- "The Missing Picture” được đạo diễn Rithy Panh lấy chất liệu từ chính trải nghiệm của gia đình và họ hàng ông dưới chế độ diệt chủng tàn bạo của Pol Pot.

Bộ phim tự truyện hợp tác Campuchia – Pháp “The Missing Picture” (Tấm ảnh thất lạc), khảo sát lịch sử đẫm máu về chế độ độc tài Pol Pot vào cuối thập niên 70 ở Campuchia, đã thắng giải Một góc nhìn tại LHP Cannes.

{keywords}

Một cảnh trong phim “Tấm ảnh thất lạc”.

Để làm tiếng vỗ tay tán thưởng thêm sôi nổi, đạo diễn Rithy Panh bước lên nhận giải thưởng hôm tối thứ bảy (25/5), đã bày tỏ lòng biết ơn vì “có tự do để làm những bộ phim mà tôi muốn làm”.

Phim của Panh, dựa trên ký ức hãi hùng của ông về cuộc thanh trừng, lấy chất liệu từ chính trải nghiệm của gia đình ông dưới chế độ tàn bạo Khmer Đỏ đã gây ra cái chết của bố mẹ và các em gái của ông.

Giải thưởng Một góc nhìn được trao một ngày trước giải Cành cọ vàng bởi một ban giám khảo riêng, dành cho tác phẩm của những nhà làm phim mới hoặc những phim mang thông điệp và cách biểu đạt thẩm mỹ đột phá.

Bộ phim lấy tiên đề “Tấm ảnh thất lạc” là vì chế độ kiểm duyệt ở Campuchia, không hình ảnh nào còn tồn tại để làm chứng cho những hành động tàn ác chống lại gia đình và họ hàng của ông trong suốt bốn năm cai trị của Pol Pot, từ 1975 đến 1979.

Câu chuyện kể lại được quay bằng hình ảnh tài liệu cũ, hoặc sử dụng bất cứ thước phim nào vào thời điểm đó còn tồn tại, phần lớn là phim tuyên truyền của chế độ độc tài. Để tái hiện lại những người đã mất, Panh sử dụng hàng trăm nhân vật người nộm, cận cảnh bóng dáng người thân một cách cẩn thận.

Đạo diễn Thomas Vinterberg, chủ tịch ban giám khảo năm nay, nói ông “rất vinh sự được trao giải thưởng này, tất cả chúng tôi đều đồng ý đây là bộ phim lôi cuốn”. Ông ca ngợi tất cả 18 bộ phim, trong đó có nhiều phim đầu tay của các đạo diễn và phim của những đạo diễn nổi tiếng như Sofia Coppola, người đã mở màn hạng mục này với “The Bling Ring”.

Giải thưởng ban giám khảo, giải xếp thứ hai trong chương trình Một góc nhìn, được trao cho bộ phim Palestine “Omar, một chuyện tình thời chiến đẫm nước mắt, của đạo diễn Hany Abu-Assad. Ban giám khảo năm nay gồm năm người, trong đó có cô đào Pháp Ludivine Sagnier và nữ diễn viên Trung Quốc Chương Tử Di.

{keywords}

Đạo diễn Rithy Panh. Ảnh AFP. 

Đạo diễn Rithy Panh năm nay 49 tuổi, sinh tại Phnom Penh, có cha làm giáo viên. Năm 1975, gia đình ông và nhiều thị dân Phnom Penh bị trục xuất khỏi thành phố về nông thôn lao động. Sau khi nhìn thấy bố mẹ, các chị và những người thân khác lần lượt chết vì đói hoặc kiệt sức, Rithy bỏ trốn sang Thái Lan năm 1979, sống một thời gian trong trại tị nạn Mairut.
 

Sau đó ông được chuyển tới Paris, Pháp. Ông tham gia một lớp hướng nghiệp dạy quay phim. Từ năm 1990, ông thường xuyên trở lại Campuchia để làm phim. Bộ phim tài liệu truyện đầu tay của ông là “Site 2”, kể về đời sống ở một trại tị nạn trên biên giới Thái Lan của một gia đình Campuchia, được giải ở LHP Amiens. Tố cáo chế độ diệt chủng và đời sống của người tị nạn là hai chủ đề trở đi trở lại trong nhiều phim tài liệu của ông.  

Khải Trí (theo AP, Mubi)