- "Tôi cần một người đàn ông quan tâm, chăm sóc, trách nhiệm như một người chồng, yêu mình như một người tình!" - Biên tập viên Bông Mai.

Phụ nữ càng kín đáo sẽ càng hấp dẫn!

Từ đâu chị có ý tưởng đưa dự án nhạc kịch vào sân chơi Bài hát Việt?

- Cách đây 2 năm tôi đã xin phép lãnh đạo và ê kíp thực hiện chương trình Bài hát Việt (BHV) được làm 1 vở nhạc kịch được sử dụng lại các ca khúc đã từng tham gia BHV từ năm 2006. Nhưng lúc đó chương trình chưa có khung để cho dự án này của tôi được thành hiện thực nên tôi vẫn ôm ấp ý tưởng này, chờ đến lúc nó được thành hiện thực. Là người tham gia BHV từ những năm đầu, vừa là ca sĩ tham gia (Bông Mai hát Cha tôi cùng với ca sĩ Hoàng Hải - bài hát nhận giải bình chọn của khán giả), đồng thời cũng là người tham gia sản xuất chương trình này ở các vai trò dẫn chương trình toạ đàm, đồng hành, bình chọn...

Chính vì sự gắn bó này mà tôi luôn cảm thấy tiếc khi quá nhiều ca khúc chỉ được giới thiệu một lần trong liveshow tháng. Tôi mạnh dạn đưa ra ý tưởng này và cuối cùng nó đã thành hiện thực sau quãng thời gian chờ đợi. Về dự án này xin nói rõ là nó đây không phải là những vở nhạc kịch theo đúng khuôn mẫu chuẩn mà chúng ta vẫn biết như Bóng ma trong nhà hát, Cây sáo thần hay Cô Sao...

{keywords}

Tôi muốn kể với khán giả những câu chuyện có tính kịch bằng âm nhạc. Bản thân gia đình tôi đã là một nền tảng để chọn con đường này bởi ba tôi là người sáng tác, mẹ tôi từng là diễn viên kịch và giờ là giáo viên dạy kịch. Tôi có một công thức rất đơn giản và logic: Ba+ Mẹ = nhạc + kịch = nhạc kịch = tôi.

Công thức này mang lại khá nhiều điều lợi cho tôi. Tôi được lòng cả ba và mẹ vì tôi vẫn tiếp nối con đường của cả 2 người. Mỗi khi bắt tay vào một vở mới thì tôi luôn có "2 nhà quân sư" tuyệt vời để hỏi ý kiến. Ngoài ra từ nhỏ cho đến lớn tôi được ba mẹ cho học nhiều môn nghệ thuật: piano, guitar, múa, hát. Vì vậy nó là vốn liếng vô cùng quý giá cho tôi khi bắt đầu đi con đường không hề dễ dàng này.

{keywords}

Các chương trình âm nhạc được đánh giá cao như "Bài hát Việt", "Sao Mai" mấy năm trở lại trở nên lép vế trước độ hot của những chương trình lắm chiêu trò khác chiếm sóng giờ vàng. Là người trong cuộc có khi nào chị cảm thấy nản với những tâm huyết mà mình theo đuổi?

- Tôi cho rằng sẽ không công bằng nếu đem những chương trình có tính lâu dài và đi sâu vào chuyên môn như Bài hát Việt hay Sao Mai với các chương trình truyền hình thực tế hiện nay. Khoan vội nói đến chuyện ai hay, ai dở, ai hấp dẫn hơn ai. Ví von một chút sẽ thấy BHV hay Sao Mai như những người phụ nữ chín chắn, sâu sắc hơn các hotgirl mang tên truyền hình thực tế. Người ta vẫn nói: "Gừng càng già càng cay" mà!

Hơn nữa phần lớn các ca khúc được vang lên trong các sân chơi của truyền hình thực tế cũng đều bước ra từ sân chơi BHV. Nếu chán, BHV đã không thể trải qua 8 năm. Nhiều người cho rằng việc PR cho BHV còn quá đơn giản nên khán giả không cảm thấy hấp dẫn. Có lẽ đúng phần nào. Nhưng tôi vẫn nghĩ BHV giống người phụ nữ ăn mặc không khoe, không hở, càng kín đáo sẽ càng hấp dẫn!

Có người lý luận rằng thích nghe nhạc để giải trí, cớ gì phải nghe những bản nhạc cao siêu thêm nhức đầu mệt óc. Nếu biết nghe nhạc chủ động, có kiến thức về âm nhạc nó sẽ đi vào như một phản xạ có điều kiện, giúp người nghe cảm nhận trọn vẹn chất tình, chất nghệ thuật và giá trị của bài hát chứ không căng thẳng cương cứng với những kỹ thuật khô khan. Là người từng theo đuổi sự nghiệp ca hát, có nhiều năm trong vai trò biên tập âm nhạc. Quan điểm của chị ra sao?

- Tôi không phân biệt quá nặng nề giữa âm nhạc giải trí và âm nhạc không giải trí. Cá nhân tôi vẫn thích nghe nhưng ca khúc giai điệu đơn giản, nhưng ca từ phải thật sự sâu sắc, có ý nghĩa. Nếu để giải trí tôi sẽ không chọn những ca khúc có ca từ đau khổ, mất mát, chia ly...hoặc vô nghĩa. Nhưng nếu nói âm nhạc cao siêu giờ khô cứng, kén người nghe thì có lẽ chúng ta nên dành thời gian để đến thưởng thức một cách rất nhẹ nhàng, thư giãn ở các buổi biểu diễn của Luala concert.

Thế nào là một người chồng thực sự yêu - thương vợ?

Theo cách nhìn của nhiều người, kể cả nhiều nhà báo nữ thì công việc làm báo ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống gia đình, đôi khi là nguyên nhân dẫn đến hôn nhân tan vỡ. Chị quan niệm thế nào về chuyện này?

- Tôi chỉ quan niệm: Thế nào là một người chồng thực sự yêu - thương vợ?

{keywords}
Hai con của BTV Bông Mai

Đã qua "hai lần đò", với chị hiện tại thấy cần ai hơn? Một ông chồng hay một người tình?

- Một người đàn ông quan tâm, chăm sóc, trách nhiệm như một người chồng, yêu mình như một người tình!

Với khối công việc hiện nay người ngoài cuộc dễ có cảm giác công việc choán hết thời gian của chị. Có bao giờ chị bị người thân phàn nàn vì tập trung cho công việc quá nhiều?

- Người thân của tôi có một cách trách rất nhẹ nhàng đó là thu xếp cho tôi một chuyến đi nghỉ đúng nghĩa. Mọi người thay tôi lo lắng những công việc hằng ngày của một người vợ, người mẹ để tôi được tận hưởng những khoảng thời gian không bộn bề, lo âu về con cái, công việc. Có lẽ hiếm ai làm nghề báo lại bị phàn nàn theo cách như thế!

Phụ nữ làm báo nhiều người hay rơi vào tình trạng tham công tiếc việc và mang cả việc cơ quan về nhà. Chị thì sao? Thời gian rỗi chị thường làm gì?

- Công việc của tôi chủ yếu là viết lách, nghe nhạc để lựa chọn ra các đề tài, ý tưởng tốt nên tôi làm việc bất cứ lúc nào và ở đâu. Nếu có thời gian rảnh rỗi, tôi nấu ăn, đến rạp xem phim với con, lắp lego với con trai, mix các loại quần áo với con gái!

- Cảm ơn chị về cuộc trò chuyện!

Sơn Hà