{keywords}


 - Khi trung đoàn trưởng Lê Oánh hỏi: “Thế đánh như thế nào?”, ông Lê Hải trả lời tưng tửng: “Đánh kiểu Nhật. Mang bom đâm vào tàu sân bay Mỹ.”

Tàu sân bay Midway mang số hiệu 41 được đóng từ năm 1943, và trong 10 năm liền giữ vị trí là con tàu lớn nhất của hải quân Mỹ. Năm 1965, những chiếc máy bay ném bom cánh quạt A1H cất cánh từ chính tàu sân bay này đã mở màn cho cuộc chiến tranh phá hoại miền bắc Việt Nam. Gần 30 năm sau, cũng chính con tàu này đã có mặt tại chiến dịch “Bão táp sa mạc” tại Irắc năm 1991 rồi kết thúc sứ mạng chiến đấu, trở thành hiện vật bảo tàng của Hải quân Mỹ, neo đậu vĩnh viễn tại cảng San Diego.

Tôi hỏi ông Từ Đễ, nguyên phi công lái MIG 17 của trung đoàn 923, rằng chiếc tàu sân bay này liên quan gì tới các cuộc không chiến hồi chiến tranh Việt Nam. Im lặng một lát, ông mới chậm rãi kể: Trung đoàn 923 chúng tôi chủ yếu chiến đấu với các máy bay Hải quân Mỹ ở hướng đông nam Hà Nội, nên trên bản đồ tác chiến luôn đánh dấu vị trí các tàu sân bay. Dấu hiệu trồi lên của chúng thường báo hiệu một cuộc tấn công cường độ lớn. Những chiến hạm này luôn dừng cách giới tuyến 17 khoảng 100km.

Phi công của hải quân Mỹ là những kẻ không "dễ nhằn". Họ được chọn lọc từ những viên phi công giỏi nhất của Không quân, là lực lượng tinh nhuệ, cha truyền con nối vẻ vang của nước Mỹ. Nếu so sánh kinh nghiệm chiến đấu thì bao giờ phi công hải quân cũng nhỉnh hơn so với không quân, lí do đơn giản là phi công hải quân làm nhiệm vụ theo cùng thời hạn tàu sân bay nằm ở chiến trường dài hay ngắn, còn các phi công không quân hoàn thành 100 phi vụ là hết hạn và trở về nước. Sau này tôi còn được biết, nhiều phi công không quân thường xin thực hiện các chuyến bay tự tìm kiếm mục tiêu trên không hay mặt đất để nhanh chóng đạt đủ số chuyến bay quy định để sớm được trở về nhà.

So sánh cao - thấp mang tính chất dư luận này đã được minh chứng trong một tình huống thú vị tại cuộc gặp gỡ giữa các cựu chiến binh phi công Hoa Kỳ và Việt Nam sau chiến tranh.

Hôm đó, một cựu phi công hải quân Mỹ đã hỏi các cựu phi công chiến đấu của Việt Nam: Theo ông, chiến đấu với máy bay của hải quân và không quân Mỹ, ai gây khó khăn cho các ông nhiều hơn?

Cụ ACE Nguyễn Văn Bảy, anh hùng số 1 của không quân Việt Nam, thay vì trả lời trực tiếp câu hỏi trên đã kể về một trận không chiến, biên đội của cụ trong 2 phút bắn rơi cả biên đội gồm 2 chiếc F8U của hải quân Hoa Kỳ.

“Các máy bay hải quân của các ông có gây khó chịu cho chúng tôi, nhưng không phải tất cả đều nguy hiểm như nhau. Ngày 5/9/1966 tôi đã chặn 2 chiếc F8U thuộc phi đoàn VF111 của tàu sân bay US Oriskany ở vùng Tam điệp. Thấy chúng tôi vứt thùng dầu phụ, họ hốt hoảng chui vào mây và vòng ngay ra biển. Tôi đã không chui vào mây theo họ mà vòng đón đầu, khi họ vừa chui ra, làm động tác cắt chéo chiến thuật nhằm chống MiG thì tôi nhào vô bắn rơi ngay máy bay do trung tá Wilfred Keese Abbots lái và số 2 của tôi bắn rơi chiếc số 2 còn lại. Trận đánh diễn ra có 2 phút. Nếu hai máy bay của ông bay thẳng thì chắc tôi không đuổi được, nhưng trung tá đội trưởng của các ông lại dại dột bay vòng, tạo điều kiện cho chúng tôi bắn rơi”.


{keywords}

Ngay chiều hôm đó, một cựu phi công hải quân Hoa Kỳ đã tìm gặp ông Từ thanh minh: "Chuyện ông Bảy bắn rơi 2 máy bay F8U là do chiếc tàu sân bay Oriskany mới được điều sang, và đây là lần đầu tiên các phi công của đơn vị VF111 đậu trên con tàu này tham gia xâm nhập vùng trời Sông Hồng nên thiếu kinh nghiệm. Với lại máy bay sắp hết dầu nên họ phải vội vàng quay trở về tàu”.

Ông Từ hỏi lại: Tôi với các ông giống nhau ở chỗ dám làm mọi chuyện liều lĩnh. Mặc dù đậu trên tàu sân bay USS Oriskany có tên là “risk” (mạo hiểm) nhưng lúc đó, ông trung tá Abbots đã không hề mạo hiểm quay lại chiến đấu với chúng tôi. Nếu quay lại không chiến thì cùng lắm hết dầu, nhảy dù xuống biển, chắc chắn là được phía các ông cứu về chiến hạm đang neo đậu ngoài khơi. Nhưng việc mang tiếng nhảy dù vì bị bắn rơi, và phải vào sống ở Hilton Hà Nội thì lại nghiêm trọng rồi!" 

Ông Từ bỗng trầm lại. “Tuy vậy, do máy bay MiG17 của ta yếu thế về tốc độ, sức mạnh của động cơ và vũ khí lạc hậu nên năm 1967 trung đoàn bị thiệt hại nhiều. Tâm lí lúc đó nặng nề lắm khi các phi công chứng kiến những giường bỏ trống tăng lên, quần áo phơi lác đác vài chiếc, nhà ăn vắng vẻ…”.

{keywords}

Cựu phi công Lê Hải (sau này được phong tặng danh hiệu AHLLVT hiện đang sống tại thành phố Hồ Chí Minh) trăn trở: Cứ thế này thì sớm hay muộn sẽ đến lượt mình thôi. Ông Hải sinh ra trong gia đình truyền thống cách mạng, là con trai một cán bộ tiền khởi nghĩa, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Ba Tơ. Tính nóng nảy và luôn bị ám ảnh về tính cách võ sĩ đạo Nhật Bản, ông Hải luôn liều lĩnh trong các cuộc không chiến. Ông hiện giữ kỉ lục về phát bắn gần nhất bằng pháo 37 mm của máy bay phản lực MiG17 trong không chiến với cự li khó tin 40m trong khi cự li bắn tối thiểu trung bình cho phép là 150m nhằm tránh va phải mảnh vỡ của mục tiêu va vào máy bay mình. Chiến lợi phẩm của trận cự li gần đó là 1 vốc mi ca và mảnh vỡ trong ống khí cùng một phần càng của máy bay F4B găm vào cánh.


Trước tình hình thiệt hại của trung đoàn, ông Hải đã hiến kế với trung đoàn trưởng, “cứ như thế này thì trước sau cũng 'hết', theo em ta phải đánh dập đầu rắn bằng cách đánh hẳn vào tàu sân bay, nơi xuất phát của máy bay hải quân Hoa Kỳ”.

Trung đoàn trưởng Lê Oánh hỏi: “Thế đánh như thế nào?”, ông Lê Hải trả lời tưng tửng, “Đánh kiểu Nhật. Mang bom đâm vào tàu sân bay Mỹ”. Trung đoàn trưởng im lặng, hơn ai hết, ông nằm lòng nguyên tắc “tiêu diệt dịch, bảo vệ mình”. Tuy nhiên, mấy ngày sau ông mời trung đoàn phó Đào Công Xưởng lên và quyết định bí mật tổ chức huấn luyện 4 phi công cảm tử. Nếu cần thiết, máy bay của ta sẽ lao vào tàu sân bay Mỹ nếu nó lên cao cách sân bay chừng 250km.

Ngay sau đó, trung đoàn phó Đào Công Xưởng đã chọn 4 phi công, trong đó có trung úy Lê Hải cho khoá huấn luyện đặc biệt này. Trực tiếp thiếu tá Đào Công Xưởng đã bay cùng trung úy Lê Hải, thử cách bổ nhào góc 40 độ, tốc độ đạt 850km/h với máy bay gắn 1 thùng dầu phụ 400 lít dầu và 1 bom 250kg. Chuyến bay thử đã thành công vì máy bay vẫn điều khiển được khi đồ treo ngoài cánh không cân bằng. Phấn khởi, tự tin, nhóm đặc nhiệm này một mặt phục chờ thời điểm tàu sân bay Mỹ ngoi lên cao, một mặt vẫn ngày ngày cất cánh tiến hành không chiến với các máy bay của Hải quân Mỹ. Tuy nhiên, 2 trong số 4 phi công cảm tử của trung đoàn đã hi sinh trong các cuộc không chiến, trước khi họ có thời cơ xuất kích thực hiện đòn cảm tử.

Ngay sau đó, trung đoàn phó Đào Công Xưởng đã chọn 4 phi công, trong đó có trung úy Lê Hải cho khoá huấn luyện đặc biệt này. Trực tiếp thiếu tá Đào Công Xưởng đã bay cùng trung úy Lê Hải, thử cách bổ nhào góc 40 độ, tốc độ đạt 850km/h với máy bay gắn 1 thùng dầu phụ 400 lít dầu và 1 bom 250kg. Chuyến bay thử đã thành công vì máy bay vẫn điều khiển được khi đồ treo ngoài cánh không cân bằng. Phấn khởi, tự tin, nhóm đặc nhiệm này một mặt phục chờ thời điểm tàu sân bay Mỹ ngoi lên cao, một mặt vẫn ngày ngày cất cánh tiến hành không chiến với các máy bay của Hải quân Mỹ. Tuy nhiên, 2 trong số 4 phi công cảm tử của trung đoàn đã hi sinh trong các cuộc không chiến, trước khi họ có thời cơ xuất kích thực hiện đòn cảm tử.
{keywords}

Tại cuộc gặp gỡ giữa các cựu chiến binh phi công Hoa Kỳ và Việt Nam sau chiến tranh tại nước Mỹ, đoàn cựu binh phi công Việt Nam đã tới tham quan tàu sân bay Midway tại San Diego. Có mặt trong chuyến đi này, ông Từ mang theo mô hình máy bay MiG17. Ông để mô hình chiếc máy bay MiG17 bé nhỏ của không quân Việt Nam trên sàn tàu sân bay Mỹ và thầm khấn các phi công đàn anh đã hy sinh: “Các anh ơi, hôm nay máy bay MiG17 của chúng ta đã chạm vào sàn tàu Midway rồi đây này - đúng mục tiêu các anh chờ đợi ngày xưa. Có điều giờ chiếc tàu sân bay này không còn là mục tiêu cảm tử nữa, nó đã trở thành bảo tàng cho công chúng, là một phần của lịch sử rồi. Mong các anh yên nghỉ vì hòa bình đã đạt được gần nửa thế kỉ rồi.”


Cũng trong chuyến đi này, ông Từ lần đầu tiên kể về kế hoạch cảm tử của phi công Việt Nam với viên phi công già lái F4J của thủy quân lục chiến Hoa Kỳ Curtdose. Ông ấy đã vô cùng ngỡ ngàng: “Có chuyện đó thật sao ?”, rồi vừa làm dấu vừa lắc đầu: “Ơn Chúa, hồi đó Người đã ngăn tàu sân bay đưa chúng con tiến lên cao chút nữa”.

Giờ đây, chiến tranh đã là một phần của quá khứ. Các đoàn cựu chiến binh của hai nước đã qua lại, họ nhận ra nhau qua các các câu chuyện từng xảy ra trong quá khứ. Trong không khí hòa hữu, khép lại chuyện xưa, các chi tiết giải thích cho các tình huống xảy ra 50 năm trước được chia sẻ, những người cựu binh đã cùng ồ, à lên thú vị. Họ chân thành trò chuyện và mong muốn con cháu sẽ không phải chịu cảnh như cha ông đã trải qua.

Đoàn cựu chiến binh phi công Việt Nam đã trao tặng bảo tàng tàu sân bay Midway mô hình máy bay MiG17 như một kỷ niệm về một giai đoạn lịch sử đã sang trang. Chiếc máy bay mô hình nhỏ bé của phi công Việt Nam cùng câu chuyện về nhóm cảm tử của phi công trung đoàn 923 - trung đoàn AHLLVT đã nằm bình yên trên con tàu từng là mục tiêu họ xả thân chiến đấu.

Càng gần đến ngày truyền thống của Quân đội Nhân dân Việt Nam, câu chuyện về Trung đoàn 923 không quân càng làm dấy lên niềm tự hào của dân tộc. Ngoài danh hiệu AHLLVT, trung đoàn còn có 2 đơn vị đặc biệt xuất sắc trong biên chế của mình: phi đội 4 được tặng 3 lần danh hiệu AHLLVT (là đơn vị duy nhất của quân đội ta đạt 3 lần danh hiệu này) và phi đội 2: được tặng 2 lần được tặng danh hiệu AHLLVT. 24 phi công của trung đoàn cũng được tặng danh hiệu AHLLVT.

“Viva 923”, ông Từ tạm kết thúc câu chuyện với Tuần Việt Nam/Báo VietNamNet.

 
Đón xem kỳ 2: Trên lãnh địa của cựu thù nghe chuyện cơ mật

Tuần Việt Nam
 
* Trung đoàn trưởng trung đoàn 923 Lê Oánh và trung đoàn phó Đào Công Xưởng đã mất do tuổi già.

* Ông Từ Đễ là người thứ 9 trong tổng số 22 trung đoàn trưởng trong lịch sử trung đoàn 923.