Việc Trung Quốc loan báo có 60 nước ủng hộ họ trong tranh chấp Biển Đông đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của công luận. Nhưng ngay sau đó, sự thật đã được phơi bày: Trung Quốc lại dụng chiêu bài đánh tráo sự thật.

Vài ngày nữa, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) có trụ sở tại La Haye (Hà Lan) sẽ ra phán quyết về vụ kiện của Philippines chống Trung Quốc liên quan đến quy chế của các thực thể tại Biển Đông.

Tòa sẽ không quyết định về chủ quyền đối với các thực thể này mà chỉ đưa ra quyết định về các quyền trên biển đối với các thực thể này. Ngoài việc tác động pháp lý của pháp quyết, vốn được coi là một hòn đá tảng trong diễn biến các tranh chấp tại Biển Đông, vụ kiện dự kiến sẽ thuận cho phía Manila về hầu hết mọi mặt và làm ảnh hưởng tới lớn uy tín của Trung Quốc.

Ngay từ đầu, Bắc Kinh đã tốn khá nhiều tiền của nhằm thuyết phục, đe nạt lôi kéo các nước trong và ngoài khu vực ủng hộ quan điểm của Trung Quốc ở Biển Đông. Họ không ngừng lớn tiếng rằng không cần một cơ quan quốc tế can thiệp vào vấn đề này và các tranh chấp nên được giải quyết trên cơ sở đàm phán song phương.

{keywords}
TQ ngang ngược gọi các đảo nhân tạo là dự án xanh. Ảnh: FP

Không có gì đáng ngạc nhiên, vì cách tiếp cận song phương này có lợi cho Trung Quốc, nước có tiếng nói trọng lượng hơn vì là một nước rộng lớn và hùng mạnh trước các bên tranh chấp khác nhỏ hơn và yếu hơn (như Philippines chẳng hạn).

Tuy nhiên, không ít lần Trung Quốc bị giới quan sát “đập” bằng những bằng chứng cho thấy nước này ngụy tạo chứng cớ, lập lờ trong thông tin, ví dụ việc mới đây họ thông tin về việc những ai sẽ ủng hộ quan điểm của họ liên quan đến Biển Đông.

Trong nhiều trường hợp, nước này chỉ đưa ra các thông tin chung chung sau các cuộc gặp ngoại giao, nói rằng các nước mà họ nói chuyện đã bày tỏ ủng hộ quan điểm của Trung Quốc ở Biển Đông, song không trích dẫn trực tiếp được phát biểu của bất kỳ quan chức cấp cao nào.

Thậm chí trong một cuộc họp báo gần đây, khi được hỏi có bao nhiêu nước ủng hộ quan điểm của Trung Quốc, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng đã nêu ra con số 60, con số mà một nhà báo đã nêu ra trong một câu hỏi trước đó. Trung Quốc cũng từng nói đến một con số tương tự, nhưng ngay cả Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao cũng không thể có một thông tin rõ ràng và chính xác về số nước ủng hộ Trung Quốc.

Sáng kiến minh bạch biển châu Á (AMTI), thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế đã công bố kết quả một nghiên cứu giúp làm rõ việc này. Đó là một danh sách gồm 4 phần: a/ các nước đã công khai ủng hộ quan điểm của Trung Quốc, b/ các nước mà Trung Quốc nói là ủng hộ nhưng không công khai tuyên bố, c/ các nước đã công khai phản đối quan điểm của Trung Quốc (trong một số trường hợp là sau khi Trung Quốc nói là họ ủng hộ), và cuối cùng d/ các nước đã nói rõ rằng phán quyết của PCA sẽ là một quyết định pháp lý quốc tế có tính ràng buộc (như Mỹ).

Danh sách đầu tiên, gồm những nước công khai tuyên bố ủng hộ Bắc Kinh, không ấy ấn tượng, chỉ gồm 7 nước. Trong đó, hai nước là Afghanistan và Lesotho thì đang bị Trung Quốc bao vây về kinh tế trên thực tế. Trong số các nước còn lại, gồm Gambia, Kenya, Niger, Sudan và Vanuatu, thì ngoài Vanuatu, cả 4 nước kia nằm rất xa về địa lý so với Biển Đông và có nhiều lợi ích nếu ủng hộ Trung Quốc hơn là phản đối họ trong vấn đề này.

Đây là những lý do chính cho thấy Trung Quốc sẽ quan tâm tới cái giá của uy tín sau phán quyết của PCA. Cho đến lúc này, chỉ còn vài ngày nữa là tới phiên tòa quan trọng, Bắc Kinh vẫn không nhận được tuyên bố công khai ủng hộ. Đó là sự thực.

Thảo Linh (tổng hợp)