Vừa sinh con gái cách đây chưa lâu, siêu mẫu Xuân Lan bày tỏ thái độ bàng hoàng và bức xúc tột độ khi đọc những thông tin này. Cô viết trên trang cá nhân: "Không thể bình tĩnh để xem hết bài báo này!! Muốn giết chết con quỷ này quá!! Thử hỏi nếu con mình mà bị nó hành hạ kiểu này thì mọi người nghĩ sao!??? Xin lỗi cho em chửi thề tiếp nha!! Má nó!! Đồ mất dạy!!! Không phải con người!!!Nếu con chị mà bị như vậy chị giết chết cả nhà nó luôn".


{keywords}
Xuân Lan

Đồng tình với sự bức xúc của Xuân Lan, ca sỹ Quốc Thiên bày tỏ: "Trước có vụ bảo mẫu ở Biên Hòa, nhưng không ác bằng 2 mụ này. Mong là Công an nhanh chóng điều tra".

Mới đây, những hình ảnh được phóng viên ghi lại tại Trường mầm non tư thục Phương Anh (18 đường Hiệp Bình, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, TP.HCM) khiến dư luận bức xúc.

Theo hình ảnh ghi nhận, "cô giáo" Điều đưa tất cả trẻ đến trường ra sân xi măng rộng khoảng 20m2 ở phía sau cho ăn giữa buổi. Tại đây, Điều dùng một số hành động đầy bạo lực ép trẻ ăn như túm cổ đặt lên ghế rồi đưa muỗng thức ăn liên tục vào miệng.

{keywords} 

Hình ảnh ghi lại trên Tuổi Trẻ

"Vừa ăn được vài muỗng, một bé trai có dấu hiệu nôn ra ngoài và khóc. Điều trợn mắt đặt bát cháo xuống bàn, tay trái bóp mạnh vào đỉnh đầu ghì toàn thân bé xuống sát đất, tay phải đập mạnh mười cái trên sống lưng, đầu và mông. Bé trai giãy giụa khóc thét lên. Khoảng một phút sau, Điều tiếp tục bặm môi, vạch hai bàn tay của bé trai này đánh sáu cái vì nuốt cháo chậm", một phóng viên tại hiện trường kể lại.

Bên cạnh đó, Bà Phương còn dùng chân kẹp người, kê đầu lên mặt bàn rồi dùng tay đè đầu, bịt mũi cho trẻ uống sữa. Khi bé quấy khóc, bà Phương liên tục chửi bới và có những màn văng tục, chửi bới không thương tiếc, đồng thời dùng khăn bịt kín miệng, mũi rồi nắm đầu bé gái lắc mạnh hàng chục lần. Tàn nhẫn hơn, bà Phương kéo, xô đẩy và khóa chặt hai tay bé trai này đánh đấm túi bụi vào người trẻ nhỏ.

Luật sư Phạm Tấn Thuấn (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết, điều 104 Bộ luật Hình sự quy định, đối với hành vi cố ý gây thương tích với người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, chỉ cần giám định có tỷ lệ thương tích là cơ quan điều tra có thể khởi tố đối tượng về hành vi cố ý gây thương tích. Tuy nhiên, trong Nghị định Xử phạt hành chính về bạo hành gia đình cũng quy định phạt tiền đối với hành vi gây thương tích cho các thành viên trong gia đình. Do vậy, xử lý hành chính hay hình sự phụ thuộc vào “cảm tính” của người ra quyết định xử lý.

Luật sư Nguyễn Minh Thuận (Đoàn Luật sư TP.HCM) phân tích, ngoài hành vi cố ý gây thương tích, hành vi bạo hành trẻ em có thể bị xử lý theo tội danh hành hạ người khác được quy định tại điều 110 Bộ luật Hình sự. Theo đó, “Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoạc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Còn phạm tội đối với người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật, với nhiều người, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm”.

Tuy nhiên, để xử lý tội danh này không dễ, khi điều 110 Bộ luật Hình sự không quy định rõ: Thế nào là đối xử tàn ác? Đối xử tàn ác gây ra hậu quả thế nào cho người lệ thuộc mình thì bị xử lý theo quy định của điều luật trên?

Độc giả H.Đ. giận dữ: "Ác quỷ dưới cặp kính trí thức:đeo kính cận ra chào phụ huỳnh và đón trẻ...trông hiền dễ thương. Vào phòng chỉ còn cô và cháu:dễ sợ. Cái bọn này chúng nó không có con hay sao mà lại đày đọa con người khác như thế? Khổ thân mấy bé quá, nhất là những em chưa biết nói, biết kêu thế nào để mọi người biết?" 

Theo Đất Việt