- Dấu ấn Phật giáo và tinh thần bảo vệ chủ quyền tổ quốc là những đặc điểm nổi bật trong ngày hội thơ Việt Nam lần thứ 11.
Bám
sát vào ý tưởng chính: Tuổi trẻ với Tổ Quốc, mọi hoạt động của ngày thơ
Việt Nam năm nay đều hướng về chủ đề này. Với ước tính hàng chục nghìn
người tham dự, một bản đồ cổ kích thước lớn về chủ quyền biển đảo sẽ
được trưng bày cho công chúng chiêm ngưỡng cùng với hàng ngàn phiên bản
nhỏ và một số lượng lớn, phong phú tác phẩm thơ được trưng bày và bày
bán.
Đặc biệt, bên cạnh việc những bài thơ, vật phẩm chứa đựng tinh thần yêu nước và khẳng định chủ quyền hải đảo, biên giới, đất liền, một nhà sư cũng sẽ tới đọc kinh cầu an cho dân tộc.
Đặc biệt, bên cạnh việc những bài thơ, vật phẩm chứa đựng tinh thần yêu nước và khẳng định chủ quyền hải đảo, biên giới, đất liền, một nhà sư cũng sẽ tới đọc kinh cầu an cho dân tộc.
Thả thơ - một hoạt động thu hút công chúng trong ngày thơ Việt Nam. |
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều cho biết: "Đại đức Thích Trường Xuân hiện đang trụ trì chùa Long Đẩu - nơi đã đón tiếp gần 100 nhà thơ nước ngoài từ Liên hoan thơ Châu Á Thái Bình Dương đến tham dự Ngày thơ Việt Nam lần thứ 10
(năm ngoái). Đại đức còn trẻ nhưng rất am hiểu về văn hóa, thi ca và
nghệ thuật, thường xuyên dùng hình thức của văn hóa và nghệ thuật để
truyền bá cho đạo Phật.
Đứng trước những thách thức đe dọa đến tổ
quốc và nền hòa bình của con người, của quốc gia, sau lễ khai mạc Ngày
thơ, Đại đức Thích Trường Xuân sẽ đọc một bài thơ - hoặc có thể là một
bài kinh - như một lời cầu an và chúc phúc. Khi bình an, con người mới
nghĩ và sáng tạo được những điều mới mẻ, tốt đẹp."
Được biết, đại đức hiện đang cầu
kinh niệm Phật và sáng tác trong mật thất. Bài thơ cầu an được đọc tại
sân Văn miếu Quốc tử giám vào ngày 15/1 tới (lịch âm) sẽ do chính nhà sư
viết.
Ngày thơ năm nay sẽ kéo dài 3 ngày từ 13 đến 15
tháng Giêng (âm lịch). Tối 13 và 14, sinh viên một số trường đại học sẽ
tham gia dự thi các tiết mục thơ và văn nghệ để chọn ra các tiết mục
xuất sắc nhất trình diễn trong ngày hội chính.
Vân Sam