- Sự kiện nước Nhật đối diện với thảm họa, vô tình đã biến cả thế giới trở thành một lớp học lớn về nhân cách và tinh thần dân tộc đối đầu trước một biến cố. Dù có theo dõi đầy đủ hay chỉ là quan tâm trong phút giây, mỗi nhân chứng đều có thể nhận ra được một chân giá trị vĩ đại: Ở tận cùng nỗi khổ đau, con người có thể chọn lựa được một lối đi tránh khỏi sự hèn kém, nhỏ nhoi và đáng thương để trở thành biểu tượng của quả cảm, hy vọng và chấn hưng.
Nước Nhật đang được dõi theo từng ngày với niềm thương mến lạ thường, không giống bất kỳ một quốc gia nào khác trên thế giới đã phải chịu đựng thiên tai - dù bất ngờ như sóng thần ở Phuket, Thái Lan hay kinh hoàng như động đất ở Tứ Xuyên, Trung Quốc. Mà điều đó, hoàn toàn có được bởi từ giá trị tính kỷ luật, nhân cách, lòng yêu nước của người Nhật.
Và từ đó, người ta tin rằng nước Nhật sớm muộn gì cũng sẽ làm được điều kỳ diệu nữa như trước đây họ từng tạo nên công cuộc chấn hưng quốc gia thần kỳ sau chiến tranh và những thảm hoạ thiên tai. Nước Nhật từ canh tân cho đến chấn hưng luôn là chân giá trị cho thế giới đương đại.
Nói như Nhà văn Ruy Murakami viết trên Thời báo New York được báo Tuổi Trẻ dẫn lại “bất kể những gì đã mất, người Nhật chúng ta đã tìm lại được một điều, đó là hy vọng. Cơn động đất - sóng thần kinh hoàng đã cướp mất của chúng ta bao sinh mạng và bao nguồn của cải. Nhưng chúng ta, những người từng thừa mứa với sự thịnh vượng của mình, nay đang gieo trồng lại hạt mầm của hy vọng.”
Cũng như bất kỳ công dân nào của thế giới đang gặm nhấm câu chuyện, người Việt Nam cũng có thể tìm thấy những điều rất riêng với cuộc đời của mình với niềm hy vọng về dân tộc mình.
Niềm hy vọng sẽ không đến, nhất thiết không đến từ cuộc đại lễ chen nhau nhận phong ấn đền Trần hay hốt hoảng bàn về chuyện cứu rỗi một con rùa thương tích ở Hồ Gươm và rất nhiều vấn nạn về chính trị văn, văn hoá, xã hội khác mà khổ nỗi mỗi vấn nạn cứ như những cơn bão, cái nhỏ cái to, lúc ập đến thì đương nhiên tàn phá nhưng tan bão rồi vẫn cứ hoàng hành vì không hề có sự khắc phục, chấn hưng triệt để nào.
Niềm hy vọng không thể đến từ sự khát khao rằng mình sẽ may mắn hơn người khác, hay được đứng cao hơn số phận kẻ khác trong dân tộc mình, từ một số đỏ nào đó. Và những kẻ tổ chức, bàng quan hoặc thủ lợi trước những niềm hy vọng giả trá như vậy, chỉ gieo những hạt mầm tuyệt vọng.
Giá trị của một dân tộc tính đôi khi có thể chỉ cần nhỏ nhoi như những đứa trẻ nhỏ bình tĩnh đứng trên bãi hoang và chờ người cô giáo sẽ không bao giờ về nữa, hay tìm thấy và cứu sống một ai đó vô danh trên đất nước mình. Một dân tộc lớn luôn có luôn hướng đến sự hoàn thiện giáo dục nhân cách và từ đó không bao giờ thiếu những nhân cách làm nên những việc vĩ đại trong im lặng.
Với những đại lễ ồn ào bình chọn quốc hoa, mà rồi gần đây có người lại đề nghị thêm quốc thơ, quốc tửu... chưa hề chứng minh đủ rằng tốn kém đó, son phấn đó sẽ gắn kết thêm tình dân tộc hay tạo ra một giá trị nhân cách nào! Nhưng chắc chắn rằng nếu như có một biến cố xảy đến, những điều phù phiếm đó và thứ chủ nghĩa bái vật giáo đang leo thang mỗi ngày trong một đất nước Việt Nam chắc chắn sẽ không là phương tiện chính danh để cứu chuộc được tổ quốc và dân tộc.
Những điều đó thật ồn ào. và được thật nhiều sự quan tâm đến mức lố lăng, hơn cả sự sai lầm về tên gọi trên bản đồ lãnh hải và lãnh thổ Việt Nam trên Google Maps, hơn cả cái chết mơ hồ và bi thương cùa 6 ngư dân ở Hoàng Sa... Rất dễ nhận ra, trên báo chí Việt Nam lúc này.
Những niềm tin và giá trị của một dân tộc dường như đang lạm phát. Tốc độ lạm phát còn kinh hủng hơn cả giá vàng và thực phẩm mỗi ngày. Và chắc chắn lạm phát chỉ đem lại thêm những điều tuyệt vọng cho những ai có ý thức, đau đáu ngóng nhìn tương lai của dân tộc mình. Mà nhìn theo những điều nhà văn Ruy Murakami nói, thì Việt Nam - tổ quốc tôi - đã thừa mứa gì đâu?
Đôi khi giữa những hoang tàn đó của nước Nhật, người ta bừng sáng hy vọng - và đôi khi sống giữa những điều được gọi tên là bình yên của đất nước mình, một người Việt Nam vẫn có thể cảm nhận được những ảnh chiếu sắc cạnh của sự hoang tàn.
Tôi tin vào những giờ phút can trường nhất của nước Nhật, dù được gọi là quốc hồn như rượu sake và hoa anh đào, những thứ đó sẽ chẳng có giá trị gì bằng một tinh thần dân tộc và lòng yêu nước thật sự chưa bao giờ bị kềm hãm mà xứ sở mặt trời mọc đã rèn đúc nên con người . Nguyên khí của quốc gia Nhật rạng rỡ, khiến những đổ nát đó chỉ là những thách thức đương nhiên theo tiến trình mưu cầu sinh tồn của con người.
Và đứng từ góc ảnh chiếu, từ những bình yên và nhộn nhịp của đất nước mình, tôi chợt buồn bã vì nhận ra rằng mình vẫn phảng phất, còn mang một niềm hy vọng.
Nhạc sĩ Tuấn Khanh
Nước Nhật đang được dõi theo từng ngày với niềm thương mến lạ thường, không giống bất kỳ một quốc gia nào khác trên thế giới đã phải chịu đựng thiên tai - dù bất ngờ như sóng thần ở Phuket, Thái Lan hay kinh hoàng như động đất ở Tứ Xuyên, Trung Quốc. Mà điều đó, hoàn toàn có được bởi từ giá trị tính kỷ luật, nhân cách, lòng yêu nước của người Nhật.
Và từ đó, người ta tin rằng nước Nhật sớm muộn gì cũng sẽ làm được điều kỳ diệu nữa như trước đây họ từng tạo nên công cuộc chấn hưng quốc gia thần kỳ sau chiến tranh và những thảm hoạ thiên tai. Nước Nhật từ canh tân cho đến chấn hưng luôn là chân giá trị cho thế giới đương đại.
Nói như Nhà văn Ruy Murakami viết trên Thời báo New York được báo Tuổi Trẻ dẫn lại “bất kể những gì đã mất, người Nhật chúng ta đã tìm lại được một điều, đó là hy vọng. Cơn động đất - sóng thần kinh hoàng đã cướp mất của chúng ta bao sinh mạng và bao nguồn của cải. Nhưng chúng ta, những người từng thừa mứa với sự thịnh vượng của mình, nay đang gieo trồng lại hạt mầm của hy vọng.”
Cũng như bất kỳ công dân nào của thế giới đang gặm nhấm câu chuyện, người Việt Nam cũng có thể tìm thấy những điều rất riêng với cuộc đời của mình với niềm hy vọng về dân tộc mình.
Niềm hy vọng sẽ không đến, nhất thiết không đến từ cuộc đại lễ chen nhau nhận phong ấn đền Trần hay hốt hoảng bàn về chuyện cứu rỗi một con rùa thương tích ở Hồ Gươm và rất nhiều vấn nạn về chính trị văn, văn hoá, xã hội khác mà khổ nỗi mỗi vấn nạn cứ như những cơn bão, cái nhỏ cái to, lúc ập đến thì đương nhiên tàn phá nhưng tan bão rồi vẫn cứ hoàng hành vì không hề có sự khắc phục, chấn hưng triệt để nào.
Niềm hy vọng không thể đến từ sự khát khao rằng mình sẽ may mắn hơn người khác, hay được đứng cao hơn số phận kẻ khác trong dân tộc mình, từ một số đỏ nào đó. Và những kẻ tổ chức, bàng quan hoặc thủ lợi trước những niềm hy vọng giả trá như vậy, chỉ gieo những hạt mầm tuyệt vọng.
Giá trị của một dân tộc tính đôi khi có thể chỉ cần nhỏ nhoi như những đứa trẻ nhỏ bình tĩnh đứng trên bãi hoang và chờ người cô giáo sẽ không bao giờ về nữa, hay tìm thấy và cứu sống một ai đó vô danh trên đất nước mình. Một dân tộc lớn luôn có luôn hướng đến sự hoàn thiện giáo dục nhân cách và từ đó không bao giờ thiếu những nhân cách làm nên những việc vĩ đại trong im lặng.
Với những đại lễ ồn ào bình chọn quốc hoa, mà rồi gần đây có người lại đề nghị thêm quốc thơ, quốc tửu... chưa hề chứng minh đủ rằng tốn kém đó, son phấn đó sẽ gắn kết thêm tình dân tộc hay tạo ra một giá trị nhân cách nào! Nhưng chắc chắn rằng nếu như có một biến cố xảy đến, những điều phù phiếm đó và thứ chủ nghĩa bái vật giáo đang leo thang mỗi ngày trong một đất nước Việt Nam chắc chắn sẽ không là phương tiện chính danh để cứu chuộc được tổ quốc và dân tộc.
Những điều đó thật ồn ào. và được thật nhiều sự quan tâm đến mức lố lăng, hơn cả sự sai lầm về tên gọi trên bản đồ lãnh hải và lãnh thổ Việt Nam trên Google Maps, hơn cả cái chết mơ hồ và bi thương cùa 6 ngư dân ở Hoàng Sa... Rất dễ nhận ra, trên báo chí Việt Nam lúc này.
Những niềm tin và giá trị của một dân tộc dường như đang lạm phát. Tốc độ lạm phát còn kinh hủng hơn cả giá vàng và thực phẩm mỗi ngày. Và chắc chắn lạm phát chỉ đem lại thêm những điều tuyệt vọng cho những ai có ý thức, đau đáu ngóng nhìn tương lai của dân tộc mình. Mà nhìn theo những điều nhà văn Ruy Murakami nói, thì Việt Nam - tổ quốc tôi - đã thừa mứa gì đâu?
Đôi khi giữa những hoang tàn đó của nước Nhật, người ta bừng sáng hy vọng - và đôi khi sống giữa những điều được gọi tên là bình yên của đất nước mình, một người Việt Nam vẫn có thể cảm nhận được những ảnh chiếu sắc cạnh của sự hoang tàn.
Tôi tin vào những giờ phút can trường nhất của nước Nhật, dù được gọi là quốc hồn như rượu sake và hoa anh đào, những thứ đó sẽ chẳng có giá trị gì bằng một tinh thần dân tộc và lòng yêu nước thật sự chưa bao giờ bị kềm hãm mà xứ sở mặt trời mọc đã rèn đúc nên con người . Nguyên khí của quốc gia Nhật rạng rỡ, khiến những đổ nát đó chỉ là những thách thức đương nhiên theo tiến trình mưu cầu sinh tồn của con người.
Và đứng từ góc ảnh chiếu, từ những bình yên và nhộn nhịp của đất nước mình, tôi chợt buồn bã vì nhận ra rằng mình vẫn phảng phất, còn mang một niềm hy vọng.
Nhạc sĩ Tuấn Khanh