- Được học nhạc từ năm 8 tuổi cho đến năm 22 tuổi, hơn 10 năm bên cạnh
cây đàn, những nghệ sĩ chơi cổ điển ở Việt Nam đang trước nguy cơ bị
thui chột bởi không được nhìn nhận và đánh giá đúng mức, và bởi cơ chế
không cho phép họ được cạnh tranh và phát triển.
Nghệ sĩ Xuân Huy với dàn nhạc của anh tại Luala Concert |
Phóng viên VietNamNet có cuộc trò chuyện với nghệ sĩ Xuân Huy. Anh đã từng được coi là thần đồng âm nhạc của VN, từng chơi
chính tại dàn nhạc Century tại Nga của công nương Diana. Sau khi bà mất, anh trở về nước, vào dàn nhạc và ra khỏi dàn nhạc để làm việc như một nghệ sĩ tự
do.
Ca sĩ chỉ
5 - 10 phút đã kiếm được từ 30-150 triệu
Anh có biết về sự chênh lệch thu nhập giữa một nghệ sĩ cổ điển và một ca sĩ trên thị trường hiện nay?
- Ở VN hiện nay, các anh em tự phong cho nhau là
"công nhân đánh đàn". Và đó là sự thật. Nó đã có từ 10 năm nay. Bởi vì
tiền lương của họ bằng đúng một anh công nhân quét rác. Lương tháng 3
triệu cộng với 3 triệu tiền diễn cả tháng - trong đó tiền tập
50.000/buổi, tiền diễn 200.000/buổi.
Có sự nhầm lẫn khi gọi nghệ sĩ trong dàn nhạc là
"nhạc công". Họ không phải là người làm công, họ là nghệ sĩ. Cũng như
không thể gọi người múa là vũ công mà họ là những nghệ sĩ múa. Sao không
gọi các ca sĩ là ca công?
Người ta coi người chơi đàn như một thứ phụ, đi "đệm
đàn". Thực chất họ học gấp 5 gấp 10 ca sĩ. Ở trong đám cưới, có người
chơi với giá 800 nghìn cho hơn 1 tiếng, kể cả khi đó là một thạc sĩ được đào tạo
từ năm 8 tuổi. Trong khi một người đang học khoa thanh nhạc mới 1, 2 năm
- giá mặc định đã là 4 triệu một bài.
Thử tính xem. Một ca sĩ hát 1 bài trong 3 phút, giá
thành 15 triệu là ít nhất. Ví dụ như Trọng Tấn, 1 bài là 20 triệu, 2 bài
là 40 triệu. Anh đến và đi tổng cộng mất nửa tiếng. Trọng Tấn vẫn chưa
phải nhiều tiền, như Hồng Nhung - một bài 40 triệu, hai bài lấy rẻ 60
triệu, cũng chỉ chưa đến 10 phút, không cần tập dượt nhiều, chỉ ghép với
band 1 buổi cho có lệ. Tiếp theo, anh Đàm Vĩnh Hưng, barem của anh ấy
là 7000USD, hát 2 bài 150 triệu.
Ta lấy so sánh với gần 1 triệu kia của người chơi
đàn, mà phải làm từ 30 phút đến 1 tiếng rưỡi. Trong khi đó các ca sĩ chỉ
5 - 10 phút đã kiếm được từ 30 triệu đến 150 triệu? Các cụ nói "chó cắn
áo rách" ấy, chính là cái áo của người nghệ sĩ cổ điển ở VN.
Những nghệ sĩ cổ điển có tiếng một chút, thu nhập có tốt hơn không?
-
Khá hơn một chút, nhưng họ không thể nào sánh bằng với một ca sĩ chẳng
ai biết đến. Như cô Trần Thị Mơ, chú Ngô Hoàng Quân lên đến 4 - 5 triệu là cùng; chẳng thể
là 50 triệu được. Đó là NSUT rồi đấy! Mà họ là NSUT nhưng công
chúng cũng chẳng biết họ là ai, trong khi một ca sĩ từ đâu ra thì được lăng xê
rất nhanh.
Những năm 1990, anh chơi ở dàn nhạc Nga như thế nào? Điều kiện, thu nhập có tốt hơn không?
-
Tất nhiên làm việc ở nước ngoài sẽ khác hoàn toàn. Những năm 1990, Nga đã
chuyển sang tư bản. Mà tư bản có nghĩa là sự công nhận phải xét bằng
mức lương. Nếu có khả năng thì họ sử dụng, không có khả năng thì sa
thải. Cách đây khoảng 20 năm, các dàn nhạc họ đã có thể trả từ 800 - 1000USD/tháng.
Khi người ta được sa thải, thì đồng nghĩa với việc
trả lương cho những người khác phải cao. Họ có quyền được nói, được
tuyển chọn. Họ cũng có quyền không nhận một số người và nhận những người
tốt hơn nữa. Đó là chuyện đương nhiên. Nó sẽ khích lệ những người có
chuyên môn, và kể cả có chuyên môn rồi thì cũng phải trau dồi.
Khi tôi đang ở trong guồng làm việc rất tốt, có sự
cạnh tranh, tập luyện như vậy, thì về VN, mọi thứ hoàn toàn biến
mất. Giả sử những chuyện về chuyên môn bỏ qua, thì còn chuyện tiền bạc
nữa. Phải lo cho bản thân, cho gia đình. Nhưng ngược lại, kiếm không đủ,
gia đình phải dúi tiền cho, phải đi nuôi lại. Nghe thật buồn cười. Tôi
đã đi làm bao nhiêu năm ở nước ngoài, đào tạo bao nhiêu; khi về lương
tháng không nổi 200USD. Làm sao mà sống được? Chỉ có người nông dân
sống được như vậy thôi vì họ không phải tiêu tiền.
Cơ chế phá hủy sự cạnh tranh, tiến bộ
Vậy
quan điểm cụ thể của anh về sự tham gia của Nhà nước như thế nào? Bảo
trợ nhiều hơn hay để cho các nghệ sĩ, dàn nhạc tự do hơn?
- Chẳng có gì thực sự là bảo trợ cả. Bây giờ ít nhất phải xem
người nghệ sĩ như một người viên chức văn phòng. Nhưng hiện nay người
tốt nghiệp đại học về âm nhạc đang bị tính bằng lương trung cấp. Bao nhiêu năm nay
vẫn thế, đi làm lương 2 triệu rưỡi, 3 triệu. Trong khi đó lễ tân các công ty bây giờ
cũng phải 10 triệu.
Lúc nào cũng kêu là không có ngân sách, chẳng hiểu
đi đâu mà có những nơi năm nào cũng thua lỗ vài trăm tỉ, vài nghìn tỉ. Ở
các nước khác họ cân bằng tiền tệ tốt hơn nhiều. Người ta nhìn nhận,
đánh giá khác nên họ trả khá và cao. Chính vì khá và cao nên họ được
chọn người, có cạnh tranh. Ai không giỏi thì xuống làm vị trí thấp, dần
dần thì thay thế.
Không như ta, nếu đã vào dàn nhạc là ở lại suốt đời?
-
Đúng vậy. Vì không có sự đào thải nên không phát triển được. Cái đó gọi là "biên
chế". Ở nước ngoài thì không có "biên chế" mà phải làm theo "chất xám". Ở
ta thì không làm được đã có nhà nước nuôi. Mà nuôi cho tồn tại thế thôi,
chứ không sống được.
Rất nhiều người vẫn ở lại vì họ không có đầu óc dám
quẫy. Không quẫy nổi nên họ cứ ở đấy thôi, lĩnh 3 triệu/ tháng xong đi
làm ngoài. Tôi đã từ bỏ và không bao giờ lựa chọn quay trở lại làm trong
dàn nhạc. Các nghệ sĩ hiện nay bắt buộc phải ngồi ở đó, vì nếu không họ
sẽ bị đuổi khỏi biên chế. Cái từ "biên chế" ở đây nó có tác dụng cực kì
mạnh với một con người cho dù nó là 3 triệu bạc. Không có sự sa thải, nên có "hàng xách tay" và con ông cháu cha.
Nghệ sĩ Xuân Huy cho rằng vấn đề kinh tế, cơ chế.... đang làm thui chột nhiều nghệ sĩ |
Anh có thể nói thêm về cái gọi là "không thể quẫy ra khỏi biên chế"?
-
Khi tôi "về hưu" ở lứa tuổi 20, tôi không còn bạn đàn tâm giao nữa. Tôi
cảm thế giới của mình bị mất đi, phải đi sang một thế giới khác với các
bạn không học nhạc.
Trong giới học nhạc, mọi người có xu hướng tụ lại
với nhau, cứ phải đến đấy mà ngồi, phải gặp nhau, buôn chuyện với nhau.
Nếu không họ sẽ có cảm giác mình bị về hưu, bị thừa. Chắc vì thế, họ
thấy không đành. Thà rằng ít tiền nhưng đến để than vãn, để bức xúc,
để chém chuyện, để giết thời gian. Họ không dám vượt qua, không tồn tại
độc lập được. Đó là cộng đồng của họ. Họ sống vì cộng đồng đấy không cần
biết là nó tốt hay xấu.
Đồng lương ít ỏi quá. Họ có làm thế, làm nữa cũng
chỉ được chừng đó. Thà rằng đừng cố, đến đấy cho vui, cho sướng, hết
tháng lĩnh tiền. Mặc định
"tôi vào biên chế thì không ai đuổi được" họ sẽ chẳng còn cầu tiến nữa. Chất lượng chuyên môn đi xuống.
Đã có lúc tôi ngồi dàn nhạc ở Hà Nội, tôi hỏi: "Ngồi
vị trí violin 1 được bao nhiêu tiền?". Họ trả lời "Nếu có Tây tập thì
50.000 đồng, ta tập thì 20.000đồng/buổi". "Thế ngồi ở hàng đầu và hàng cuối có
khác gì nhau không?" - "Không khác gì nhau".
Thế thì tôi ngồi ở hàng cuối cho đỡ mất sức. Một thời gian sau tôi lại hỏi: "Thế ngồi ở violin 2 thì bao nhiêu tiền?" - "Vẫn thế, chẳng có gì khác nhau". Thế thì tôi xin vào hàng cuối cùng của violin 2 - một người không ai chú ý đến. Đương nhiên dàn nhạc mất đi một người giỏi vì người đó không còn muốn cống hiến. Rồi tôi bỏ nghề để làm nghề khác ra tiền, đồng nghĩa với việc dàn nhạc bị chảy máu chất xám.
Thế thì tôi ngồi ở hàng cuối cho đỡ mất sức. Một thời gian sau tôi lại hỏi: "Thế ngồi ở violin 2 thì bao nhiêu tiền?" - "Vẫn thế, chẳng có gì khác nhau". Thế thì tôi xin vào hàng cuối cùng của violin 2 - một người không ai chú ý đến. Đương nhiên dàn nhạc mất đi một người giỏi vì người đó không còn muốn cống hiến. Rồi tôi bỏ nghề để làm nghề khác ra tiền, đồng nghĩa với việc dàn nhạc bị chảy máu chất xám.
Ở trong vũng bùn cứ tưởng mình là vĩ
nhân tỉnh lẻ
Như vậy, theo tôi hiểu, anh đề xuất một cơ chế cạnh tranh rõ ràng hơn. Có thể thay mới và sa thải?
- Đúng thế. Và phải đưa một đồng tiền cực kì xứng đáng cho họ. Có
một câu chuyện thế này. Nghệ sĩ bảo tôi "Anh trả 10 đồng nên tôi chỉ
đánh thế thôi, anh trả gấp 5 gấp 10 xem, tôi chơi hay ngay". Tôi trả lời:
"Được. Tôi sẽ trả gấp 10, anh chị phải chơi hay gấp 10 lần cho tôi, nếu
không làm được thì sẽ loại". Họ cầm đàn lên, nhưng không thể đánh hay
gấp đôi được, chứ đừng nói gấp 10.
"Thấy chưa? vấn đề là như thế. Nhưng tôi biết ngày
xưa bạn có thể đánh hay gấp 10 lần thật. Nhưng bởi vì các bạn bị thui
chột rồi. Các bạn nói vì các bạn tưởng mình vẫn còn như xưa, nhưng không
được hoạt động, không được trau dồi, các bạn đã đánh mất."
Chúng ta ở trong vũng bùn nhưng cứ tưởng mình là vĩ
nhân tỉnh lẻ. Không phải họ vốn là như thế, nhưng dần dần, môi trường
xung quanh không nhìn nhận đúng, không kích thích phát triển, đã biến họ
thành như thế.
Bài sau: Nghệ thuật khó theo thời cơm áo khó