- Hàng loạt vấn đề được các nhà khoa học đặt ra tại Hội thảo Quốc tế 10 năm thực hiện công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO (sáng 23-6) - đã khiến các nhà quản lý, chính quyền địa phương phải suy ngẫm và tránh những hành xử thô bạo với di sản...

TIN BÀI KHÁC

Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của các học giả, các nhà khoa học, nghiên cứu đến từ 17 quốc gia. Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova cho rằng vấn đề quan tâm hiện nay là làm thế nào bảo vệ được các di sản văn hóa một cách bền vững tránh sự xâm hại của thiên nhiên và con người.

{keywords}
(Ảnh minh họa)

Thế giới: Du lịch văn hóa phá hoại văn hóa?

Liên Hiệp Quốc đang thảo luận về quá trình toàn cầu hóa 2014-2015 để đưa ra chương trình hoạt động về những vấn đề quan tâm hiện nay trong chương trình phát triển và bảo tồn di sản văn hóa toàn cầu, tranh thủ ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học về phương án tối ưu để bảo vệ các di sản” -Bà Irina Bokova nói.

Nhiều học giả nước ngoài đặt ra nguy cơ biến mất của di sản văn hóa phi vật thể khi toàn cầu hóa đang như “cơn bão” với cường suất lớn càn quét hủy diệt.

Học giả Jo Caust (Đại học Melboure, Úc) đặt câu hỏi: chúng ta đang hỗ trợ hay phá hoại các báu vật thế giới? Du lịch văn hóa hiện nay đang khai thác mà không đặt ra vấn đề bảo tồn và phát huy.

Di sản văn hóa phi vật thể là báu vật do con người tạo ra. Giàu có và du lịch giá rẻ cho phép số người đi du lịch tăng theo cấp số nhân đã gia tăng áp lực lên các vùng di sản phi vật thể và gây tổn thương. Trong khi đó, cư dân địa phương phụ thuộc hoàn toàn vào du lịch để kiếm sống.

Câu hỏi được đặt ra hiện nay là khách du lịch có thể đem lại sự phồn thịnh  cho một cộng đồng nhưng cũng chính khách du lịch là tác nhân phá hủy hay làm suy thoái những nét độc đáo của văn hóa địa phương.

{keywords}
Hội thảo quốc tế 10 năm bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể

Tại Việt Nam: can thiệp nghi lễ cộng đồng

Tiến sĩ Phan Phương Anh, Viện văn hóa nghệ thuật nói về vấn đề tính thiêng của nghi lễ đã đưa ra con số 7.966 lễ hội  tại VN gắn liền với tín ngưỡng và tôn giáo. Trong đó tính thiêng của nghi lễ là sự cô đặc của các biểu trưng xã hội tạo nên sự gắn kết các thành viên trong cộng đồng.

Tuy nhiên hiện nay, quá trình di sản hóa đã tạo ra sự sở hữu hóa lễ hội, trong đó nghi lễ bị can thiệp, cộng đồng chủ thể thay đổi...Đây là vấn đề cần quan tâm để bảo vệ tính thiêng của tín ngưỡng như là sự bảo tồn giá trị của văn hóa phi vật thể hiện nay-TS Phương Anh cảnh báo.

{keywords}
Các nhà khoa học trao đổi bên lề Hội thảo

GS/TS Balaban (Đại học North Carolina, Mỹ) lại đưa ra vấn đề các bài hát hay thi ca truyền miệng của Việt Nam như ca dao, vọng cổ, ca trù...là một kho tàng văn hóa tồn tại hàng nghìn năm nay. Chính ca dao đã bắt cây cầu giữa truyền thống truyền khẩu và truyền thống văn học cao cấp.

Ông cho rằng đây là vốn di sản viết bằng chữ Nôm hiện đang có nguy cơ bị lãng quên do nó là những văn bản được viết bằng ngôn ngữ của nhân dân từ nhiều thế kỷ trước. Vậy làm thế nào để bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể này nếu không khẩn trương và có chính sách đầu tư thích đáng?

Hàng trăm ý kiến đề xuất cũng như nhiều câu hỏi được đặt ra của các học giả, các nhà khoa học tại Hội thỏa bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể đang còn chưa được trả lời.

Vũ Trung