- "Anh là một con người điển hình của thế hệ vứt đi, lúc nào cũng bất
mãn với xã hội và thời tiết, cũng chẳng có định hướng rõ ràng cho tương
lai".
TIN BÀI KHÁC
"Người bắt chim lợn" (6/2013) |
"Người bắt chim lợn" không phải là tác phẩm hay nhất trong
15 truyện, nhưng chọn nó làm tiêu điểm cũng không phải là lựa chọn tồi.
Thứ nhất nó có một tiêu đề đủ lạ và "thời thượng" ("chim lợn" được sử dụng như một từ tiếng lóng nói về kẻ nhàn cư, ngồi lê đôi mách, xuyên tạc và bịa đặt).
Thứ hai, nội dung truyện cũng có ý nghĩa với người trẻ khi nói về sự
phí hoài những năm tháng của cuộc đời cho một điều vô nghĩa.
Truyện kể về một chàng trai trẻ thất nghiệp bất ngờ được tuyển dụng cho một nghề nghiệp kì quặc: bắt chim lợn bằng loại bẫy thủ công thô sơ, hàng năm trời cũng không bắt được con nào. Anh ta được trả mức lương cao. Đó là thứ khiến anh ta sẵn sàng đánh đổi tuổi trẻ của mình cho một công việc nhàm chán, vô nghĩa và đầy mệt mỏi.
14 truyện ngắn còn lại xây dựng nên một sự kết nối khá rõ với đời thực. Báo chí, truyền thông, tham nhũng, tình yêu, sex, lề thói xã hội, người giàu và người nghèo, lựa chọn nghề nghiệp.... tất cả đều được đề cập dưới một góc nhìn rất trẻ và với bút pháp tương đối vững.
Thấp thoáng trong đó là bóng dáng của Murakami (sự hư ảo và buông bỏ, đan xen cá tính và góc tối nội tâm trong các mối quan hệ nam-nữ) và Phan An của Việt Nam (châm biếm trong các đề tài xã hội). Nhưng khác với hai tác giả trên, Hoàng Nhật có cái nhìn lạc quan và nhẹ nhõm cho nhân vật.
Khá nhiều yếu tố văn hóa pop đương đại được nhắc đến làm tác phẩm trở nên lãng mạn, trẻ trung, thậm chí là lộn xộn. Đó là điện ảnh với Spactacus, American Pie, Pulp Fiction... là âm nhạc của Taylor Swift, Savage Garden, Lady Gaga, The Carpenters, Shayne Ward, Chemical Romance hay Black Eyed Peas... Anh tự nhận: "Đó là một nồi lẩu thập cẩm, được viết ra bởi một thanh niên dở dở ương ương, chưa chín chắn hẳn mà cũng không còn vô tư và hồn nhiên nữa."
|
Tác giả Hoàng Nhật sinh năm 1988 hiện đang sống tại Hà Nội |
Chính vì tác giả nằm ở giữa khoảng trưởng thành và đang thu nhận thêm
kiến thức nên người ta không nhìn thấy một ý tưởng rõ ràng xuyên suốt
qua loạt truyện mà chủ yếu là sự đa dạng, đa màu.
Hoàng Nhật đặt vấn đề lạ, biết cách phát triển và có nhiều điểm sáng,
thế nhưng anh không giỏi kết thúc. Trong nhiều truyện, độc giả chờ đợi
một cái kết ấn tượng, thuyết phục hơn. Tuy vậy, sự phong phú kể trên có
lẽ cũng đã đủ để xác lập, tạo hình một tác giả mới sinh năm 1988 với
nhiều tiềm năng phát triển.
“Thế rốt cục anh làm nghề gì?” |
Hồ Hương Giang