Khi rò rỉ một số cảnh nóng bị kiểm duyệt của Hotboy nổi loạn, mới thấy quan niệm về sex trong phim Việt vẫn còn nhiều rào cản. Không chỉ bởi những nhà kiểm duyệt mà còn ngay trong cái nhìn của công chúng.

Cảnh nóng trong phim Việt xuất hiện khá muộn màng trong lịch sử của nền điện ảnh. Bộ phim đầu tiên của điện ảnh Cách mạng Việt Nam ra đời cuối thập niên 1950 nhưng có lẽ phải đến hơn 2 thập niên sau mới có những cảnh nóng trên phim Việt (độc lập với phim Việt của Sài Gòn những năm trước 1975).

Không rõ bộ phim đầu tiên có cảnh nóng của điện ảnh Việt là khi nào, nhưng chắc chắn là vô cùng hiếm trong những chuỗi phim chiến tranh.

{keywords}
Minh Châu và Anh Dũng trong phim Cô gái trên sông

 

Năm 1986 - 1987, bộ phim Cô gái trên sông (đạo diễn Đặng Nhật Minh) ra đời có lẽ là một trong những bộ phim sớm có cảnh nóng nam nữ. Nhân vật chính trong phim là Nguyệt (Minh Châu đóng), một cô gái làm nghề gái điếm trên sông Hương từ thời chiến tranh. Trong giai đoạn này, cô từng cưu mang một anh bộ đội quân giải phóng trong lúc nguy nan, bằng cách ấp ủ anh trong chiếc thuyền chật hẹp như một khách làng chơi. Khi hòa bình lập lại, anh bộ đội khi xưa trở thành một cán bộ cấp cao, yên lòng với cuộc sống đề huề, quên lời hứa hẹn với cô gái mình đã hàm ơn và thậm chí kín đáo chối bỏ khi cô - giờ là một công nhân quét rác - tìm đến.


Cảnh nóng được quay ở mức nhẹ nhàng, vừa phải, đủ để miêu tả tình huống chuyện phim, có nghĩa cảnh nóng này là chi tiết cần thiết trong phim. Cảnh quay hiện diện trong phim, nghĩa là không bị kiểm duyệt, thế nhưng cũng vẫn vấp phải những ý kiến trái chiều từ người xem. Trong một bài báo trên Thể thao & Văn hóa (tờ báo được coi là hàng đầu về văn hóa thời trước những năm 2000) khoảng năm 1987 - 1988, có một bài phê phim khá ác cảm, trong đó có những câu thơ bình như thế này:

Xem phim Cô gái trên sông

Thấy 2 khúc thịt người chồng lên nhau...

Một bộ phim khác cũng gây chú ý với nhiều cảnh nóng táo bạo là Bi, đừng sợ (đạo diễn Phan Đăng Di). Bộ phim của Việt Nam đầu tiên góp mặt tại LHP Cannes khám phá cuộc sống hàng ngày của các thành viên một gia đình Hà Nội có mật độ cảnh nóng khá dày và bạo dạn, của hầu như các nhân vật chính trong phim.

Một cô giáo ế chồng tối tối thủ dâm bằng những viên đá lạnh, lụi hụi ẩn nấp trong đám lau lách để ngắm cậu học sinh cởi trần đá bóng. Cậu học sinh nhân dịp đá bóng dưới mưa cũng được thể hiện một cảnh khỏa thân đứng tiểu vô tình trúng vào chỗ ngồi nấp của cô giáo mình. Cô giáo cùng người đàn ông được mai mối cũng có một scene "make - love" rất hiện thực chủ nghĩa quen thuộc trong các tác phẩm nghệ thuật Âu châu và hoàn toàn tiên phong với điện ảnh Việt - 2 cơ thể trần truồng giao kết trên ghềnh đá trên biển giữa thiên nhiên.

 

{keywords}
Một cảnh sex táo bạo trong Bi, đừng sợ

Phim cũng để lại dấu ấn với con mắt cận cảnh vào cuộc sống sinh hoạt thường nhật trong gia đình, trong đó có những cảnh sex rất hiện thực. Tối tối, người vợ quặp chân, thọc tay vào quần đùi của chồng để tìm kiếm cảm giác ái ân của người đàn ông trung niên đang dần thờ ơ. Và gây nhiều xôn xao, chú ý nhất là một màn cảnh làm tình mãnh liệt như chưa từng giữa 2 vợ chồng sau bao nắng hạn chờ mưa... Ngoài ra, phim cũng có những cảnh tương đối nhạy cảm khi con dâu chăm sóc bố chồng và đa nghĩa dễ gây nhiều diễn giải khác nhau.

Bản phim đi dự các LHP quốc tế vẫn giữ nguyên, còn bản phim chiếu rạp trong nước bị Hội đồng duyệt phim cắt bớt khoảng 5 - 6 phút cảnh nóng này. Sự mạnh bạo mang tính bước ngoặt (đối với phim Việt) ở những cảnh nóng này có lẽ là điều khiến Hội đồng duyệt lăn tăn, e ngại và chọn giải pháp an toàn.

Hội đồng duyệt cũng không phải là quá lạc hậu, bởi khi Bi, đừng sợ ra mắt, ngay trong giới chuyên môn cũng nổ ra một làn sóng tranh luận trái chiều, thậm chí với những ý kiến phản đối dữ dội. Nhiều nhà phê bình tên tuổi của làng phim như Trần Tuấn Hiệp, Đoàn Minh Tuấn, Ngô Ngọc Ngũ Long... đã dành cho bộ phim những nhận xét khá nặng nề như "Xem chẳng thấy giống người Việt Nam", "Bóp méo sự thật, không tôn trọng con người", "Phản ánh đời sống quá đen tối", "Rơi vào chủ nghĩa tự nhiên, góc nhìn phiến diện, xa lạ với nghệ thuật"...

(Theo VnMedia.vn9)