- Dù đã có cuộc sống đủ đầy, sống trong ngôi nhà khang trang nhưng những hình ảnh xưa cũ về ngôi nhà ngói 5 gian, những cái chum đựng nước, cái chạn bằng tre vẫn khiến anh yêu mến và trân trọng.

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội những năm chiến tranh phải di tản nay đây mai đó, thời bao cấp nghèo đói đã in đậm vào ký ức của anh Long. Dù cuộc sống đã nhiều đổi thay nhưng những hình ảnh ngôi nhà ngói 5 gian - nơi mà lúc sơ tán anh từng được ở đã in đậm trong tâm trí.

Phải thuyết phục mãi người viết mới được chụp ngôi nhà xinh xắn này bởi chủ nhân của nó ngại lên báo. Anh bảo mục đích dựng ngôi nhà này lên chỉ để làm nơi nghỉ ngơi, bạn bè ngồi hàn huyên và hơn thế là thỏa sức hoài niệm về những gì đã gắn bó với anh suốt quãng đời thơ ấu.

Ban đầu người bà con của anh Long ở Văn Miếu, Xích Đằng (Hưng Yên) muốn tặng ngôi nhà này cho Bảo tàng tỉnh Hưng Yên. Tuy nhiên, thấy anh Long nhìn ngôi nhà một cách trân trọng, hơn nữa lại vô cùng yêu thích nó nên người bà con đổi ý và tặng lại cho anh. Khi mang ngôi nhà về Thủ đô, anh Long vô cùng hoang mang vì chưa biết phải dựng lại như thế nào trong không gian hạn hẹp của mình.

Hơn thế nữa, ngôi nhà đã gần trăm tuổi nên khi rỡ bỏ, một vài cấu kiện đã hư hỏng, không dùng lại được nữa. Anh phải thuê 2 người thợ mộc ăn nghỉ và làm tại chỗ để hoàn thiện ngôi nhà. Không có bản thiết kế, cứ làm đến đâu lên ý tưởng đến đó. Sau 4 tháng ròng, ngôi nhà được hoàn thành.

Dựng xong ngôi nhà, anh sưu tầm một số đồ dùng ngày xưa về để trang trí. Nhiều khi tới nhà bạn bè chơi, có một số đồ dùng cũ kỹ mà gia chủ muốn giữ làm kỷ niệm, anh thuyết phục để xin lại. Nhiều người không cho vì nghi ngờ không hiểu anh xin về làm gì, anh lại tìm cách mời họ tới nhà chơi. Thấy không gian hoài cổ như vậy, họ lại đồng ý cho anh và đôi khi, còn giới thiệu thêm một số bạn bè đang giữ một vài kỷ vật khác.

{keywords}

Chiếc cổng này anh Long đã giữ bí mật tới phút chót. Ban đầu hàng xóm hay ngay cả thợ xây cũng không hình dung ra chiếc cổng sẽ như thế nào khi hoàn thiện.

 {keywords}

Cánh cổng được chính chủ nhân lên ý tưởng, tự nhờ thợ gia công theo ý của mình. 

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords} 

Lối vào và sân trước nhà để hoa cúc, chum, vại rất dân dã

{keywords}

{keywords}

Do ngôi nhà đã gần 100 tuổi nên phần mái đã hư hỏng, anh Long phải làm mới.

{keywords}

Chiếc áo tơi

{keywords}

{keywords}

{keywords} 

{keywords} 

Những trưa hè oi ả, vào những lúc rảnh rỗi chủ nhân của ngôi nhà này thường tắt hết đèn, chỉ để chiếc đèn dầu làm le lói, anh nằm trên chõng tre nghe quan họ. 

{keywords} 

{keywords}

{keywords}

{keywords}

{keywords}

 {keywords}

{keywords}

{keywords}

Níu chân khách nhất là khi tới chơi, được chủ nhân ngôi nhà mới cốc chè tươi rất đặc biệt. Càng uống càng thấy ngon, uống không biết no. Theo anh Long, loại chè này chỉ bạn bè thân thiết anh mới dám mời vì số lượng có hạn. Chè được làm từ nụ chè tươi, sau đó phơi khô rồi sao lên đề dành dùng dần.

{keywords} 

Bữa cơm dân dã

{keywords}

Ngôi nhà nhìn từ trên cao

T. Lê