Tổ chức UNESCO vừa công bố danh sách 19 di sản thế giới mới trong kỳ họp thường niên lần thứ 37 tổ chức tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia.

Sau nhiều ngày làm việc, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã lựa chọn được 19 di tích trong tổng số 34 di tích được đề cử. Tính đến nay, Italy và Trung Quốc là 2 quốc gia đang dẫn đầu về danh sách các di sản thế giới được UNESCO công nhận.

Với danh sách vừa được UNESCO công bố, Quatar và cộng hòa Fiji là 2 quốc gia lần đầu tiên có các di sản được xếp hạng thế giới. Theo đó, di chỉ khảo cổ Al Zubarah (Quatar) và cổ trấn Levuka (cộng hòa Fiji) được công nhận là Di sản thế giới mới năm 2013. Được biết, vào năm ngoái, di chỉ khảo cổ Al Zubarah cũng có tên trong danh sách đề cử di sản thế giới nhưng chưa được UNESCO thông qua.

Những di sản mới nổi bật trong danh sách này còn có núi Phú Sỹ (Nhật Bản), "biển cát" Namib (Namibia) hay thành phố cổ Kaesong (CHDCND Triều Tiên). Dưới đây là hình ảnh của một số di sản thế giới mới vừa được UNESCO công nhận.

Vùng núi Thiên Sơn Tân Cương (Trung Quốc) là di sản đứng đầu trong danh sách này. Đây là vùng núi có diện tích rộng lớn ở Trung Quốc có khung cảnh thiên nhiên đẹp như các dãy núi được tuyết bao phủ và những đỉnh núi có sông băng, những khu rừng và đồng cỏ yên tĩnh...

{keywords}
 
Là ngọn núi cao nhất khu vực Địa Trung Hải, núi lửa Etna ở Italy là di sản thứ 2 được UNESCO công nhận. Núi lửa Etna nằm ở phía Đông của đảo Sicily, Italy với độ cao 3.300m được UNESCO đánh giá là một trong những danh thắng có vai trò quan trọng bởi sự nổi tiếng, giá trị khoa học, văn hóa và giáo dục.

{keywords} 

Khu vực bảo tồn sinh quyển El Pinacate và Gran Desierto de Altar tại Mexico là ngôi nhà khổng lồ, nơi cư ngụ của hơn 540 loài thực vật, 44 loài động vật có vú và hơn 200 loài chim, 40 loài bò sát.
 {keywords}

Di sản "biển cát" Namib (Namibia) được UNESCO cho biết là sa mạc duyên hải duy nhất trên thế giới có tên trong danh sách di sản thế giới. Địa danh này nổi tiếng nhờ hàng loạt đụn cát do các chiều gió tương tác với địa chất và sinh học tạo ra.

{keywords} 

Công viên quốc gia Tajik nằm ở phía Đông đất nước Tajikistan với diện tích lên đến 2,5 triệu ha. Nơi đây được xem là điểm “gặp gỡ” của các dãy núi cao nhất trên lục địa Á – Âu.

{keywords} 

Vịnh cá voi Basque ở Canada là di sản thứ 6 trong danh sách 19 di sản thế giới mới năm 2013 được UNESCO công nhận. Vùng vịnh này có từ thế kỷ 16 và là nơi đánh bắt cá voi truyền thống ở Canada. Theo UNESCO, nơi đây là địa chỉ có ý nghĩa quan trọng cho ngành khảo cổ học.

{keywords} 

Xếp thứ 7 trong danh sách này là hệ thống ruộng bậc thang trên các sườn núi bên bờ sông Hoàng Hà ở Trung Quốc. Nằm ở phía Nam tỉnh Vân Nam, khu ruộng bậc thang này có diện tích hơn 16.000ha được ghi nhận là loại hình sinh thái ruộng bậc thang lớn nhất thế giới.

Núi Phú Sỹ là di sản thứ 17 của Nhật Bản có tên trong danh sách các di sản thế giới được UNESCO xếp hạng. Ngọn núi này cách thủ đô Tokyo khoảng 100km về phía Tây Nam, có chiều cao chừng 3.776m và thu hút gần 300.000 lượt khách đến thăm mỗi năm.

{keywords} 

16 nhà thờ bằng gỗ tại dãy núi Carpathian thuộc Ba Lan và Ukraine được hình thành từ giữa thế kỷ 16 đến thế kỷ 19 bởi các cộng đồng Giáo hội chính thống Hy Lạp và công giáo phương Đông. Đây là công trình kiến trúc độc đáo mang nhiều giá trị văn hóa được UNESCO ghi nhận là di sản thế giới mới năm 2013.

{keywords} 

Di chỉ khảo cổ Al Zubarah ở Quatar là di sản đầu tiên của quốc gia này có tên trong danh sách di sản thế giới được UNESCO công nhận. Di tích này nằm bên bờ biển phía Tây Bắc của bán đảo Qatar. Những tàn tích còn sót lại đến ngày nay ở Al Zubarah là bằng chứng quan trọng nhất cho sự hiện diện của con người cùng với sự manh nha và phát triển cực thịnh của một nền thương mại trên biển ngay từ rất sớm ở các quốc gia bên bờ vịnh Pec-xich.

{keywords} 

Thành phố cổ Tauric Chersonese và Chora ở Ukraine là di sản cuối cùng trong danh sách 19 di sản thế giới mới năm 2013 được UNESCO công nhận. Đây là khu vực tồn tại từ thế kỷ thứ 5 TCN bên bờ Bắc của Biển Đen, nổi tiếng với các vườn trồng nho ở thời kỳ này.

{keywords} 

(Theo VTV)