Các tin liên quan |
Frédéric Beigbeder đã có tới 5 đầu sách được xuất bản tại VN |
Đây là những chia sẻ của nhà văn Pháp Frédéric Beigbeder. Ông là một nhà văn, nhà phê bình văn học, biên tập viên và đồng thời là một nhà quảng cáo lừng lẫy. Là một người đam mê văn học thực sự, bắt đầu từ cuốn tiểu thuyết đầu tay xuất bản năm 1990 “Hồi ký của một thanh niên bị quấy rầy”, ông đã viết không ngừng nghỉ và những tác phẩm tiếp theo “Kỳ nghỉ trong cơn hôn mê” (1994), “Tình yêu kéo dài trong ba năm” (1997), “99 francs”, “Windows on the world”, “Một tiểu thuyết Pháp” đều thành công vang dội, được dựng phim và giành được rất nhiều giải thưởng danh giá.
Luôn tự giễu mình là “Kẻ ích kỷ lãng mạn”, Frédéric Beigbeder đã lấy cụm từ này để đặt tên cho cuốn tiểu thuyết thứ bảy của mình như một lời tự thuật về bản thân, một kẻ “bị ám ảnh đa cảm, một tên khốn biết yêu”, một “gã đểu cáng say mê điều tuyệt đối, một người thô lỗ dịu dàng, một kẻ trọng nam khinh nữ với trái tim cô đơn”.
Nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết là Oscar Dufresne, hình bóng của Frédéric Beigbeder, một nhà văn 34 tuổi ích kỷ, ưa châm chọc cho đăng nhật ký lên báo nhằm khiến cho cuộc sống của mình trở nên thú vị hơn. Độc thân, Oscar thường “tà lưa” cưa cẩm phụ nữ, châm chọc những người nổi tiếng mà anh ta gặp trong những lần đến các hộp đêm nổi tiếng trên khắp thế giới, trong những buổi tiệc tùng điên đảo của những kẻ giàu có ăn chơi, từ đó chỉ trích xã hội giả tạo ấy.
Cuốn
nhật ký của Oscar là một cái nhìn trào phúng về thế giới những người nổi tiếng.
Tuy chỉ trích nhưng cuốn sách không có vẻ gì là một trường thiên tiểu thuyết hiện
thực nặng nề, chế giễu hiện thực một cách sâu cay mà ngược lại, cuốn nhật ký rối
bời này lóe sáng những suy tư hài hước, những châm ngôn sâu sắc: “Tôi nghĩ mình cần phải ngừng suy nghĩ. Tôi
đã suy nghĩ kỹ trước khi đi đến kết luận này”; Ta học hỏi
qua những sai lầm của mình; chính vì vậy thành công làm ta trở nên ngu ngốc”.
Tự xưng là "kẻ ích kỷ lãng mạn", đây cũng là nhan đề cuốn sách mới nhất vừa ra mắt của Beigberder tại VN |
Nét đặc sắc của văn chương Beigbeder là tính giễu nhại nhẹ nhàng mà thú vị. Điều gì ông cũng giễu nhại được, ngay cả tình yêu và hôn nhân. Những câu chuyện Beigbeder kể không phải lúc nào cũng có hậu như trong cổ tích. Ông nhìn thẳng vào mặt đen tối của cuộc sống, giễu nhại cuộc sống ấy nhưng đồng thời qua đó cũng ca ngợi cuộc sống, thể hiện lòng khao khát hạnh phúc, khao khát tình yêu và mái ấm.
Cảnh độc thân đem đến Beigbeder sự cô đơn và ông thể hiện điều ấy trong tác phẩm: “Tôi luôn suy sụp trơ trọi trong các đêm giao thừa. Tất cả các gia đình đoàn tụ đều toát lên mùi thông. Ông già Noel là một thứ rác thải sinh hoạt.” Đôi khi ông dùng câu chữ rất ngắn gọn, để lại cảm giác chênh vênh trong lòng người đọc: “Có những ngày cùng nhau, có những tháng không nhau.”
Với một giọng văn tưng tửng, độc giả dần nhận ra kẻ ích kỷ ấy còn là một tâm hồn lãng mạn đầy rung động, mong manh dễ vỡ. Con người ấy luôn sợ đối diện với cuộc sống nhưng lại lao vào cuộc sống bằng toàn bộ sức lực rồi sau đó loay hoay trốn tránh những câu hỏi lớn của cuộc đời.
Việt Quỳnh
Trích đoạn tiểu thuyết “Kẻ ích kỷ lãng mạn” của Frédéric Beigbeder 1. SỰ NGHIỆP MỘT NHÀ VĂN Ở tuổi ba mươi, người ta bảo bạn thật “xuất chúng”. Ở tuổi bốn mươi, người ta bảo bạn thật “tài năng”. Ở tuổi năm mươi, người ta bảo bạn có “tài”. Ở tuổi sáu mươi, người ta bảo bạn là một người “đã từng”. Ở tuổi bảy mươi, người ta bảo bạn “còn chưa chết à?” 2. Thứ Hai. Chỉ những kẻ thực sự tự phụ mới chịu đựng nổi thành công. Bởi với họ đó là lẽ tự nhiên. Trong mắt họ, tình trạng vô danh mới chính là điều bất thường, khó hiểu, tục tĩu. Khi mà đột nhiên những việc họ làm bắt đầu suôn sẻ, họ cũng chẳng gây chuyện gì cả, họ chỉ nghĩ “à thế là xong, thế đâu phải quá sớm.” Tóm lại, cách duy nhất để không trở nên tự mãn một cách nực cười là lúc nào cũng tự mãn một cách nực cười. 3. Thứ Ba. Ba câu cần nói khi muốn cắt đứt: “anh bỏ em”, “giữa đôi ta thế là hết” và “anh không yêu em nữa”. Chừng nào ba câu này còn chưa được nói ra thì chừng ấy mọi thứ đều có thể vãn hồi. Ta cứ cãi vã nhau bao nhiêu tùy thích, cứ rủa nhau bằng đủ thứ tên trên đời. Ngày mà ba câu này được nói ra mọi thứ mới thực sự chấm dứt; ba câu này tạo ra hiệu ứng cái ngàm (1); không thể quay ngược trở lại nữa. Đó cũng giống như những từ khóa tạo ra một ngõ cụt: những “Vừng ơi đóng lại” trong tình yêu. (1): Hiệu ứng cái ngàm: Hiện tượng ngăn không cho một tiến trình quay ngược trở lại khi tiến trình ấy vượt qua ngưỡng nhất định nào đó. |