- Dù ban quản lý khu di tích chùa Hương đã dùng nhiều biện pháp mạnh tay để chấn chỉnh các hoạt động an ninh, buôn bán song nạn chặt chém vẫng ngang nhiên hoành hành.
Giá xe, viết sớ đội giá gấp 5 lần
Ngày 8/2 (tức mồng 6 tháng giêng), tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Ðức (Hà Nội) chính thức khai hội chùa Hương. Theo thống kê của BTC, trong ngày đầu chùa Hương đã đón trên 50.000 lượt khách. Tuy nhiên, rất nhiều du khách khóc dở, mếu dở khi bị chèo kéo, chặt chém khi đến với lễ hội dài nhất cả nước này.
Mặc dù ban quản lý di tích chùa Hương đã có những biện pháp nghiêm khắc để quản lý an ninh trật tự làm giảm đáng kể số vụ mất cắp, móc túi, cờ bạc, đỏ đen song tình trạng du khách bị chặt chém là điều khiến các nhà quản lý phải… đau đầu.
Giá xuống đò theo quy định là 25.000 đồng/người/vé, nhưng thực tế mỗi du khách phải bỏ thêm ít nhất từ 50.000 - 100.000 đồng/người phí “dẫn khách” để có thể đi đò đến động Hương Tích. Giá vé gửi xe máy theo quy định là 2.000 đồng/xe/ngày, bất ngờ tăng đột biến lên 15.000 - 20.000 đồng/xe, ô tô cũng tăng lên 50.000 - 70.000 đồng/xe, trong khi quy định chỉ có 15.000 - 30.000 đồng.
Tại đền Trình, dịch vụ lễ lạt cũng “hò” nhau "chém đẹp". 35.000 đồng/lần viết sớ, 7.000 đồng/lá trầu, quả cau; xôi oản, gà cúng có giá 180.000-210.000 đồng/mâm. Nhiều du khách hoang mang vì ví tiền cứ vơi dần vì những thứ “trời ơi”.
Chị Hoàng Thị Lan (Đống Đa, Hà Nội) nhọc nhằn bê mâm lễ chen lấn giữa đám du khách vào động Hương Tích, xót của: “Một mâm chỉ có vài quả quýt, ít vàng hương, quả cau mà đã ngót nghét 90.000 đồng. Năm nay tôi chưa chuẩn bị lễ sẵn ở nhà, lên đây mua mới tốn kém gấp 5 lần thế này chứ!”.
Dịch vụ nhà nghỉ cũng được dịp “cắt cổ” khi du khách bị hét giá tới 300.000 đồng/đêm, trong khi ngày thường chỉ vài chục ngàn. Các loại đồ ăn cũng rủ nhau đội giá tăng lên: từ 50.000 - 70.000 đồng/bát phở lèo tèo vài miếng thịt bò mỏng, bánh mỳ pate giá rẻ nhất cũng đã 20.000 đồng, một lon bò húc cũng bị hét giá lên tới 50.000 đồng…
Phe vé, cò mồi ngang nhiên lộng hành
Đội ngũ “cò mồi”, từ cò xe, cò đò, cò mua bán hàng hóa… nhân mùa lễ hội thi nhau hoạt động. Tranh thủ “làm một tháng, ăn cả năm”.
Cách trung tâm lễ hội vài cây số, đội ngũ “cò” xuồng, đò liên tục chèo kéo khách. Muốn đi đò “suôn sẻ”, du khách sẽ phải trả thêm “phí bồi dưỡng” cho đội ngũ “cò mồi” và lái đò từ 30.000 đồng – 40.000 đồng, dù giá vé đã tăng gấp ba lần giá niêm yết.
Anh Đậu Huy Cảnh, một du khách bức xúc: “Vừa đi đến gần bến Yến, có đến 3 người đàn ông đàn bà khỏe mạnh đến “mời chào” xuống đò lên đền Trình. Tôi đã nhất quyết bảo không cần ai chỉ dẫn, vì năm nào cũng đi rồi, thế mà vẫn có người bám theo, miệng nói, tay kéo xuống đò rồi bảo tôi trả phí “hướng dẫn””.
Muốn lên động Hương Tích bằng cáp treo, đội ngũ “phe vé” luôn trong tư thế sẵn sàng phục vụ. Nhiều du khách nghĩ rằng chỉ cần bỏ thêm vài chục nữa thì mua vé dễ dàng, nhanh chóng hơn nên đã tạo cơ hội cho những đối tượng này có dịp làm ăn. Mức giá chênh lên so với giá vé tại các phòng vé từ 10.000 – 20.000 đồng.
Một số cửa hàng "thuốc gia truyền", chuyên đặc trị không rõ nguồn gốc, quảng cáo tràn lan cũng vào vụ khi các cò mồi luôn sẵn sàng chào mời, giới thiệu các loại thuốc từ cường dương, tráng thận đến trị hắc lào, nấm ngứa… với mức giá từ 200.000 - 300.000 đồng/kg.
Treo đầu dê bán… thịt nhà
Lễ hội Chùa Hương năm nay, hiện tượng bán thịt thú rừng “dởm” vẫn tràn lan trong các quán ăn ngay trước cổng lên động Hương Tích.
Theo lời rỉ tai của các chủ quán, thịt hươu sao, thịt chồn đá, hoẵng hay sóc đều được mua từ đội thợ săn, đảm bảo “hàng xịn”. Giá một cân thịt hươu sao “xịn” từ 500.000 - 700.000 đồng/kg; chồn đá có giá từ 300-400.000/cân; hoẵng từ 300.000 - 500.000 đồng/cân… Mức giá này cũng có thể dao động tùy quán và tùy người mua.
Tuy nhiên theo lời khẳng định của ông Nguyễn Chí Thanh, Phó ban tổ chức lễ hội chùa Hương thì không có thịt thú rừng mà chỉ có thịt nhà giả thịt rừng. Nhiều người khi mua thịt cũng khẳng định mua thịt nai nhưng lại nhìn thấy chân là móng bê.
Theo nhiều người tiết lộ, thực tế những người bán hàng chỉ cần làm đơn giản như kéo dài mõm chó nhà rồi thui vàng và chặt chân cho khó nhận biết để giả thành hoẵng, cắt tai thỏ, thui vàng biến thành chồn đá, bê thui vàng biến thành nai… Thực tế là vậy nhưng không ít du khách “non dạ” có sở thích tìm “hàng độc” từ núi rừng đã bị “chém đẹp” mà không biết.
Vì vậy để tránh tình trạng bị “chặt chém”, du khách nên tìm hiểu, mặc cả kỹ trước khi mua hàng, đặc biệt đối với các mặt hàng ăn uống, du khách nên hỏi giá trước khi ăn.
Phương Anh (tổng hợp)
Giá xe, viết sớ đội giá gấp 5 lần
Ngày 8/2 (tức mồng 6 tháng giêng), tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Ðức (Hà Nội) chính thức khai hội chùa Hương. Theo thống kê của BTC, trong ngày đầu chùa Hương đã đón trên 50.000 lượt khách. Tuy nhiên, rất nhiều du khách khóc dở, mếu dở khi bị chèo kéo, chặt chém khi đến với lễ hội dài nhất cả nước này.
Cảnh chen lấn tại cổng chùa Hương (Ảnh: Dân Việt) |
Giá xuống đò theo quy định là 25.000 đồng/người/vé, nhưng thực tế mỗi du khách phải bỏ thêm ít nhất từ 50.000 - 100.000 đồng/người phí “dẫn khách” để có thể đi đò đến động Hương Tích. Giá vé gửi xe máy theo quy định là 2.000 đồng/xe/ngày, bất ngờ tăng đột biến lên 15.000 - 20.000 đồng/xe, ô tô cũng tăng lên 50.000 - 70.000 đồng/xe, trong khi quy định chỉ có 15.000 - 30.000 đồng.
Tại đền Trình, dịch vụ lễ lạt cũng “hò” nhau "chém đẹp". 35.000 đồng/lần viết sớ, 7.000 đồng/lá trầu, quả cau; xôi oản, gà cúng có giá 180.000-210.000 đồng/mâm. Nhiều du khách hoang mang vì ví tiền cứ vơi dần vì những thứ “trời ơi”.
Chị Hoàng Thị Lan (Đống Đa, Hà Nội) nhọc nhằn bê mâm lễ chen lấn giữa đám du khách vào động Hương Tích, xót của: “Một mâm chỉ có vài quả quýt, ít vàng hương, quả cau mà đã ngót nghét 90.000 đồng. Năm nay tôi chưa chuẩn bị lễ sẵn ở nhà, lên đây mua mới tốn kém gấp 5 lần thế này chứ!”.
Dịch vụ nhà nghỉ cũng được dịp “cắt cổ” khi du khách bị hét giá tới 300.000 đồng/đêm, trong khi ngày thường chỉ vài chục ngàn. Các loại đồ ăn cũng rủ nhau đội giá tăng lên: từ 50.000 - 70.000 đồng/bát phở lèo tèo vài miếng thịt bò mỏng, bánh mỳ pate giá rẻ nhất cũng đã 20.000 đồng, một lon bò húc cũng bị hét giá lên tới 50.000 đồng…
Phe vé, cò mồi ngang nhiên lộng hành
Đội ngũ “cò mồi”, từ cò xe, cò đò, cò mua bán hàng hóa… nhân mùa lễ hội thi nhau hoạt động. Tranh thủ “làm một tháng, ăn cả năm”.
Cách trung tâm lễ hội vài cây số, đội ngũ “cò” xuồng, đò liên tục chèo kéo khách. Muốn đi đò “suôn sẻ”, du khách sẽ phải trả thêm “phí bồi dưỡng” cho đội ngũ “cò mồi” và lái đò từ 30.000 đồng – 40.000 đồng, dù giá vé đã tăng gấp ba lần giá niêm yết.
Anh Đậu Huy Cảnh, một du khách bức xúc: “Vừa đi đến gần bến Yến, có đến 3 người đàn ông đàn bà khỏe mạnh đến “mời chào” xuống đò lên đền Trình. Tôi đã nhất quyết bảo không cần ai chỉ dẫn, vì năm nào cũng đi rồi, thế mà vẫn có người bám theo, miệng nói, tay kéo xuống đò rồi bảo tôi trả phí “hướng dẫn””.
Muốn lên động Hương Tích bằng cáp treo, đội ngũ “phe vé” luôn trong tư thế sẵn sàng phục vụ. Nhiều du khách nghĩ rằng chỉ cần bỏ thêm vài chục nữa thì mua vé dễ dàng, nhanh chóng hơn nên đã tạo cơ hội cho những đối tượng này có dịp làm ăn. Mức giá chênh lên so với giá vé tại các phòng vé từ 10.000 – 20.000 đồng.
Một số cửa hàng "thuốc gia truyền", chuyên đặc trị không rõ nguồn gốc, quảng cáo tràn lan cũng vào vụ khi các cò mồi luôn sẵn sàng chào mời, giới thiệu các loại thuốc từ cường dương, tráng thận đến trị hắc lào, nấm ngứa… với mức giá từ 200.000 - 300.000 đồng/kg.
Treo đầu dê bán… thịt nhà
Lễ hội Chùa Hương năm nay, hiện tượng bán thịt thú rừng “dởm” vẫn tràn lan trong các quán ăn ngay trước cổng lên động Hương Tích.
Các loại thú rừng “xịn” được bày bán công khai ngay trước cổng chùa (Ảnh: Báo Đất Việt) |
Tuy nhiên theo lời khẳng định của ông Nguyễn Chí Thanh, Phó ban tổ chức lễ hội chùa Hương thì không có thịt thú rừng mà chỉ có thịt nhà giả thịt rừng. Nhiều người khi mua thịt cũng khẳng định mua thịt nai nhưng lại nhìn thấy chân là móng bê.
Theo nhiều người tiết lộ, thực tế những người bán hàng chỉ cần làm đơn giản như kéo dài mõm chó nhà rồi thui vàng và chặt chân cho khó nhận biết để giả thành hoẵng, cắt tai thỏ, thui vàng biến thành chồn đá, bê thui vàng biến thành nai… Thực tế là vậy nhưng không ít du khách “non dạ” có sở thích tìm “hàng độc” từ núi rừng đã bị “chém đẹp” mà không biết.
Vì vậy để tránh tình trạng bị “chặt chém”, du khách nên tìm hiểu, mặc cả kỹ trước khi mua hàng, đặc biệt đối với các mặt hàng ăn uống, du khách nên hỏi giá trước khi ăn.
Phương Anh (tổng hợp)