Khi nghiên cứu về tác động của trí tuệ nhân tạo trong kỉ nguyên mới, Viện Michael Dukakis (MDI) đã đề xuất Sáng kiến: “Thế giới vạn vật trí tuệ nhân tạo” (gọi tắt là AIWS) là bộ những giá trị, ý tưởng, khái niệm và giao thức cho toàn bộ những tiêu chuẩn và mục tiêu chúng ta đặt ra, nhằm bảo đảm sự phát triển hòa bình của trí tuệ nhân tạo để ngày càng cải thiện chất lượng cuộc sống con người.

Tổng thư kí OECD được vinh danh Nhà Lãnh đạo thế giới về Trí tuệ nhân tạo

Tổng thư kí LHQ chúc mừng Diễn đàn Toàn cầu Boston

Diễn đàn Toàn cầu Boston vinh danh Nguyên Tổng thống Estonia

AIWS là sang kiến của Viện Michael Dukakis về Lãnh đạo và Sáng tạo (MDI), được chính thức công bố vào ngày 22 tháng mười một năm 2017. Liên minh Lãnh đạo Thế giới Club de Marid (WLA CdM) và Diễn đàn Toàn cầu Boston (BGF) là những đối tác với MDI nhằm hợp tác và phát triển AIWS.

Trong một báo cáo tại Hội nghị Sáng kiến cho Thượng đỉnh G7 năm 2018 “Mô hình 7 lớp Trí tuệ nhân tạo nhằm xây dựng nền chính trị thế hệ mới” của nhóm học giả Đại học Harvard, MIT, MDI: Michael Dukakis, Nazli Choucri, David Silsberweig, Thomas Patterson, Nguyễn Anh Tuấn đã công bố mô hình xã hội trí tuệ nhân tạo nhằm mục đích định hình sự phát triển của trí tuệ nhân tạo lành mạnh, AIWS đã phát triển mô hình AIWS 7 lớp.

Bảy lớp này hình thành nên một bộ gồm các nền tảng đạo đưc, trách nhiệm, các nguyên lý, các tiêu chuẩn, và các giải pháp cho sự phát triển trí tuệ nhân tạo trong tầm kiểm soát và để sử dụng trí tuệ nhân tạo một cách an toàn, nhân văn và mang lại lợi ích cho xã hội. Sáng kiến này đã được trao cho Chính phủ Canada vào ngày 25/04 vừa qua. Canada cũng là nước chủ nhà tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh G7 tháng 6/2018.

{keywords}
Ông Michael Dukakis trao Sáng kiến Mô hình 7 lớp AIWS cho Hội nghị Thượng đỉnh G7 năm 2018.

Trong quá trình phát triển mô hình bảy lớp, AIWS nhận ra rằng thế giới đang sống trong một thế giới hỗn loạn với những tiêu chuẩn, định nghĩa, giá trị và các mục tiêu khác nhau, và đôi khi là đối lập. Chính vì vậy, mô hình này mang tính khát vọng, thậm chí là lí tưởng. Tuy nhiên, nó mang lại một nền tảng cơ sở nhằm định hướng cho sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, đảm bảo những kết quả tích cực và giảm nhẹ những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra trong thực tế mà trí tuệ nhân tạo có thể gây ra cho nhân loại.

Mô hình này khẳng định trách nhiệm của con người đối với trí tuệ nhân tạo và đồng thời đóng vai trò bảo vệ trách nhiệm đó. Hơn thế, nó nhấn mạnh tính minh bạch của quá trình tạo nên các công dân trí tuệ nhân tạo và quyết định của trí tuệ nhân tạo, vì vậy có thể kiểm soát và xác nhận hành vi của các hệ thống trí tuệ nhân tạo.

Lớp 1:  Hiến chương và Nguyên lý: Tạo ra một xã hội trí tuệ nhân tạo vì một thế giới tốt hơn, bảo vệ nền hòa bình, chính trị và sự phồn vinh của nhân loại.

“Xã hội” trí tuệ nhân tạo được định nghĩa là một xã hội mà trong đó các chủ thể có các tính cách của một trí thông minh nhân tạo, một công dân trí tuệ nhân tạo. Có những điều luật để quản lí hành vi của những công dân đó, cũng giống như luật pháp trong xã hội con người. Những tiêu chuẩn và yêu cầu cho công dân trí tuệ nhân tạo bao gồm nhu cầu để quản lí và giám sát những công dân đó. Công dân trí tuệ nhân tạo phải minh bạch và đáp ứng những tiêu chuẩn AIWS.

Những công dân trí tuệ nhân tạo không được đe dọa hay gây ra mối nguy hại đến sức khỏe, sự an toàn, những phẩm giá và sự tự do của bất cứ con người nào.

Những công dân trí tuệ nhân tạo không được gây ra những hành động vi phạm pháp luật và những quy chuẩn xã hội trong xã hội mà nó được phát triển.

Thiết kế và hoạt động của công dân trí tuệ nhân tạo phải rõ ràng đủ để có thể hiểu hoàn toàn những hành vi đó. Những hành vi đó không ảnh hưởng đến công dân trí tuệ nhân tạo khác và con người dưới bất cứ hình thức nào, cũng không được vi phạm pháp luật và những quy chuẩn xã hội trong xã hội phát triển.

Hoạt động của công dân trí tuệ nhân tạo phải có thể kiểm soát được và phải dựa vào kiểm soát thường xuyên để đảm bảo sự tuân thủ đối với những điều nêu trên.

Lớp một xây dựng một quy chuẩn trách nhiệm để điều hành những công dân trí tuệ nhân tạo và đảm bảo rằng trí tuệ nhân tạo có thể hòa nhập một cách an toàn vào xã hội.

Lớp 2: Khuôn khổ đạo đức: Chỉ dẫn vai trò của trí tuệ nhân tạo trong việc xây dựng một nền chính trị thế hệ mới

Hành vi của những công dân trí tuệ nhân tạo phải phù hợp đạo đức với những tiêu chuẩn thông thường của xã hội con người nói chung, và những tiêu chuẩn đạo đức của Liên Hợp Quốc và UNESCO nói riêng. Để được xét là phù hợp đạo đức, những hành động của công dân trí tuệ nhân tạo phải: Trung thực, cởi mở và rõ ràng; Lấy con người làm trung tâm: hành động vì con người, bởi con người và phục vụ lợi ích của con người; Tôn trọng phẩm giá của con người và quyền riêng tư của con người; phục vụ đạo đức của cá nhân và xã hội; Khuyến khích và nuôi dưỡng lòng khoan dung.

Lớp 2 dựa trên những quy chuẩn đạo đức của Liên Hợp Quốc và UNESCO. Những công dân trí tuệ nhân tạo trước hết phải tôn trọng phẩm giá, đức hạnh và đạo đức con người. Lớp đạo đức cũng nêu các phương pháp và quy tắc đạo đức của các tổ chức nghiên cứu trí tuệ nhân tạo như IBM, Trung tâm Berkman, và MIT Media Lab, IEEE để tham khảo.

Lớp 3: Tiêu chuẩn và chuẩn hoá: Những tiêu chuẩn để quản lí nguồn lực và sự phát triển của trí tuệ nhân tạo

Hội đồng Tiêu chuẩn và Thực hành AIWS được thành lập nhằm phát triển và xây dựng những tiêu chuẩn cho một công dân trí tuệ nhân tạo , các chuẩn mực của Xã hội Vạn vật Trí tuệ Nhân tạo (AIWS).

Hội đồng này sẽ kết nối và làm việc với chính phủ, các tập đoàn, các đại học và những tổ chức phù hợp khác về những mối nguy hại và những thách thức mà trí tuệ nhân tạo có thể gây ra. Những đoàn thể này có trách nhiệm đối với quá trình đạt được một hệ thống trí tuệ nhân tạo có đạo đức và lành mạnh. Hội đồng sẽ thúc đẩy vận dụng các tiêu chuẩn về AI trong xã hội.

Lớp 4: Luật pháp và lập pháp: Luật pháp trí tuệ nhân tạo trong việc xây dựng nền chính trị thế giới mới

Tư vấn cho các nhà lãnh đạo chính trị trong việc xây dựng các quy tắc, quy định và pháp luật về công nghệ AI.

Lớp này sẽ theo sát và áp dụng các lớp 1,2 và 3 cho những khái niệm mang tính pháp lí và luật pháp.

Lớp 4 tập trung vào chính sách, luật pháp và lập pháp mang tính quốc gia và quốc tế. Luật pháp sẽ quản lí sự sáng tạo và sử dụng trí tuệ nhân tạo, đồng thời đảm bảo trí tuệ nhân tạo mang lại lợi ích cho cộng đồng, không được sử dụng cho những mục đích xấu.

Sẽ là mối nguy hại rất lớn trong quá trình phát triển trí tuệ nhân tạo nếu thiếu những quy tắc, đạo đức và khuôn khổ luật pháp. Hiện nay, Chính phủ và những tổ chức tư nhân cũng đang cân nhắc đến những phương pháp điều chỉnh. Bất kể kết quả họ đưa ra là gì, sẽ vẫn có những rủi ro về khả năng phát triển trí tuệ nhân tạo vượt ngoài khuôn khổ hiện thời. Mục đích của lớp này định hướng cho các lãnh đạo, cùng với những nỗ lực giúp công trình của họ hiệu quả và kịp thời.

{keywords}
Mô hình 7 lớp trí tuệ nhân tạo mang tính khát vọng, thậm chí là lí tưởng. Tuy nhiên, nó mang lại một nền tảng cơ sở nhằm định hướng cho sự phát triển của trí tuệ nhân tạo tương lai.

Lớp 5: Chính sách, Quy Ước và Quy chuẩn quốc tế: Sự đồng thuận toàn cầu

Những đề xuất phát triển trí tuệ nhân tạo trong việc hỗ trợ con người có hiệu quả hay không là phụ thuộc vào sự đồng thuận toàn cầu. Những quy ước, quy chuẩn và thỏa thuận quốc tế phát triển trí tuệ nhân tạo trong việc hỗ trợ nền dân chủ thế hệ mới rất cần thiết.

Lớp này góp phần thúc đẩy quá trình thông qua cho những đề nghị lập pháp tren cơ sở tiêu chuẩn về đạo đức của AIWS, trở thành một phần của luật pháp quốc tế qua các quy ước, quy chuẩn, hiệp ước và thỏa thuận.

Lớp năm chú trọng vào việc áp dụng những định nghĩa và tiêu chuẩn quốc tế do AIWS ban hành một cách rộng rãi trên toàn cầu. Các tiêu chuẩn của AIWS cho trí tuệ nhân tạo có cơ hội được chấp nhận và áp dụng rộng rãi nhờ các hiệp ước, quy ước và một số hình thức đồng thuận khác. Sự phát triển và sử dụng trí tuệ nhân tạo một cách có trách nhiệm là phụ thuộc vào cộng đồng toàn cầu. Nếu một cá nhân hoặc tổ chức sử dụng trí tuệ nhân tạo một cách vô trách nhiệm vào mục đích xấu, có thể gây ra mối nguy hại rất lớn.

Viện Michael Dukakis kêu gọi các nhà lãnh đạo của các quốc gia thuộc khối G7 và Liên hợp quốc xây dựng hiệp ước về khai thác và phát triển trí tuệ nhân tạo vì hoà bình. Điều này sẽ cấm được sự phát triển của vũ khí trí tuệ nhân tạo tự phát và khẳng định trí tuệ nhân tạo được phát triển là vì mục đích hòa bình. Mối đe dọa gây ra bởi cuộc chạy đua vũ trang trí tuệ nhân tạo đang được nhân loại tiến bộ cảnh báo và cho thấy chúng ta phải hành động ngay bây giờ.

Lớp 6: Dịch vụ công cộng và xây dựng chính sách: Tham gia và hỗ trợ các nhà lãnh đạo chính trị

Trí tuệ nhân tạo có thể được sử dụng nhằm mục đích đạt được những mục tiêu trong chính sách và luật pháp, qua đó thúc đẩy việc sử dụng trí tuệ nhân tạo vì hòa bình và mang tính xây dựng. Nó có thể hỗ trợ các nhà lãnh đạo trong việc đưa ra những quyết định hiệu quả và thực tế bằng cách cung cấp các gợi ý, dữ liệu và đánh giá dựa trên trí tuệ nhân tạo, nhằm giải quyết các vấn đề chính trị và xã hội. Điều này sẽ đảm bảo rằng tất cả các bên nắm được thông tin và đưa ra quyêt định tối ưu nhất.

Lớp này được áp dụng sẽ tạo nên nền chính trị mới cho cho thế giới.

Lớp sáu nhấn mạnh trí tuệ nhân tạo nên nắm vai trò cung cấp dữ liệu và sự phân tích cho những nhà lãnh đạo chính trị. Trí tuệ nhân tạo không phải là người đứng đầu, mà chỉ đưa ra những lời khuyên, những tư vấn cho các nhà lãnh đạo là con người. Những ví dụ về dự án hiện tại mà trong đó Trí tuệ nhân tạo hỗ trợ xây dựng chính sách gồm SAM, sáng kiến nhà chính trị trí tuệ nhân tạo đầu tiên trên thế giới, được tạo ra và vận hành ở New Zealand, và GROW30 ở Nhật Bản.

Lớp 7: Những ứng dụng kinh doanh cho toàn xã hội: Tham gia và hỗ trợ kinh doanh

Vì trí tuệ nhân tạo được phát triển để sử dụng cho cá nhân và doanh nghiệp, việc đảm bảo công nghệ trí tuệ nhân tạo không có những rủi ro về lạm dụng, sai số hay mất kiểm soát là rất quan trọng.

Làm việc với khu vực tư nhân để phát triển những phương pháp ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong xã hội một cách tốt nhất.

Lớp 7 nhấn mạnh những ứng dụng của trí tuệ nhân tạo và những dịch vụ nó có thể cung cấp cho cộng đồng xã hội. Những công nghệ này có thể mang lại những tiềm năng vô cùng to lớn khi chúng được ứng dụng một cách hợp lí và đúng đắn.

Trí tuệ nhân tạo đã và đang được sử dụng cho người tiêu dùng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm phương tiện giao thông tự động, giúp việc nhà thông minh (ví dụ Alexa và Google Home) và một số mảng khác. Nó cũng được sử dụng tinh tế trong truyền thông xã hội, hàng không và một số lĩnh vực lớn khác. Cùng với sự hòa nhập vào cuộc sống hàng ngày, công nghệ sẽ ngày càng thay đổi xã hội chúng ta.

Qua lớp 7 nói riêng và toàn bộ mô hình này nói chung, AIWS hi vọng sẽ đảm bảo việc đưa trí tuệ nhân tạo vào cuộc sống của chúng ta và mang lại những tác động tích cực.

Kế hoạch 2020 và tương lai

Những ứng dụng của mô hình 7 lớp sẽ định hình vào năm 2020 bao gồm: Tòa án quốc tế AIWS, Đại học AIWS, Chăm sóc sức khỏe AIWS, Giao thông công cộng AIWS, Hoạch định chính sách AIWS và Những nhà lãnh đạo chính trị AIWS. Những ứng dụng này sẽ đảm bảo những tiêu chuẩn AIWS cho trí tuệ nhân tạo được áp dụng rộng rãi và có trách nhiệm.

Trong báo cáo, các chuyên gia cho rằng cần thành lập Hội đồng Tiêu chuẩn và Thực hành AIWS để: Cập nhật và thu thập những thông tin về mối đe dọa và những nguy hại tiềm tàng mà trí tuệ nhân tạo có thể gây ra. Kết nối với các chính quyền, trường đại học và các công ty để tìm ra những biện pháp chống lại những mối đe dọa và những nguy hại tiềm tàng đó. Kiểm soát hành vi trong quá trình tạo ra trí tuệ nhân tạo. Tạo Index và báo cáo về mối đe dọa của trí tuệ nhân tạo ở các quốc gia. Tạo báo cáo về tôn trọng và áp dụng các tiêu chuẩn và quy tắc đạo đức của các chính quyền, công ty, trường đại học và các cơ quan tổ chức khác.

Ngoài ra, Hội đồng Tiêu chuẩn này sẽ Hợp tác với Liên hợp quốc nhằm xây dựng Hiệp Ước Hòa bình Trí tuệ nhân tạo. Hiệp ước này sẽ cấm hoàn toàn vũ khí trí tuệ nhân tạo, tương tự như Công Ước Vũ Khí Hoá học, cấm chế tạo, lưu trữ và sử dụng những loại vũ khí này.

Vận động những chuyên gia trí tuệ nhân tạo ra lời kêu gọi “Các chuyên gia trí tuệ nhân tạo sẽ không làm việc cho những dự án phát triển vũ khí trí tuệ nhân tạo”.

Nhóm học giả của Viện Michael Dukakis