- Ông Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch cho rằng: “Việc tìm kiếm trang phục quốc gia còn khó hơn quốc hoa. Sẽ có ý kiến nhiều chiều khác nhau, nhưng cuối cùng chúng ta phải tìm kiếm trang phục đại diện cho đất nước với tối đa ý kiến đồng thuận".

{keywords}
Áo dài được các nguyên thủ quốc gia mặc ở Hội nghị APEC tại VN năm 2006.

Sáng 18/4, tại Đà Nẵng, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội thảo “Lễ phục Nhà nước” nhằm tìm kiếm trang phục đại diện cho Việt Nam trong các nghi lễ quốc tế…

Hội thảo nhằm tổng hợp, tiếp thu ý kiến của các nhà quản lý, họa sỹ, nhà nghiên cứu của 14 tỉnh thành miền Trung-Tây nguyên để tìm kiếm ý tưởng, thiết kế lễ phục đại diện cho quốc gia, phục vụ trong các nghi lễ cấp nhà nước và quốc tế.

Các tin liên quan

Hoa Cúc, quốc hoa của mùa Thu

Sách in cờ Trung Quốc: Lỗi do nhà xuất bản

Khẩu chiến ở CĐHH: Quốc Bảo vào cuộc

Hoa lúa mới xứng là biểu tượng Quốc hoa?

Tranh luận nóng về việc chọn Quốc hoa

Hoa nào làm quốc hoa cũng tốt cả

Bộ lễ phục phải đảm bảo tiêu chí đẹp, đơn giản, phù hợp với đời sống và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Lễ phục phải phù hợp với trang phục truyền thống Việt Nam, màu sắc đặc trưng tiêu biểu văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập là tiêu chí được ông Biên đặt ra tại Hội thảo.

Nhiều ý kiến tham luận về trang phục áo dài được các nhà nghiên cứu đưa ra như lựa chọn tối ưu. Đặc biệt là trang phục dành cho nam giới, mà theo bà Đoàn Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ VH-TT&DL) thì trong thời gian vừa qua, vấn đề lễ phục nhà nước đã được đề cập, nhằm tìm kiếm trang phục đại diện cho đất nước nhưng không thành công.

Tại các sự kiện quốc tế, bộ lễ phục nhà nước cũng đã được đưa ra song còn nhiều ý kiến chưa thống nhất trong các nghi lễ cấp quốc gia.  

{keywords}
Hội thảo tìm kiếm lễ phục quốc gia tại Đà Nẵng sáng 18/4.

Ông Bùi Văn Tiếng, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng cho rằng việc tìm lễ phục sẽ rất khó khăn trong việc tìm kiếm lễ phục ngoại giao cấp nhà nước vì phải đáp ứng các tiêu chí và phải xuất phát chung từ nền tảng thẩm mỹ xã hội.

“Việc lựa chọn lễ phục cấp nhà nước rất cần thiết nhằm tạo nên sự đồng nhất trong phái đoàn ngoại giao… Theo tôi, nam sứ giả nên chọn veston, nữ là áo dài. Trang phục lễ nghi cấp quốc gia mang tính biểu trưng chính trị nhiều hơn, thể hiện tính liên hiệp giữa hai thế hệ tân học và cựu học. Bộ lễ phục ngoại giao cấp nhà nước thể hiện bản sắc dân tộc rất cần, nhưng cần hơn là người mặc lễ phục phải bảo toàn được thể diện quốc gia”, ông Tiếng nói. 

Vũ Trung