.
Mỗi độ Tết đến, xuân về, phố "Ông Đồ" lại tấp nập lạ thường (Ảnh: VietNamNet)
Không chỉ xuất hiện trên phố với mực tàu và giấy đỏ, những ông đồ còn tranh thủ bán móc đeo chìa khóa, thơ, tranh sứ…
Tết lồng đèn ở Hội An
Từ Tết năm 2009 (tết Kỷ Sửu), cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về, Lễ hội lồng đèn đón tết lại được tổ chức ở phố cổ Hội An, Quảng Nam.
Du khách đến Hội An dịp này sẽ được ngắm nhìn những con phố rực rỡ đèn lồng. Vào dịp này, Hội An không chỉ có những chiếc đèn lồng quen thuộc được thắp sáng vào ngày 14 và rằm mỗi tháng, mà còn là một không gian đèn lồng, từ lồng đèn truyền thống như lồng đèn long, lân, quy, phụng, cây trái… đến lồng đèn ông sao, kéo quân và lồng đèn biểu tượng các nhân vật lịch sử, các di tích.
Đêm Hội An vào dịp Tết Nguyên đán này rực rỡ đèn lồng (Ảnh: Khuê Việt Trường)
Lễ hội đèn lồng là một lễ tục đã có rất lâu. Theo ghi chép, khoảng năm 206 trước Công Nguyên đến năm thứ 25 sau Công nguyên là thời hưng thịnh của đạo Phật. Từ các chùa, nhà sư thắp sáng đèn lồng vào đêm rằm. Rồi một vị vua đã đưa phong tục thắp đèn lồng này vào cung vua. Lễ hội đèn lồng từ đó lan ra ngoài dân gian. Ở Hội An, việc treo đèn lồng trước nhà vào những ngày lễ cũng đã trở thành tập tục từ rất lâu, nhưng chưa thành một khu phố như hiện nay.
Tết lồng đèn ở Hội An năm nay sẽ kéo dài cho đến Tết Nguyên Tiêu. Đây là cơ hội để mọi người chiêm ngưỡng vẻ đẹp của phố cổ với rực rỡ ánh đèn lồng.
Tấp nập lên chùa xin lộc cầu may
Trong những ngày
đầu năm mới, người dân Việt Nam thường đến những ngôi chùa để xin lộc, cầu may.
Tại những ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội, TP. HCM, những ngày này không khí tấp
nập hơn hẳn.
Chùa Phúc Khánh (TP. Hà Nội) dịp Tết này rất đông đúc. Ngay sau giờ phút giao
thừa, rất nhiều người dân đã đổ về đây để lễ, mọi người phải khó khăn lắm mới có
thể nhích được vào phía trong chùa.
Tại Bia Bà (quận Hà Đông, TP. Hà
Nội), lượng người đổ về đây cũng đông đúc không kém. Ngay từ đầu đường Lê Trọng
Tấn dẫn vào khu Bia Bà, có những thời điểm hàng đoàn ô tô đã phải xếp hàng dài
vì đường bị nghẽn. Phía trong khu vực Bia Bà, mặc dù không gian khá rộng nhưng
do lượng người đổ về quá đông nên muốn vào được khu vực điện thờ cũng vô cùng
khó khăn.
Tấp nập lên chùa xin lộc cầu may (Ảnh:
VietNamNet)
Chùa Phổ Quang (ở quận Tân Bình) đông đảo phật tử và người dân đã
đến đây từ sáng sớm. Và dòng người đổ đến chùa càng lúc càng đông khiến tuyến
đường trước cổng chùa chật kín người và xe.
Chùa Vĩnh Nghiêm (nằm ở trung
tâm TP. HCM) dịp Tết năm nào cũng đông nghẹt người đến cầu may, ngôi chùa này
nổi tiếng linh thiêng.
Tại nhiều chùa lớn khác như: Giác Lâm (quận Tân
Bình), Việt Nam Quốc Tự (quận 10), Xá Lợi (quận 3)... cũng thu hút đông đảo
người đến cầu may, xin lộc. Ai cũng cầu mong một năm mới an lành, may mắn cho
gia đình. Có thể nói, đi lễ chùa đầu năm là một nét văn hóa đẹp của người
Việt
Thu Hòa (Tổng hợp)