- "Luật chung trong nghệ thuật là không có chỗ cho những
số phận sống trên nhung lụa. Và thành công trong nghệ thuật cũng đòi hỏi
phải trả giá", nghệ sĩ piano Đặng Thái Sơn.
Tổng biên tập Bùi Sỹ Hoa tặng hoa cho nghệ sĩ Đặng Thái Sơn.
"Ước mơ của tôi rất khiêm tốn. Tôi phải làm điều gì đó cho đất nước
mình", NSND Đặng Thái Sơn trả lời phỏng vấn tờ Examiner (Mỹ) năm 2011.
Cần phải có một nguồn cảm hứng nào đó để một người bắt đầu theo đuổi một bộ môn nghệ thuật hay khoa học. Với những thế hệ nghệ sĩ trẻ tại Việt Nam sau này như Trang Trịnh hay Lưu Hồng Quang, họ thổ lộ rằng, mình đã bắt đầu với những phím đàn bằng cảm hứng từ người Việt đầu tiên, đồng thời cũng là người Châu Á đầu tiên đoạt giải thưởng Chopin danh giá.
Nghệ sĩ Đặng Thái Sơn chụp ảnh kỷ niệm với lãnh đạo và phóng viên VietNamNet
Gần 30 năm đã trôi qua sau khi đoạt giải Nhất tại cuộc thi Chopin năm 1980, và sau đó trở thành người trẻ tuổi nhất được vinh danh như một Nghệ sĩ nhân dân năm 1984, Đặng Thái Sơn đã luôn là một tên tuổi lớn rong ruổi khắp Châu Âu, kết nối Việt Nam với nghệ thuật cổ điển hàn lâm thế giới.
Có thể nói ông đã cống hiến cả cuộc đời mình cho âm nhạc và nghệ thuật. Giờ đây, hơn lúc nào hết, ông mong được truyền lửa cho thế hệ những người kế cận tại Việt Nam, mong mỏi Việt Nam có tiếng nói và vị trí trên trường quốc tế về âm nhạc và nghệ thuật. Đó là lý do mà càng ngày ông càng về nước nhiều hơn, biểu diễn, giảng dạy, tổ chức các cuộc thi piano và festival cổ điển.
Nhưng cống hiến cả cuộc đời cho âm nhạc, cũng có nghĩa là niềm hạnh phúc riêng tư của ông cũng dồn cả vào âm nhạc. Đặng Thái Sơn từng thổ lộ: "Suy cho cùng, cuộc đời của tôi không được thuận lợi so với các nghệ sỹ quốc tế khác. Sự trắc trở diễn ra từ cuộc sống hàng ngày đến những phức tạp trong gia đình".
"Năm 1976 là một năm định mệnh" - ông kể lại, "Khi quyết định cho tôi đi học nước ngoài, bố mẹ tôi đã ly dị. Tôi vẫn còn giữ tờ giấy li hôn của tòa, trong phần phân chia tài sản ghi rõ cha tôi được cái xe đạp thiếu nhi, mẹ tôi thì được mấy cái xoong nồi…". Đặng Thái Sơn cũng đã trải qua những bi kịch cá nhân hết sức riêng tư, để rồi học cách vượt lên trên nó và chạm tới những giá trị tinh khiết của nghệ thuật.
Nếu ai đó quan sát Đặng Thái Sơn kỹ lưỡng hơn một chút, sẽ không khó để nhìn thấy ở ông một con người có nội tâm lãng mạn và dịu dàng, quan tâm chu đáo và sâu sắc. Ông để ý đến từng cây đàn tốt cho sinh viên Nhạc viện Việt Nam, kêu gọi các dự án tài trợ, lưu ý ươm mầm từng tài năng nhỏ bé.
Ông nói, "Nghệ thuật không chỉ cốt để giải trí mà còn là giáo dục. Nó cần thiết trong một thế giới còn rất nhiều vấn đề như hiện nay". Ngày 4/12, gần 1 năm sau cuộc chạy marathon cùng L.V.Beethoven - một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của lịch sử, nghệ sĩ Đặng Thái Sơn sẽ trở lại khán phòng Nhà hát lớn - nơi đã từng chật cứng khán giả trong 2 buổi hòa nhạc ngày 15 và 18/01. Lần này ông sẽ mang đến "Âm thanh mới của thế kỉ 20", với Claude Debussy - bậc thầy của trường phái Ấn tượng và những tác phẩm kinh điển dành cho piano; và Francis Poulenc - nhà soạn nhạc đầy chất thơ và tính trữ tình.
|
Đây cũng là buổi biểu diễn hiếm hoi NSND Đặng Thái Sơn sẽ chơi tác phẩm của những nhà soạn nhạc đương thời tại Việt Nam: biến tấu trên chủ đề “Người đi đâu?” của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, và tổ khúc “Chùm hoa Việt Nam” của nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc.
NSND Đặng Thái Sơn sẽ có buổi trò chuyện với độc giả VietNamNet từ 14h30-16h ngày 27/11, 1 tuần trước khi buổi hòa nhạc đặc biệt diễn ra vào ngày 4/12 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Nội dung cuộc giao lưu
Linh Nguyen, Nữ - 18 Tuổi
Bác Đặng Thái Sơn thường cảm thấy thế nào khi có buổi
biểu diễn đứng trước khán giả? Có bao giờ bác cảm thấy bị run và hồi hộp
không ạ? Những lúc như vậy, bác thường làm gì để khắc phục sự hồi hộp
của mình và mang đến cho khán giả những màn trình diễn ấn tượng nhất?
nguyen anh thanh, Nam - 23 Tuổi
- Chẳng cứ gì xảy ra ở VN, mà tình trạng này còn xảy ra rất nhiều tại các nước Châu Á khác như Trung Quốc, khối ASEAN, những nước đang phát triển. Tôi cũng không phải là ngoại lệ. Điều này cũng dễ hiểu vì khi sự phát triển của mình càng cao mình cần điều kiện và môi trường phát triển thích hợp.
Nina, Nữ - 40 Tuổi
Theo anh thì cách chơi piano của anh chịu ảnh hưởng của những ai? Anh ấn tượng nhất với ai trong số các nghệ sĩ piano mà anh đã gặp?Ấn tượng nhất với thiên tài Svjatoslav Richter.
Quoc Nguyen, Nam - 62 Tuổi
Thưa anh, tôi được biết thì phụ thân của ông từng nằm trong nhóm Nhân văn giai phẩm. Bố mẹ ông ly dị, chia nhau từng cái xoong, cái nồi và chiếc xe đạp cũ... Và cho đến hôm nay ông đã đi nhiều nước trên thế giới từ đông sang tây, xin ông cho biết những hoàn cảnh thực tế ấy đã tạo ảnh hưởng gì đến sự nghiệp của ông và cả với danh hiệu nghệ sĩ nhân dân của ông?Những tình cảnh không dễ dàng đó đã giúp cho tôi quyết chí, phát triển nội tâm phong phú và nhạy cảm hơn.
Danh hiệu nghệ sĩ nhân dân là tôi được tặng chứ bản thân không xin.
Lê Hải, Nam - 34 Tuổi
Debussy là một nhạc sỹ mở ra một con đường mới trong âm nhạc, vào thời của ông thì nó hoàn toàn mới lạ, vậy theo ông hiện nay nhạc của Debussy đã trở nên dễ nghe với số đông khán giả trên thế giới chưa? Hay nó vẫn còn rất “mới” nhất là với khán giả Việt Nam? Nếu nó vẫn còn khó nghe thì ông có cảm thấy có khoảng cách giữa ông và khán giả không?- Đúng vậy. Nhạc Debussy hiện nay trên thế giới đã phần
nào trở thành "cổ điển". Ở VN ít nhiều vẫn còn khó "tiêu hóa" - theo
toàn bộ nghĩa của nó.
Khán giả có nhiều mức độ khác nhau. Tạm có thể chia ra làm 3 loại: thành
phần 1 - chẳng hiểu tí gì, "đi xem" là chính. Thành phần 2: bắt đầu
nhìn thấy được những kĩ xảo như màu sắc, đường nét, thấy được cái khó
cái dễ. Thành phần cuối cùng, cũng là thành phần mà tôi chia sẻ được
nhiều nhất, là những người nhìn thấy được sau những nốt nhạc một nội
dung, một sự tưởng tượng, hiểu được người đánh muốn nói gì.
Phương Nam, Nam - 28 Tuổi
Mai Lê, Nữ - 38 Tuổi
Ông đã có rất nhiều đóng góp cho sự phát triển của âm nhạc Việt Nam, nhất là lĩnh vực biểu diễn đàn piano, trong tương lai ông có dự định gì để tiếp tục giúp đỡ cho các pianist trẻ VN có thể vươn đến đỉnh cao của Thế giới không?Nguyên Đăng Huy, Nữ - 29 Tuổi
Thế giới bây giờ đã rộng mở, thế giới phẳng, và trong tất cả các lĩnh vực, nếu không có loại một, loại nhất thì người ta có thể dùng loại hai, loại ba… Nhưng trong nghệ thuật, người ta luôn đòi hỏi loại nhất mà thôi. Chỉ có vàng 10 mà thôi. Đã được nghe ông đàn rồi, khó lòng để chúng tôi lại đi nghe những buổi hoà nhạc tầm tầm nữa. Theo ông trên thế giới bây giờ khán giả có đòi hỏi như vậy không?- Theo tôi thì ai mà chẳng thích loại 1, nhưng không phải ai cũng đủ khả năng mua vé những loại Top. Nên một số người cũng phải tìm những giải pháp khác nhau như: tự an ủi, hoặc là ngồi nhà coi Youtube.
Đức Trịnh, Nam - 58 Tuổi
Hiện nay khán giả ở Việt Nam khi nghe hoà nhạc vẫn chưa
có thói quen im lặng để tập trung nghe, nhất là hiện tượng dùng điện
thoại di động để quay lén nghệ sĩ rồi đưa lên youtube. Ông bình luận về
hiện tượng này thế nào? Trong buổi diễn sắp tới của ông tại Nhà Hát Lớn
Hà Nội, Ban tố chức đã có cách gì để hạn chế việc này chưa?
Phương Nam, Nam - 30 Tuổi
Tôi được biết Cuộc thi piano quốc tế tại Hà Nội có nguy cơ bị hoãn vì thiếu kinh phí. Là một trong những người sáng lập cuộc thi này, nghệ sĩ có phương án nào để "cứu" nó không?Lan Phương, Nữ - 36 Tuổi
Ở Nhà hát lớn Tp HCM có 2 cây đàn Steinway, mỗi cây 2 triệu đô mà lại ít dùng. Ông cũng từng nói học sinh phải có đàn tốt mới biết âm thanh hay, sau đó ý tưởng này đã bị phản đối vì người ta cho rằng ngày xưa ông không có đàn tốt mà vẫn chơi hay được?- Cải chính ngay, piano Steinway Grand Concert giá cũng chỉ tối đa 200.000 USD. Quay lại câu hỏi của bạn, đúng là hồi niên thiếu tôi không có đàn tốt, nhưng không thể quên tôi đã trở thành người pianist chuyên nghiệp thực thụ sau hàng năm trời học tại nhạc viện ở Liên Xô, nơi mà điều kiện đàn là chuẩn.
Trương Quý Văn, Nam - 27 Tuổi
Lời đầu tiên cho cháu được chúc bác mạnh khỏe ạ! Cháu rất yêu thích tiếng đàn của bác, tiếng đàn làm cháu có hơi thắc mắc về cuộc đời của người chơi. Cho cháu mạn phép hỏi vì sao đến giờ bác vẫn chưa lập gia đình ạ? Bác có ý lập gia đình?- Đời được cái này mất cái kia. Bác đã được nhiều rồi,
nên bác chấp nhận. Người ta lập gia đình khi người ta cảm thấy hạnh
phúc. Còn nếu biết không hạnh phúc thì "đâm đầu" vào bể ải làm gì? Khổ
mình, khổ người ta. Hơn nữa, chắc nó cũng là cái "dớp" trong gia đình
tôi, toàn là li dị cả.
Tôi lại nghĩ làm âm nhạc nhiều lúc cũng cần một sự cô đơn.
Ban Văn hóa
Ảnh: Lê Anh Dũng